Cùng tìm hiểu 8 bí quyết quản lý tài chính trong gia đình, chi tiết bài viết:
Quản lý tài chính trong gia đình là một kỹ năng khó, điều quan trọng nhất là vợ chồng phải cùng thảo luận và kiên nhẫn với những gì đã thống nhất. Một số bước sau đây sẽ là khởi đầu để các bạn có thể dễ dàng xây dựng được một kế hoạch tài chính hoàn hảo cho tổ ấm nhỏ của mình. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }
-
1
Bàn bạc về tài chính
Đây là điều mà cả hai nên tiến hành trước đám cưới, nếu chưa thì hãy cùng nhau thảo luận càng sớm càng tốt. Trong cuộc họp nhỏ, thân thiết này, các bạn cần phải trung thực và chia sẻ với nhau về mọi khoản “có” và “nợ”. Bên cạnh đó, cũng nên thống nhất với nhau cách sử dụng tiền. Ví dụ như phải cho đối phương biết trước nếu một trong hai có ý định mua một món đồ giá trị trên 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ mong muốn và đề xuất nào, hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau!
-
2
Mục tiêu
Sau khi đã xác định được tình trạng tài chính căn bản, chủ đề kế tiếp của các bạn nên là những mục tiêu tài chính dài hạn, về lâu về dài. Chẳng hạn, ai sẽ là nguồn thu nhập chính của gia đình? Bạn có kế hoạch về hưu ở một độ tuổi nhất định nào đó? Bạn muốn thoát nợ và trở thành triệu phú vào năm nào?
“Tôi và chồng cùng thống nhất về những mục tiêu chung của cả hai, bám sát ngân sách của mỗi tháng và trở thành gia đình “một đầu thu nhập” – đó là chồng tôi, còn tôi thì sẽ chăm lo công việc nhà để anh ấy yên tâm công tác,” chị H. (Đồng Nai) chia sẻ.
Xác định mục tiêu và xem lại theo thời gian định kỳ được vạch ra sẵn, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn, gia đình cũng sẽ hạnh phúc hơn.
-
3
Tài khoản ngân hàng chung
Việc lập một tài khoản ngân hàng chung hoặc mỗi người một tài khoản riêng sau khi cưới có cái hay cái dở của nó. Nếu không, các bạn có thể kết hợp cả hai.
Nếu dùng chung tài khoản, các cặp vợ chồng có thể đơn giản hóa tài chính và giúp tăng niềm tin trong hôn nhân. Hơn nữa, việc này đặc biệt có giá trị khi người vợ lựa chọn hy sinh sự nghiệp để chăm sóc gia đình, con cái, tạo bầu không khí gia đình ấm cúng.
Phương án thứ hai thích hợp cho những cặp vợ chồng thích tự lập, mỗi người có khoản quỹ riêng dành cho việc mua sắm và thói quen tiêu xài cá nhân. Tuy nhiên, hệ quả của sự tách biệt này là không thể xây dựng lòng tin vào đối phương, dễ dẫn đến ly hôn.
Do đó, hãy thảo luận thật sâu và dài với nửa kia để đưa ra được một quyết định vừa có thể làm hài lòng cả hai, vừa không ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng.
-
4
Lập quỹ khẩn cấp
Đây là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ cặp vợ chồng mới cưới nào. Quỹ khẩn cấp là khoản tiền dành riêng cho những trường hợp xảy ra bất ngờ, ngoài ý muốn như là thất nghiệp, bệnh tật, sửa nhà,… Đề ra kế hoạch tiết kiệm một khoản tiền bằng khoảng 6 tháng chi tiêu của gia đình.
Quỹ này sẽ đảm bảo tài chính và bảo vệ quan hệ mối quan hệ của các bạn khi có những điều không may xảy ra.
-
5
Thiết lập ngân sách
Lập ra một kế hoạch chi tiêu cho từng tháng, hoặc chung cho tất cả các tháng trong năm. Giới hạn mức tiêu xài theo từng mục như là ăn uống, giải trí,… Các bạn nên bắt đầu bằng cách xem lại chi tiêu chung của những tháng trước để xem các bạn đã tiêu bao nhiêu, có cần cắt giảm hay không. Sau đó, lập ra giới hạn chi tiêu cho từng mục theo thu nhập thực tế sau thuế của mình. Đừng quên dành ra một khoản cho quỹ khẩn cấp.
Qua một vài tháng áp dụng mức ngân sách này, nếu thấy chưa thích hợp các bạn nên điều chỉnh theo nhu cầu, khả năng của mình và tình hình chung. Để theo dõi ngân sách, các bạn có thể lập sổ chi tiêu hoặc một bảng tính trực tuyến trên mạng, ghi chép và tổng kết hàng tháng.
-
6
Họp tài chính hàng tuần
Có một biện pháp khác để giúp các cặp đôi theo dõi tình hình tài chính của gia đình nhỏ là họp nhỏ hàng tuần. Nghe có vẻ “đao to búa lớn”, nhưng các bạn không nên xem nó như những cuộc họp với khách hàng, đối tác công việc, trên thực tế đây chỉ là một hình thức nói chuyện, chia sẻ thân mật giữa vợ và chồng.
Trong những cuộc họp đó, các bạn sẽ thảo luận về ngân sách chi tiêu trong tháng: có phải thanh toán cho bất kỳ khoản nào không? Làm thế nào để bám sát mục tiêu tài chính đã thống nhất? Và có bất cứ chi phí phát sinh nào không?…
-
-
Những cuộc họp nhỏ như thế này sẽ rất có ích và nó vừa củng cố khả năng truyền đạt thông tin trong hôn nhân, vừa đề cao niềm tin giữa hai vợ chồng. Luôn nắm bắt được tình hình tài chính của gia đình sẽ là một bước căn bản để các bạn xây nên một nền tảng vững chắc cho mái ấm. Hãy dành thời gian để chia sẻ cũng như giảm thiểu những lo lắng về tài chính, vì qua những buổi nói chuyện đó mọi việc sẽ được giải quyết.
-
7
Tiết kiệm cho tuổi về hưu
-
Bất cứ ai cũng cần phải đảm bảo cho cuộc sống của mình về lâu về dài, đặc biệt khi đã lập gia đình. Vì thế, các bạn cần phải tiết kiệm ngay từ bây giờ.
Hãy dành ra một phần thu nhập của mình để “bỏ ống”, dù nhiều dù ít thì trong một thời gian dài các bạn cũng sẽ sở hữu một tài sản không nhỏ. Khoản ngân sách này sẽ là nền tảng để các bạn tận hưởng cuộc sống êm đềm khi cả hai đến tuổi về hưu. Hẳn không ai muốn tạo gánh nặng cho con cái khi tuổi dần càng cao!
-
8
Thanh toán nợ và tránh nợ
-
Những khoản nợ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình vì nó có thể khiến cho các đôi vợ chồng lo lắng, về lâu dẫn đến những bất hòa trong hôn nhân. Do đó, ngay từ khi mới lập gia đình, hãy triệt để xóa nợ và cố gắng không lâm vào những khoản tiền “âm” đó. Lập kế hoạch cùng vợ/chồng về cách thức trả hoặc tránh nợ.
Một cuộc sống không nợ nần không những giúp bạn thoải mái về mặt tài chính, mà còn góp phần giúp hôn nhân bền vững hơn.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google