Cùng tìm hiểu Đã có đơn thuốc cho sở hữu chéo, chi tiết bài viết:
Như vậy, đến thời điểm này, “bệnh nhân” sở hữu chéo đã được bắt trúng bệnh và cơ quan quản lý Nhà nước đã “kê đơn bốc thuốc” với liều lượng được cho là tương đối phù hợp.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong Thông tư 36/TT – NHNN (TT 36) của NHNN là quy định tại Điều 20: NHTM có lệ nợ xấu dưới 3% được nắm giữ tối đa cổ phiếu của 2 TCTD khác, nhưng không quá 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD đó.
Chính vì thế, tới đây sẽ có nhiều NH phải thoái vốn tại TCTD khác, để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu của NHNN. Có thể kể tên một số trường hợp như: Vietcombank đang sở hữu cổ phần và là cổ đông lớn của một số đơn vị: Eximbank (8,19%); SaigonBank (4,3%); MB (9,59%), OCB (5,06%). Không chỉ Vietcombank, MaritimeBank đang sở hữu 9,9% vốn tại MB cũng nằm trong diện phải điều chỉnh về dưới 5%, Eximbank đang sở hữu 9,58% cổ phần tại Sacombank…
Theo các chuyên gia, quy định nhằm gỡ sở hữu chéo (SHC) tại Điều 20 của TT 36 là đúng, nhưng để làm được thì điều quan trọng lúc này là các NHTM phải đảm bảo công khai, minh bạch các con số liên quan, đặc biệt là con số nợ xấu thực. Thời gian qua các NH đã rất tích cực xử lý nợ xấu qua việc bán cho VAMC và tự xử lý bằng quỹ dự phòng của chính NH mình.
Đơn cử tại Eximbank, 10 tháng đầu năm nay đã bán trên 2.000 tỷ đồng nợ xấu và đưa ra kế hoạch bán tiếp khoảng 1.000 – 1.500 tỷ đồng nữa. Hay DongA Bank bán gần 2.000 tỷ đồng; Sacombank bán hơn 1.000 tỷ đồng; ACB, OCB bán khoảng 300 – 500 tỷ đồng. Thậm chí, có NH đã bán hơn 10.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC… Tóm lại, các NH đang sử dụng nhiều biện pháp để chuyển hóa nợ xấu.
Với thực tế này, TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định, việc các NH đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC chỉ có thể làm sạch được bản cân đối tạm thời, nhưng không thể giải quyết được tận gốc vấn đề nợ xấu. Đồng quan điểm, TS. Trần Du Lịch cho rằng: “Muốn xử lý SHC như mục đích của TT 36 thì nhất thiết 3% nợ xấu phải là con số thật”.
Theo các chuyên gia, xử lý tình trạng SHC nên giải quyết vấn đề cá nhân trước, sau đó mới đến giải quyết vấn đề DN sở hữu lẫn nhau. Vì thế, song song với việc xử lý nợ xấu, các NHTM cũng phải nhanh chóng xác định khoản nợ xấu của các cổ đông đang nắm tỷ lệ cổ phần NH vượt trần cho phép, bởi đây là tồn tại dễ xử lý nhất trong các trường hợp SHC hiện nay.
“Chỉ có như vậy mới chấm dứt được việc sở hữu dẫn đến thao túng, chi phối, phục vụ cho lợi ích, đẩy NH đến tình trạng hoạt động thiếu minh bạch quản trị, điều hành không tuân thủ nguyên tắc thận trọng và các quy định. Thậm chí, chấm dứt được tình trạng thâu tóm NH”,vị chuyên gia nói.
Hết cửa cho sân sau
Trao đổi với phóng viên, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, điểm lưu ý nhất và có thể là khiếm khuyến lớn nhất của các NHTM Việt Nam dẫn đến tiêu cực đối với vấn đề SHC đó chính là vốn ảo. Sự biến tướng, chuyển vốn ảo thành vốn thật của các ông chủ NH, theo ông Nghĩa, không quá khó để nhận diện. Đó là các công ty con của ông chủ phát hành trái phiếu rồi NH mẹ mua. Sau đó chuyển cho ông chủ để góp vốn vào NH mẹ. “Chính việc người ta lợi dụng SHC đấy để tìm kiếm lợi nhuận các nguồn vốn không phải là vốn tích lũy của NH đã khuếch trương tiêu cực của SHC chứ không phải bản thân SHC là cái gì xấu xa”, ông Nghĩa khẳng định.
Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động NH (Cơ quan Thanh tra, giám sát NH – NHNN) Phạm Huyền Anh cũng cho rằng, SHC bản thân nó không xấu. Nhưng nếu sở hữu của một cá nhân, tổ chức và người có liên quan ở mức độ nhất định có thể chi phối hoạt động của một NH khác, từ đó dẫn tới sự không minh bạch về chất lượng tín dụng và đã có những ông chủ NH lợi dụng những người liên quan để tạo lập công ty sân sau khiến dòng vốn lệch lạc, đi không đúng vào khu vực nền kinh tế đang cần.
Vì lẽ đó, TT 36 siết mạnh nhất để hạn chế sự chi phối, thao túng của nhóm lợi ích, đó là quy định giới hạn cấp tín dụng giữa các công ty con của NH, giữa NH với các thành viên công ty con, sân sau. Cụ thể, theo quy định tại Điều 12; Mục 3 quy định: tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng là công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc DN mà TCTD nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có. Còn đối với tất cả đối tượng trên không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD… Và việc cấp tín dụng đối với một khách hàng và những người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của NH, chi nhánh NH nước ngoài.
Theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, việc NHNN bổ sung khái niệm người có liên quan của cá nhân, tổ chức làm căn cứ duy trì, tính toán các giới hạn cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài tại TT 36 rất quan trọng. Ông Phạm Huyền Anh cũng khẳng định: “Việc quy định tổng mức vốn góp bao gồm 2 đối tượng trên ở mức 5% sẽ giới hạn SHC, bao gồm thao túng và lũng đoạn”.
Dư địa vừa đủ cho NH thoái vốn?
Về yêu cầu các TCTD chỉ được nắm giữ tối đa cổ phiếu của 2 TCTD khác, nhưng không quá 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD đó và quy định này có hiệu lực từ 1/2/2015. Theo nhận định chung của các chuyên gia và cả NH thì dư địa NHNN tạo ra dù không quá lớn, nhưng có thể vừa đủ để các NH hoàn tất việc thoái vốn về đúng quy định cho phép. TS. Trần Hoàng Ngân cho rằng, thời điểm này các NH có thể thoái vốn thuận lợi hơn vì TTCK đang có dấu hiệu hồi phục, giúp cho giao dịch cổ phiếu sẽ nhanh với mức giá cao hơn.
Về phía đối tượng bị điều chỉnh là các NHTM, Phó tổng giám đốc ACB ông Nguyễn Thanh Toại bày tỏ quan điểm: Khi NHNN đưa ra quy định trên đã nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng rồi mới đưa ra yêu cầu đối với NH, đảm bảo tính khả thi.
Về vấn đề này, ông Huyền Anh cũng cho biết, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, dự thảo Thông tư đã được nhiều lần gửi xin ý kiến, thảo luận, tọa đàm của các TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, từng nội dung quy định được NHNN khảo sát, đánh giá kỹ về thực tế tác động để đảm bảo mục tiêu an toàn, nhưng cũng đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Một chuyên gia NH đề xuất thêm, trong trường hợp các TCTD không tự làm được thì NHNN sẽ giúp tìm kiếm khách hàng cho họ để thoái vốn hoặc có biện pháp cứng rắn hơn đối với những trường hợp cố tình chây ỳ. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc đưa ra được những quy định nhằm giảm bớt tiêu cực của SHC là sự đáng ghi nhận đối với cơ quan quản lý. Vấn đề là phải có thời gian để chính sách ngấm thị trường chứ không thể đòi hỏi phát huy tác dụng tức thì.
“Với những người mới nhảy vào có thể dễ dàng hơn trong việc thoái vốn. Nhưng đối với những trường hợp có tỷ lệ sở hữu chéo quá cao do lịch sử để lại thì cần có thời gian và cùng với sự hỗ trợ của NHNN để đảm bảo các ông chủ rút dần vốn của mình về đúng mức quy định của pháp luật, mà không gây khó khăn đổ bể cho hệ thống tài chính và NH” – vị này bày tỏ quan điểm.
Như vậy, đến thời điểm này, “bệnh nhân” SHC đã được bắt trúng bệnh và cơ quan quản lý Nhà nước đã “kê đơn bốc thuốc” với liều lượng được cho là tương đối phù hợp. Vấn đề là làm sao trong quá trình “chữa chạy” có thể hạn chế tối đa phản ứng phụ (méo mó SHC), thì phải đòi hỏi tay nghề (tăng cường giám sát – PV) cũng như sự phối hợp tích cực hơn từ chính “bệnh nhân”.
TS. Cấn Văn Lực: TT 36 cơ bản là được nâng cấp lên từ Thông tư 13 hướng đến 6 mục tiêu cụ thể nhằm khắc phục tồn tại để hoạt động NH an toàn hơn, hướng tới thông lệ quốc tế. Vì vậy, cũng không cần thiết phải hoãn việc áp dụng các quy định của TT 36, bởi vì trong các nội dung quy định đó các NHTM cũng đã thực hiện được một phần. Trong đó có mục tiêu “siết” SHC để đẩy mạnh việc tái cấu trúc NH, lành mạnh hệ thống. Về quy định các NH được tăng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn lên 60%, tôi cho rằng, các NH cũng phải tính toán cụ thể về con số tuyệt đối để đảm bảo rủi ro trong việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Đối với lĩnh vực chứng khoán cũng tương tự, tỷ lệ cho vay cổ phiếu 5%. Tất nhiên, trước mắt với quy định mới cũng sẽ có phần tác động đến chứng khoán, nhưng về dài hạn sẽ tạo tính bền vững cho tín dụng lĩnh vực này. Mặt khác, chúng ta cũng nên hiểu rằng, vốn cho vay chứng khoán rất ngắn hạn và quay vòng nhanh nên tỷ lệ bao nhiêu chưa hẳn đã quyết định tất cả với room cho lĩnh vực này. Chuyên gia kinh tế Lê Trọng Nhi: Muốn kiểm soát SHC, bên cạnh TT 36, cần phải có giải pháp kiểm soát quá trình thực hiện. Và có thể, các vấn đề liên quan đến SHC cần được bổ sung vào Luật Dân sự để chủ động ngăn ngừa hành vi này. |
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google