Cùng tìm hiểu Đặc sản bản địa Sa Pa bỗng dưng… sốt giá, chi tiết bài viết:
Cá hồi, cá tầm, dược liệu, trái cây… là những sản phẩm đang “cháy hàng” tại Sa Pa, Lào Cai.
Từ khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, du lịch Sa Pa có nhiều khởi sắc với lượng khách tăng đột biến. Điều này đã giúp việc tiêu thụ một số sản phẩm đặc hữu của địa phương trở nên dễ dàng, thậm chí “cháy hàng”.
Đào Pháp – sản phẩm đặc hữu được khách du lịch ưa chuộng. |
Cá hồi, cá tầm khan hiếm
Những ngày này, đi khắp các trang trại nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa, hầu hết người nuôi đều than thở, đúng lúc được giá nhất thì không có cá bán. Hằng ngày, các hộ nuôi nhận được vài chục cuộc điện thoại đặt hàng mà đành “bó tay”, hẹn khách chờ đến cuối năm.
Chúng tôi đến nhà anh Trần Văn Cung, thôn Can Hồ A, xã Bản Khoang đúng lúc anh đang chăm sóc đàn cá. Tạm dừng công việc, anh Cung cho biết: Chưa bao giờ cá hồi, cá tầm tại Sa Pa tiêu thụ tốt như hiện tại. Từ hai tuần nay, tôi nhận được nhiều đơn đặt hàng mà không thể thực hiện, bởi trọng lượng cá nuôi của gia đình chưa đầy 500g/con. Giá bán trung bình tăng đến 300.000 đồng/con mà anh Cung đành ngậm ngùi tiếc rẻ. Cách đây 1 tháng, thời tiết nắng nóng khiến cá trong bể chết nhiều, tôi sợ quá đành tìm mối bán với giá 220.000 đồng/kg, giá mà liều một chút để đến bây giờ thì tốt quá.
Do đồng vốn hạn hẹp với đủ các chi phí tốn kém đầu tư thức ăn cho cá, cộng thêm rủi ro về thời tiết, nguồn nước, nên nhiều hộ nuôi cá đặc sản tại Sa Pa không dám để cá lâu trong bể. Anh Trần Chung Hưng, nhà hàng Song Nhi dự đoán, chỉ hai tuần nữa là khó có thể mua được cá hồi, cá tầm, giải pháp của nhà hàng là phải sử dụng cá dự trữ trong trại. Anh Hưng cũng cho biết, lượng khách tăng đột biến từ khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, cộng thêm sản lượng cá hồi, cá tầm không tăng, nên “cầu” vượt quá “cung” là điều tất yếu.
Dược liệu “lên ngôi”
Sa Pa không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là vùng đất nhiều sản phẩm đặc hữu được người tiêu dùng và khách du lịch ưa chuộng, trong đó có sản phẩm dược liệu. Ngày nào cũng vậy, chị Tâm, chủ một cơ sở kinh doanh dược liệu trên phố Thạch Sơn tất bật giới thiệu cho các đoàn khách du lịch về những sản phẩm dược liệu, đặc biệt là cao atisô, tam thất và thuốc tắm của đồng bào Dao đỏ. Chị Tâm so sánh, từ khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, lượng khách đến với cửa hàng của chị tăng gấp đôi. Khách du lịch ưa chuộng nhất và hay mua về làm quà là các sản phẩm từ atisô và thuốc tắm của đồng bào Dao đỏ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các vườn atisô, rất đông khách du lịch hỏi mua củ, hoa atisô. Giá bán theo đó cũng tăng từ 10% – 20% so với trước đây. Chị Nguyễn Thị Luyến, tổ 2, thị trấn Sa Pa khẳng định, việc tiêu thụ atisô thời điểm này dễ dàng hơn trước. Trước đây, người trồng atisô chỉ bán được hoa cho các công ty dược, nhưng hiện tại, các bộ phận của cây atisô như lá, củ, thân cũng bán được cho khách du lịch làm quà.
Trái cây tiêu thụ mạnh
Thời gian gần đây, các loại trái cây trồng tại Sa Pa như mận, đào, lê… được quảng bá rộng rãi trên nhiều trang mạng. Theo các chủ vườn mận, chưa năm nào mận hậu Sa Pa tiêu thụ dễ như năm nay. Chỉ trong vòng 10 ngày từ đầu mùa mận, các nhà vườn đã bán hết với giá tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với năm trước, tùy vào chất lượng mận. Một chủ vườn mận tên là Khao, tổ 13, thị trấn Sa Pa cho biết: Các chủ vườn vừa bán buôn cho thương lái, vừa bán lẻ cho khách du lịch, đặc biệt có đoàn khách mua một lúc vài tạ mận về làm quà. Bán cho khách du lịch dễ mà lại được giá nên các chủ vườn rất phấn khởi. Không chỉ có mận, chưa đến mùa lê mà loại quả này đã được săn đón và đặt hàng từ trước, dự báo giá lê sẽ tăng đáng kể so với năm trước.
Cũng chính từ cơn “sốt” trái cây Sa Pa mà một số tư thương lợi dụng danh nghĩa để tiêu thụ các loại trái cây Trung Quốc. Đầu tháng 6 vừa qua, trên mạng xã hội, các trang báo điện tử đua nhau quảng bá quả thanh mai có xuất xứ từ Sa Pa, do đó giá loại quả này đội lên gấp 3 – 4 lần so với năm trước, tạo thành làn sóng săn lùng quả thanh mai Sa Pa. Sự thật đó chỉ là “chiêu trò” của người bán hàng vì mục đích lợi nhuận, trong khi quả thanh mai có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Theo thống kê từ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sa Pa, 6 tháng đầu năm 2015, lượng khách du lịch đến với địa phương tăng 21% so với cùng kỳ năm 2014 dẫn đến các dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm địa phương được cải thiện đáng kể. Chị Trần Thị Lan Hương, Phó trưởng Phòng Kinh tế huyện Sa Pa khẳng định: Du lịch phát triển đang tạo cơ hội lớn cho sản xuất nông nghiệp địa phương. Phòng đang nhận được nhiều phản hồi tốt trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bản địa từ phía các hộ dân từ khi đường cao tốc đi vào hoạt động.
Theo Lào Cai online
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google