Cùng tìm hiểu Hiểm họa từ những lò gạch, chi tiết bài viết:
Cần phải nhắc lại vụ sập lò gạch tại thôn Cổ Châu, xã Châu Can, Phú Xuyên, Hà Tây hồi 15h ngày 7/1 đã làm 5 phụ nữ chết, hay người công nhân bị cây sắt xuyên qua người (ảnh), để thấy rằng an toàn lao động là vấn đề thực sự cần bàn đến.
Từ chân cầu Chương Dương rẽ phải, chạy kéo dài một mạch về phía công trường cầu Vĩnh Tuy là những lò gạch thủ công thuộc phường Long Biên (Q. Long Biên, Hà Nội).
Toàn bộ mấy chục lò gạch đều nằm trên bãi bồi ngoài bờ sông. Cây cối, hoa màu ở đây không sống nổi với khói bụi từ những lò gạch này dù rằng sông Hồng hàng ngày vẫn “đỏ nặng phù sa”.
Đến ngang hồ Lâm Du, đi thêm vài trăm mét chúng tôi rẽ xuống một lò gạch. Mấy người thợ đang nghỉ, ba người đàn ông “bắn” thuốc lào sòng sọc, mấy chị phụ nữ thì hạ nón, tháo khăn tay mồ hôi rịn ra dù tiết trời vẫn còn khá lạnh. Thấy khách lạ, họ có vẻ kín tiếng. Mãi sau một thợ chừng ngoài 40 tuổi, chiêu xong ngụm trà chát mới chịu nhát gừng bắt chuyện: Tớ tên Sở… Hoàng Văn Sở. Làm gì mà phải hợp đồng, thích làm thì cứ nói miệng với chủ, đủ sức thì vào vác gạch ăn tiền, mỗi ngày bốn chục (ngàn đồng), cơm nước tự túc.
Đúng là
hợp đồng lao động là chuyện không tưởng ở đây. Ngay đến những đồ bảo hộ lao động đơn giản nhất như một chiếc mũ nhựa cứng cũng không ai có chứ chưa nói đến ủng, khẩu trang phòng độc… hay “chuyện viễn tưởng” tập huấn lao động.
Cánh đàn ông thì mũ vải, tay trần; mấy chị trung niên đánh độc chiếc nón lá, cộng thêm cái khăn tay nhầu nhĩ buộc ngang mặt. Thứ đồng phục của cả đàn ông, đàn bà, người lớn, trẻ nhỏ ờ lò gạch là đôi giày ba-ta vải, mềm oặt, đi cho ấm chân là chính chứ không mong đỡ được gạch rơi vào. Rồi cứ thế là xong, rủ nhau ào vào lò. Mà giày mới quá họ cũng không thích, phải cũ, đủ độ mềm để bấm được mũi chân vào cái thang gỗ bắc chênh vênh dẫn lên lò, mỗi lần gánh gạch vào – ra.
Theo cánh thợ, những lò gạch ở đây xuất hiện quãng năm 1995-1996, tính ra đã hơn chục năm. Một lần đốt lò phải tốn hàng chục tấn than để được 6-7 vạn gạch.
Một nạn nhân ở Thanh Hóa bị máy nghiền đất nghiến chân (Ảnh: Bệnh viện Việt Đức cung cấp) |
Mỗi lò gạch thường đốt mất gần chục ngày, trong đó 4 ngày đầu là đốt, còn những ngày sau lửa tự âm ỉ. Có 3 loại lửa: lửa trắng, lửa xanh và lửa màu đen. Đương nhiên lửa màu đen là loại độc hại nhất. Nhìn mấy cái cây khô khốc trụi lá, phủ đen một màu than từ gốc đến ngọn xung quanh lò, thực không hiểu lá phổi của những người thợ này chịu sao thấu sức tàn phá từ khói, bụi lò gạch?
Cần phải nhắc lại ở đây vụ sập lò gạch xảy ra tại thôn Cổ Châu, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây hồi 15 giờ ngày 7/1 vừa qua làm 5 người chết (đều là phụ nữ), 6 người bị thương, trong đó có một trường hợp bị thương rất nặng, khó có khả năng qua khỏi.
Nguyên nhân của tai nạn được xác định là do lò gạch được xây dựng không đảm bảo an toàn, hết sức sơ sài. Lò gạch cũ nát, vỏ lò đã hỏng trong khi đó các cột chống, giữ lò gạch làm rất sơ sài, với mấy chiếc cột gỗ đường kính khoảng 20cm và ống thoát nước bằng sắt. Các cột chống trên không thể chịu được sức nặng hàng chục tấn. Hơn nữa do thân lò và mái lại tách rời nhau nên chỉ cần có gió to những chiếc cột chuyển động mạnh cũng dẫn đến làm sập, đổ tường lò.
Công nhân, lao động tự do dễ “dính”
Trao đổi với chúng tôi ngày 10/3, bác sĩ Cao Độc Lập, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Việt Đức – HN) cho hay, tai nạn lao động (TNLĐ) chiếm khoảng 7% số trường hợp tai nạn vào bệnh viện Việt Đức. Vì là tai nạn trong khi lao động nên 35% số này rơi vào độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi, đang độ tuổi có sức cống hiến cao và 80% trong số đó mang lại thu nhập chính cho gia đình, như vậy không những TNLĐ cướp đi sinh mạng và tiền của một số người, mà còn cướp đi khả năng lao động cống hiến và khả năng nuôi dưỡng gia đình của họ.
Trong các ngành nghề dễ bị TNLĐ thì công nhân và lao động tự do chiếm đến 58% bởi những đối tượng này phải làm trong môi trường có tiếng ồn lớn, có nhiệt độ cao hoặc làm ở độ cao có nắng và gió những người lao động tự do lại phải làm tạp vụ, những việc nguy hiểm như khai thác đá, chuyển gạch, xi măng lên cao…
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNLĐ được đánh giá đầu bảng là ngã cao gây chấn thương sọ, chấn thương cột sống, gãy xương, vỡ tạng… có thể ngã vào vật nhọn như cọc tre, rào sắt nhọn, Đã có công nhân leo cột điện ngã bị xà beng cắm dưới đống cát đâm xuyên qua ngực.
Đứng sau ngã là nguyên nhân tai nạn do máy móc gây nên, đáng chú ý là máy cưa, máy dập, máy cắt và gần đây nhất là máy nghiền đất. Tại Bệnh viện Việt Đức trong 2 năm qua đã cấp cứu 04 trường hợp bị máy nghiền đất cuốn chân hoặc tay vào máy, cả 04 trường hợp người nhà đều phải chuyển cả người liền với máy đến bệnh viện, sau khi cắt cụt chi ngay tại chỗ các bác sĩ mới có thể lấy được người ra khỏi máy.
(Vietnamnet)
Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google