Cùng tìm hiểu Bí kíp đơn giản nhất chống nạn ‘chặt chém’ dịp lễ tết, chi tiết bài viết:
(PLO)- Có một thực tế là trong những dịp lễ tết, giá cả hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ ở ta đều té nước theo mưa để tăng giá. Vậy cách nào để sống chung với nạn “chặt chém” mà ít bị “thương tích” nhất?
Mỗi dịp lễ tết là mỗi dịp những người buôn bán, cung cấp dịch vụ tăng giá với vô vàn lý do: giá nhân công tăng, nguyên liệu đầu vào tăng, làm việc trong ngày nghỉ lễ nên phải tăng giá… Kêu gào, than vãn, thậm chí lập hàng đoàn kiểm tra cũng không thể ngăn chặn được tình trạng này. Từ đó, mỗi người đều xác định phải “chung sống hòa bình” với nạn chặt chém với những bí kíp truyền tai nhau.
Dưới đây là một số cách đơn giản nhất để sống chung với nạn “chặt chém” mỗi dịp lễ tết:
– Chuẩn bị mọi thứ có thể đem theo.
Ví dụ đi chơi xa, về thăm ông bà nội ngoại, bạn có thể mang theo nước uống, đồ ăn nguội để dọc đường đỡ phải ghé hàng quán. Điều này vừa đảm bảo vệ sinh lại vừa tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, điều bất tiện là bạn phải chuẩn bị “cơm đùm cơm nắm” tay xách nách mang.
– Luôn hỏi giá cả đến từng chi tiết trước khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Nhiều người hay ngại hỏi giá trước vì sợ bị đánh giá này nọ. Tuy nhiên, vào những dịp lễ tết thì điều này là nguyên tắc sống còn để không phải ngã ngửa khi tính tiền. Việc hỏi giá cả cũng phải rất kỹ càng chứ không qua loa được vì người bán hàng dễ dàng vin vào sự không rõ ràng ấy để bắt chẹt mình.
Chẳng hạn, khi bạn thuê nhà nghỉ, bạn nên hỏi giá kỹ càng qua đêm là đến mấy giờ. Có trường hợp tính giá phòng qua đêm nhưng chỉ tính đến… 6 giờ sáng còn sau đó tính tiền giờ với giá cắt cổ thì chết mình rồi. Tương tự khi gửi xe cũng vậy, cẩn thận hỏi kỹ vẫn hơn.
Hoặc là khi gọi món, bạn phải xem kỹ giá tiền. Bạn cũng đừng quên hỏi kỹ về các phụ phí có bị tính kèm không (ví dụ như tiền ghế ngồi, tiền ô che nắng (nếu ngồi ngoài sân), tiền khăn giấy, thuế, phí phục vụ…). Có lần người viết đã bị “chém ngoạn mục” vì ăn lẩu thì giá phải chăng nhưng rau và bún kèm lẩu (không phải kêu thêm) lại tính riêng với giá trên trời.
– Thủ sẵn số điện thoại phản ánh nạn “chặt chém”.
Hiện nay các cơ quan chức năng (chẳng hạn như Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch) thường công bố số điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh những trường hợp bị “chặt chém”. Vì vậy khi đến địa phương nào bạn nên thủ sẵn những số điện thoại này để phòng xa. Ngoài ra, số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan truyền thông cũng là một kênh để bạn có thể phản ánh khi có sự cố.
Nếu những cách trên khiến bạn cảm thấy quá phiền phức thì vào những dịp lễ tết, cách tốt nhất bạn có thể chọn là… ở nhà nghỉ ngơi thư giãn hoặc ra nước ngoài du lịch. Chúc bạn có một kỳ nghỉ tết vui vẻ và hãy chia sẻ thêm những “bí kíp” của riêng mình để chúng ta cùng trải qua những ngày du xuân thật trọn vẹn.
Mai Hiên
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google