Cùng tìm hiểu CEO 8X và ước mơ phổ thông hóa thương mại điện tử, chi tiết bài viết:
Từ ước mơ ấp ủ thời sinh viên, sau 7 năm khởi nghiệp Trần Trọng Tuyến và các cộng sự đã có trong tay một công ty tên tuổi trong lĩnh vực TMĐT với gần 500 nhân sự…
Chia sẻ với phóng viên về chặng đường khởi nghiệp, anh Trần Trọng Tuyến- CEO của Công ty DKT cho biết, đó là một quá trình nhiều thử thách, có những thời điểm anh như sống trong trạng thái mộng du vì những khó khăn chồng chất. Nhưng đổi lại, hành trình đó cũng tích lũy cho anh những bài học kinh nghiệm vô giá và tâm lý sẵn sàng đương đầu với khó khăn. Thành quả lớn nhất hiện tại là anh và các cộng sự đang có cơ hội để thực hiện ước mơ: Phổ thông hóa thương mại điện tử tại Việt Nam.
PV: Tại sao lại là thương mại điện tử? Ở thời điểm các anh khởi nghiệp (2008), vẫn còn rất nhiều băn khoăn cũng như những ý kiến trái chiều về triển vọng của TMĐT tại Việt Nam?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Có rất nhiều lý do để tôi và các cộng sự của mình quyết tâm chọn thương mại điện tử để khởi nghiệp và từ chối nhiều vị trí mang lại đãi ngộ tốt để kiên trì với ước mơ của mình.
Bạn cũng biết, ở nước Mỹ, nhiều khi đêm khuya mọi người nảy sinh ra ý định mua một món đồ (như đôi giày chẳng hạn), họ chỉ việc vào Amazon.com hay một số trang bán hàng online, chọn sản phẩm và thanh toán trực tuyến, sáng sớm hôm sau đôi giầy đã được chuyển đến cửa nhà họ. Tôi muốn những người dân Việt Nam cũng được hưởng những tiện ích như vậy.
Đặc biệt là vào năm 2005, khi tìm hiểu về Alibaba.com, tôi càng mong muốn làm một điều gì đó có ích cho TMĐT Việt Nam giống như Alibaba đã làm tại thị trường Trung Quốc. Bạn biết đấy, dân số Việt Nam thuộc Top đông trên thế giới, hạ tầng internet lại rất phát triển, đây là những điều kiện lý tưởng để phát triển thương mại điện tử.
PV: Anh và các cộng sự đã bắt đầu như thế nào?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Chúng tôi quyết định thành lập doanh nghiệp từ năm 2008 với số vốn lớn nhất là ước mơ của 5 người bạn cùng chung chí hướng. Nhưng mọi thứ không đơn giản như những gì chúng tôi hình dung, thậm chí sự khó khăn vượt xa tưởng tượng rất nhiều.
Tất cả số vốn chúng tôi có lúc đó là hơn 30 triệu đồng tiền tích lũy được trong mấy năm đi làm, trong đó phải trả ngay 6 tháng tiền thuê văn phòng làm việc hết 28 triệu. Đối diện với những khó khăn, trước mắt là tài chính, chúng tôi phải tạm gác ước mơ theo đuổi thương mại điện tử để tập trung cho mục tiêu duy trì được doanh nghiệp tồn tại.
PV: Vậy tôi hình dung thế này có đúng không nhé. Năm 2008, nhóm 5 người các anh hăm hở bắt tay vào doanh nghiệp với 1 khí thế ngời ngời, nhưng ngay khi bắt đầu thì lập tức phải đối diện với cơm áo gạo tiền. Điều này có làm các anh nhụt chí và muốn bỏ cuộc?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Đúng là chúng tôi bắt đầu thành lập doanh nghiệp với mục tiêu to đùng: Tạo dựng một sản phẩm có ích cho xã hội, cụ thể ở đây là mang đến cho xã hội những tiện ích tuyệt vời của thương mại điện tử và tạo ra một môi trường làm việc mà ở đó mọi người có thể tìm thấy niềm vui trong công việc, coi công ty như ngôi nhà thứ hai. Nhưng ngay khi bắt đầu, chúng tôi lại chỉ loay hoay với vấn đề Làm sao để tồn tại? Làm thế nào để công ty không bị phá sản.
Khó khăn là vậy, nhưng rất may tôi có những cộng sự tuyệt vời. Xác định muốn theo đuổi được ước mơ, trước hết phải tồn tại được, do vậy chúng tôi tạm thời đi theo hướng có thể có tiền nhanh nhất là xin làm những dự án nhỏ.
Thông qua lời giới thiệu của một người bạn, chúng tôi có khách hàng đầu tiên người Nhật. Hợp đồng trị giá 15 triệu đồng và chúng tôi dự tính sẽ làm xong trong 10 ngày. Nhưng một lần nữa chúng tôi thấm câu nói: “người tính không bằng trời tính”. Khách hàng Nhật đặc biệt khó tính và kỹ lưỡng, họ không chấp nhận bất cứ sai số nào so với yêu cầu và vì vậy, thay vì 10 ngày chúng tôi phải mất đến 45 ngày mới xong, đồng nghĩa với việc bị lỗ nặng.
Thế nhưng, cũng như người ta nói “tái ông mất ngựa”. Quá vất vả, thậm chí thua lỗ để hoàn thành hợp đồng đồng tiên nhưng chúng tôi cũng có được bài học kinh nghiệm vô giá mà cho đến bây giờ, nó vẫn là nguyên tắc làm việc tại DKT. Đó là tinh thần làm việc nhóm, chi tiết hóa từng yêu cầu và cầu toàn hóa với những công việc phải làm. Với công việc gì cũng phải chi tiết hóa, không chấp nhận sự đại khái, qua loa. Đó cũng là nền tảng để DKT có được sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng và thành công bước đầu như ngày hôm nay.
PV: Như vậy ở thời gian đầu công ty anh đã không đi theo TMĐT như dự tính?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Ước mơ chinh phục thị trường thương mại điện tử chưa bao giờ bị bào mòn trong chúng tôi, dù có thời gian bị ngắt quãng như vừa nói với bạn. Mất khoảng 1,5 năm theo dự án, chúng tôi đã có được đội ngũ tương đối ổn và số vốn tích lũy 800 triệu đồng. Lúc này chúng tôi quyết định tiếp tục con đường thương mại điện tử như ý định ban đầu với 4 thành viên sáng lập, còn một người tiếp tục ở lại đội dự án.
Nhưng một lần nữa, chúng tôi tiếp tục gặp cú sốc về tiền bạc. Với 800 triệu tích lũy, chúng tôi dự tính có thể duy trì công ty trong vòng 2 năm trong khi chờ đợi doanh thu. Nhưng thực tế, số tiền đã bốc hơi chỉ trong 6 tháng. Thời gian sau đó, chúng tôi thường xuyên trong trạng thái mộng du với những khó khăn chồng chất, lo phát triển công ty, lo tiền lương cho nhân viên mỗi cuối tháng và hàng trăm vấn đề phải giải quyết. Chính thời gian này đã tôi luyện cho chúng tôi bản lĩnh đối diện với những khó khăn, với các biến cố với tâm lý bình thản.
PV: Nhưng nhìn vào hiện tại, những thành quả các anh có được cũng ngọt ngào đấy chứ?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Ý bạn nói về sự thành công? Hiện tại chúng tôi có đội ngũ gần 500 nhân viên; chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM với 3 trụ sở làm việc và hơn 10.000 khách hàng, tỷ lệ khách hàng rời bỏ công ty gần như không đáng kể. Nếu nói riêng về các công ty trong lĩnh vực TMĐT, đó có thể coi là những thành công ban đầu. Còn thành công với cá nhân, theo tôi là không.
Mục tiêu và cũng là kim chỉ nam hoạt động của công ty là giúp cho việc bán hàng trở lên dễ dàng, đó là mục tiêu xã hội. Còn với doanh nghiệp, chúng tôi đang và tiếp tục xây dựng công ty ngày một phát triển về vật chất, giàu có về tinh thần và mỗi cá nhân đều tự hào khi mình là một phần của tập thể đó. Hành trình này với chúng tôi còn đang tiếp tục và chúng tôi biết, còn rất nhiều khó khăn đang chờ trước mắt.
Điều mà chúng tôi cho là thành công lớn nhất, đó là hiện tại DKT vẫn còn nguyên cơ hội theo đuổi ước mơ là phổ thông hóa thương mại điện tử như mong muốn của các thành viên sáng lập.
7 năm thành lập, DKT đã có đội ngũ nhân sự gần 500 người.
PV: Những kết quả anh vừa nói khá ấn tượng với 1 công ty có tuổi đời 7 năm đấy chứ? Theo anh, đâu là bí quyết cho những thành công đó?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Ngoài nỗ lực, kiên trì và nghiêm túc với các mục tiêu đã đặt ra, thành công của DKT còn đến từ sự may mắn. Tôi may mắn vì có gia đình làm chỗ dựa tinh thần, có những người bạn tri kỷ cùng chia sẻ đam mê. Tôi may mắn có những cộng sự cùng chí hướng, không vì những đãi ngộ hậu hĩnh từ bên ngoài mà bỏ DKT trong giai đoạn khó khăn và bi đát nhất. Và tôi may mắn có đội ngũ nhân lực trẻ, đầy nhiệt huyết thấm nhuần văn hóa DKT để phục vụ khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hiện tại DKT đang tập trung phát triển Bizweb, Sapo. Để có được sự tin tưởng của khách hàng như ngày hôm nay, chúng tôi phải cảm ơn cả những khó khăn và bài học trong quá khứ. Quãng thời gian đó đã giúp chúng tôi hình thành nền tảng văn hóa có trách nhiệm và cực kỳ nghiêm khắc trong công việc.
PV: Vâng, nếu có một lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp, anh sẽ nói với họ điều gì?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Khởi nghiệp không phải là cuộc chơi, mà thực sự là một hành trình gian khổ. Để có được thành công, các bạn trẻ cần có sự kiên trì, vượt khó vượt khổ.
Với các bạn trẻ, tôi thực sự muốn nhấn mạnh rằng may mắn không bao giờ đến với những người chỉ biết ngồi chờ. Cơ hội cho các bạn trẻ còn rất nhiều, quan trọng là các bạn cần vận động để tìm kiếm, và nắm bắt nó.
PV: Xin cảm ơn anh và chúc DKT thực hiện được mục tiêu với TMĐT như anh và đồng nghiệp đang ấp ủ!
Chia sẻ với phóng viên về chặng đường khởi nghiệp, anh Trần Trọng Tuyến- CEO của Công ty DKT cho biết, đó là một quá trình nhiều thử thách, có những thời điểm anh như sống trong trạng thái mộng du vì những khó khăn chồng chất. Nhưng đổi lại, hành trình đó cũng tích lũy cho anh những bài học kinh nghiệm vô giá và tâm lý sẵn sàng đương đầu với khó khăn. Thành quả lớn nhất hiện tại là anh và các cộng sự đang có cơ hội để thực hiện ước mơ: Phổ thông hóa thương mại điện tử tại Việt Nam.
PV: Tại sao lại là thương mại điện tử? Ở thời điểm các anh khởi nghiệp (2008), vẫn còn rất nhiều băn khoăn cũng như những ý kiến trái chiều về triển vọng của TMĐT tại Việt Nam?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Có rất nhiều lý do để tôi và các cộng sự của mình quyết tâm chọn thương mại điện tử để khởi nghiệp và từ chối nhiều vị trí mang lại đãi ngộ tốt để kiên trì với ước mơ của mình.
Bạn cũng biết, ở nước Mỹ, nhiều khi đêm khuya mọi người nảy sinh ra ý định mua một món đồ (như đôi giày chẳng hạn), họ chỉ việc vào Amazon.com hay một số trang bán hàng online, chọn sản phẩm và thanh toán trực tuyến, sáng sớm hôm sau đôi giầy đã được chuyển đến cửa nhà họ. Tôi muốn những người dân Việt Nam cũng được hưởng những tiện ích như vậy.
Đặc biệt là vào năm 2005, khi tìm hiểu về Alibaba.com, tôi càng mong muốn làm một điều gì đó có ích cho TMĐT Việt Nam giống như Alibaba đã làm tại thị trường Trung Quốc. Bạn biết đấy, dân số Việt Nam thuộc Top đông trên thế giới, hạ tầng internet lại rất phát triển, đây là những điều kiện lý tưởng để phát triển thương mại điện tử.
PV: Anh và các cộng sự đã bắt đầu như thế nào?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Chúng tôi quyết định thành lập doanh nghiệp từ năm 2008 với số vốn lớn nhất là ước mơ của 5 người bạn cùng chung chí hướng. Nhưng mọi thứ không đơn giản như những gì chúng tôi hình dung, thậm chí sự khó khăn vượt xa tưởng tượng rất nhiều.
Tất cả số vốn chúng tôi có lúc đó là hơn 30 triệu đồng tiền tích lũy được trong mấy năm đi làm, trong đó phải trả ngay 6 tháng tiền thuê văn phòng làm việc hết 28 triệu. Đối diện với những khó khăn, trước mắt là tài chính, chúng tôi phải tạm gác ước mơ theo đuổi thương mại điện tử để tập trung cho mục tiêu duy trì được doanh nghiệp tồn tại.
PV: Vậy tôi hình dung thế này có đúng không nhé. Năm 2008, nhóm 5 người các anh hăm hở bắt tay vào doanh nghiệp với 1 khí thế ngời ngời, nhưng ngay khi bắt đầu thì lập tức phải đối diện với cơm áo gạo tiền. Điều này có làm các anh nhụt chí và muốn bỏ cuộc?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Đúng là chúng tôi bắt đầu thành lập doanh nghiệp với mục tiêu to đùng: Tạo dựng một sản phẩm có ích cho xã hội, cụ thể ở đây là mang đến cho xã hội những tiện ích tuyệt vời của thương mại điện tử và tạo ra một môi trường làm việc mà ở đó mọi người có thể tìm thấy niềm vui trong công việc, coi công ty như ngôi nhà thứ hai. Nhưng ngay khi bắt đầu, chúng tôi lại chỉ loay hoay với vấn đề Làm sao để tồn tại? Làm thế nào để công ty không bị phá sản.
Khó khăn là vậy, nhưng rất may tôi có những cộng sự tuyệt vời. Xác định muốn theo đuổi được ước mơ, trước hết phải tồn tại được, do vậy chúng tôi tạm thời đi theo hướng có thể có tiền nhanh nhất là xin làm những dự án nhỏ.
Thông qua lời giới thiệu của một người bạn, chúng tôi có khách hàng đầu tiên người Nhật. Hợp đồng trị giá 15 triệu đồng và chúng tôi dự tính sẽ làm xong trong 10 ngày. Nhưng một lần nữa chúng tôi thấm câu nói: “người tính không bằng trời tính”. Khách hàng Nhật đặc biệt khó tính và kỹ lưỡng, họ không chấp nhận bất cứ sai số nào so với yêu cầu và vì vậy, thay vì 10 ngày chúng tôi phải mất đến 45 ngày mới xong, đồng nghĩa với việc bị lỗ nặng.
Thế nhưng, cũng như người ta nói “tái ông mất ngựa”. Quá vất vả, thậm chí thua lỗ để hoàn thành hợp đồng đồng tiên nhưng chúng tôi cũng có được bài học kinh nghiệm vô giá mà cho đến bây giờ, nó vẫn là nguyên tắc làm việc tại DKT. Đó là tinh thần làm việc nhóm, chi tiết hóa từng yêu cầu và cầu toàn hóa với những công việc phải làm. Với công việc gì cũng phải chi tiết hóa, không chấp nhận sự đại khái, qua loa. Đó cũng là nền tảng để DKT có được sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng và thành công bước đầu như ngày hôm nay.
PV: Như vậy ở thời gian đầu công ty anh đã không đi theo TMĐT như dự tính?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Ước mơ chinh phục thị trường thương mại điện tử chưa bao giờ bị bào mòn trong chúng tôi, dù có thời gian bị ngắt quãng như vừa nói với bạn. Mất khoảng 1,5 năm theo dự án, chúng tôi đã có được đội ngũ tương đối ổn và số vốn tích lũy 800 triệu đồng. Lúc này chúng tôi quyết định tiếp tục con đường thương mại điện tử như ý định ban đầu với 4 thành viên sáng lập, còn một người tiếp tục ở lại đội dự án.
Nhưng một lần nữa, chúng tôi tiếp tục gặp cú sốc về tiền bạc. Với 800 triệu tích lũy, chúng tôi dự tính có thể duy trì công ty trong vòng 2 năm trong khi chờ đợi doanh thu. Nhưng thực tế, số tiền đã bốc hơi chỉ trong 6 tháng. Thời gian sau đó, chúng tôi thường xuyên trong trạng thái mộng du với những khó khăn chồng chất, lo phát triển công ty, lo tiền lương cho nhân viên mỗi cuối tháng và hàng trăm vấn đề phải giải quyết. Chính thời gian này đã tôi luyện cho chúng tôi bản lĩnh đối diện với những khó khăn, với các biến cố với tâm lý bình thản.
PV: Nhưng nhìn vào hiện tại, những thành quả các anh có được cũng ngọt ngào đấy chứ?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Ý bạn nói về sự thành công? Hiện tại chúng tôi có đội ngũ gần 500 nhân viên; chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM với 3 trụ sở làm việc và hơn 10.000 khách hàng, tỷ lệ khách hàng rời bỏ công ty gần như không đáng kể. Nếu nói riêng về các công ty trong lĩnh vực TMĐT, đó có thể coi là những thành công ban đầu. Còn thành công với cá nhân, theo tôi là không.
Mục tiêu và cũng là kim chỉ nam hoạt động của công ty là giúp cho việc bán hàng trở lên dễ dàng, đó là mục tiêu xã hội. Còn với doanh nghiệp, chúng tôi đang và tiếp tục xây dựng công ty ngày một phát triển về vật chất, giàu có về tinh thần và mỗi cá nhân đều tự hào khi mình là một phần của tập thể đó. Hành trình này với chúng tôi còn đang tiếp tục và chúng tôi biết, còn rất nhiều khó khăn đang chờ trước mắt.
Điều mà chúng tôi cho là thành công lớn nhất, đó là hiện tại DKT vẫn còn nguyên cơ hội theo đuổi ước mơ là phổ thông hóa thương mại điện tử như mong muốn của các thành viên sáng lập.
7 năm thành lập, DKT đã có đội ngũ nhân sự gần 500 người.
PV: Những kết quả anh vừa nói khá ấn tượng với 1 công ty có tuổi đời 7 năm đấy chứ? Theo anh, đâu là bí quyết cho những thành công đó?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Ngoài nỗ lực, kiên trì và nghiêm túc với các mục tiêu đã đặt ra, thành công của DKT còn đến từ sự may mắn. Tôi may mắn vì có gia đình làm chỗ dựa tinh thần, có những người bạn tri kỷ cùng chia sẻ đam mê. Tôi may mắn có những cộng sự cùng chí hướng, không vì những đãi ngộ hậu hĩnh từ bên ngoài mà bỏ DKT trong giai đoạn khó khăn và bi đát nhất. Và tôi may mắn có đội ngũ nhân lực trẻ, đầy nhiệt huyết thấm nhuần văn hóa DKT để phục vụ khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hiện tại DKT đang tập trung phát triển Bizweb, Sapo. Để có được sự tin tưởng của khách hàng như ngày hôm nay, chúng tôi phải cảm ơn cả những khó khăn và bài học trong quá khứ. Quãng thời gian đó đã giúp chúng tôi hình thành nền tảng văn hóa có trách nhiệm và cực kỳ nghiêm khắc trong công việc.
PV: Vâng, nếu có một lời khuyên dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp, anh sẽ nói với họ điều gì?
Anh Trần Trọng Tuyến – CEO Công ty DKT: Khởi nghiệp không phải là cuộc chơi, mà thực sự là một hành trình gian khổ. Để có được thành công, các bạn trẻ cần có sự kiên trì, vượt khó vượt khổ.
Với các bạn trẻ, tôi thực sự muốn nhấn mạnh rằng may mắn không bao giờ đến với những người chỉ biết ngồi chờ. Cơ hội cho các bạn trẻ còn rất nhiều, quan trọng là các bạn cần vận động để tìm kiếm, và nắm bắt nó.
PV: Xin cảm ơn anh và chúc DKT thực hiện được mục tiêu với TMĐT như anh và đồng nghiệp đang ấp ủ!
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google