Cùng tìm hiểu Ẩn họa sức khỏe với nước mía ”siêu sạch”, chi tiết bài viết:
Giới khoa học cho rằng, nước mía mà người ta quay, ép bán ngoài đường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, là ổ vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
Mùa hè, là một trong số những loại đồ uống giải khát rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, dưới bàn tay của các chủ quán vỉa hè hiện nay, thức uống được quảng cáo là ‘siêu sạch’ này lại hóa ‘siêu bẩn’.
Bẩn ‘toàn tập’
Chia sẻ với báo Vietnamnet, chị N. (nhân viên kinh doanh của một tiệm chuyên đóng xe nước mía siêu sạch tại TPHCM) cho biết: ”Loại máy cũ nó lộ thiên, người bán mà để bẩn một tí là khách hàng họ nhìn thấy ngay. Còn với loại siêu sạch được thiết kế kín đáo, che hết toàn bộ lốc máy bên trong nên có dơ tí cũng chả sao cả. Họ nghe từ siêu sạch là thích rồi, ai mà có thời gian để ý nó sạch hay không”.
Khi được dò hỏi về cách vệ sinh máy ép mía siêu sạch, người này cũng chỉ dẫn, mỗi ngày chỉ cần xịt nước vào bên trong là xong, chẳng cần chà rửa gì cả vì đơn giản… ”chẳng có cách nào chà, mà thôi, có ai thấy đâu mà lo”.
Điều đó có nghĩa là, mỗi ngày sẽ có hàng trăm ngàn xác vụn mía còn lưu lại bên trong lưới máy và không có đường thoát – trừ khi máy được đem đi bảo hành, sửa chữa (vài năm một lần).
Máy xay nước mía kiểu mới ‘tiếp tay’ cho người bán giấu bẩn. Ảnh minh họa
Theo báo Một Thế giới, cảnh thường thấy ở các quán mía đá vỉa hè là hình ảnh người quay mía mồ hôi nhễ nhại tay cầm cây mía đưa vào máy quay, ép nhiều lần, ruồi nhặng bay vo ve xung quanh, có khi đậu kín trên miệng ca đựng nước mía hoặc trên đống bã mía vương vãi dưới đất…
Cảnh mất vệ sinh phổ biến ở các quán nước mía vỉa hè, trước cổng trường đại học, dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ…Mía đã cạo vỏ để trong thùng sơn không che đậy chống ruồi muỗi. Ly tách nhúng qua xô nước đã dùng cả ngày, lau sơ sài thậm chí không cần lau mà đem ra tiếp tục phục vụ khách.
Hiểm họa tiềm tàng
Theo kết quả điều tra của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), có tới hơn 40% bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn E-coli gây tiêu chảy, tin đã đưa trên báo Tuổi trẻ Thủ đô.
E.coli hiện diện rộng rãi trong môi trường bị ô nhiễm phân hay chất thải hữu cơ, phát triển và tồn tại rất lâu trong môi trường. Triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm đau quặn bụng và tiêu chảy cấp, phân có thể có máu từ mức độ ít đến nhiều, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn. Bệnh kéo dài trong khoảng 10 ngày.
Một số trường hợp tiến triển nặng gây hội chứng tan máu suy thận cấp tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây tử vong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người già), theo báo Sức khỏe & Đời sống.
Nước mía được xay bởi những bàn tay và dụng cụ chứa đầy mầm bệnh, trong một môi trường kém vệ sinh. Ảnh minh họa
Không chỉ có tay người bán, các dụng cụ thiếu vệ sinh được dùng trong quá trình quay nước mía cũng là nơi ”trú ngụ” của các mầm bệnh. Đó là còn chưa kể tới môi trường xung quanh không đảm bảo, ruồi nhặng thường xuyên ”ghé thăm”. Với cách phục vụ thực khách của các quán vỉa hè như đã nói ở trên thì nguy cơ mắc bệnh của người tiêu dùng thật sự rất đáng báo động.
Theo Loan Tô – Chất lượng Việt Nam
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google