Google Glass đã được ra đời từ khá lâu và được kỳ vọng là chiếc kính đến từ tương lai.Tuy nhiên, sau nhiều năm ra mắt, chiếc kính vẫn chưa được nhiều người dùng biết đến. Vậy đâu là những lý do thất bại của chiếc kính thông minh này?
1. Google Glass là gì?
Google Glass là thiết bị công nghệ đeo được với màn hình quang học gắn trên đầu (OHMD). Google Glass được phát triển bởi Google với nhiệm vụ phổ biến một thị trường máy tính đại trà. Google Glass hiển thị thông tin như trên smartphone ở chế độ rảnh tay.
2. Cách dùng Google Glass
- Sử dụng các cử chỉ cảm ứng bằng cách chạm và trượt ngón tay trên bàn di chuột nằm ở phía bên phải của thiết bị (gần thái dương của bạn).
- Kích hoạt Glass: Nhấn vào bàn di chuột để bật màn hình.
- Vuốt về phía trước để di chuyển sang phải trên dòng thời gian của bạn, vuốt ngược lại để di chuyển sang trái qua các mục trên dòng thời gian của bạn. Để nhanh chóng điều hướng dòng thời gian của bạn, hãy vuốt bằng hai ngón tay và bạn sẽ thấy chế độ xem thu nhỏ của dòng thời gian.
- Xoay bằng cách vuốt trên bàn di chuột. Chọn một mục: Nhấn vào bàn di chuột để chọn thẻ hoặc mở rộng một nhóm.
- Quay lại và tắt màn hình: Vuốt xuống từ Màn hình chính để tắt màn hình. Vuốt xuống cũng hoạt động như nút quay lại của bạn.
- Với Head Wake Up, bạn cũng có thể sử dụng chuyển động của đầu làm cử chỉ cho phép bạn tương tác với thiết bị của mình.
Đồng thời, do sự thiếu vắng rõ ràng của bàn phím và con chuột điều hướng, hiện tại cách duy nhất để điều khiển Google Glass là thông qua giọng nói, với những cú pháp ra lệnh bằng tiếng Anh. Ví dụ: “OK, Glass, record a video” (tạm dịch: OK, Glass, hãy quay phim đi!)
3. Google Glass và những lý do thất bại
1. Giá thành đắt
Giá cả luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ mặt hàng nào. Hiện tại người dùng phải trả khoảng 1.500 cho 1 chiếc kính Google với những tính năng không quá nổi bật. Những tính năng đó hiện đã sẵn có trên điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng (tablet).
Dĩ nhiên, Google không thể bán Google Glass với giá thành sản xuất. Chi phí quảng cáo, nghiên cứu và các chi phí khác đã được gộp vào giá bán cuối cùng. Tuy vậy, việc định giá Google Glass ở mức mà chỉ những người “rủng rỉnh” tiền bạc mới có thể mua đã khiến sản phẩm này lỡ mất cơ hội tồn tại.
2. Vấn đề riêng tư chưa được đảm bảo
Thử tưởng tượng bạn bắt gặp một ai đó đang đeo Google Glass, một thứ hiếm được thấy trước đây. Trong đầu bạn khi đó ắt hẳn sẽ nảy ra nhiều câu hỏi: Liệu anh/cô ta có đang quay phim/ghi âm mình không? Liệu anh/cô ta có đang làm điều gì mờ ám không?
Các rạp chiếu phim là nơi đầu tiên “cấm cửa” Google Glass. Một số quán bar, nơi tổ chức sự kiện, và nhà hàng cũng đưa ra chính sách tương tự. Lý do đó là: chiếc kính thông minh khiến một số vị khách xung quanh không thoải mái. Một ai đó có thể sử dụng điện thoại hay camera để ghi hình ở nơi công cộng mà không khiến người khác khó chịu, nhưng với Google Glass, không ai biết liệu mình có đang bị quay/chụp hay không.
3. Hình thức chiếc kính chưa hấp dẫn
Các thiết bị công nghệ đeo trên người (wearable) cần phải có hình thức ổn.
Thoạt nhìn, Google Glass trông giống một thiết bị y tế. Dù Google đã cố gắng bù đắp cho thiếu hụt này bằng cách sử dụng gọng kính chất lượng nhà thiết kế, trông chiếc kính vẫn khó có thể lấy lòng người tiêu dùng.
Đọc thêm những lý do khác khiến Google Glass thất bại tại đây
Còn không ít thiếu sót, nhưng Google Glass vẫn là một sản phẩm có thể khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Chiếc kính này giúp việc điều hướng trở nên dễ dàng và thú vị hơn cho những người làm việc ngoài trời, và Sở Cảnh sát New York và Không lực Mỹ cũng đã từng thử dùng Google Glass để tăng cường hiệu quả làm việc.
Trong tương lai, có thể Google Glass sẽ trở lại. Những sản phẩm này sẽ phải giải quyết ba vấn đề nêu trên nếu muốn đạt được thành công hơn.