Mủ trôm là một loại nhựa có nguồn gốc từ cây trôm và phổ biến ở Việt Nam. Nó được sử dụng để làm những mặt hàng như tái sản xuất giày dép và các sản phẩm dệt may. Mủ trôm cũng được biết đến với tác dụng chữa trị bệnh da, bảo vệ da khỏi nắng và làm mềm da. Để nấu mủ trôm, trước tiên cần thu hoạch cây trôm, sau đó chế biến và đun nóng để tráng qua cùng nhiều công đoạn khác nhau để tạo ra mủ trôm sử dụng trong các sản phẩm khác nhau..
Mủ trôm từ lâu được biết đến là một thức uống giải khát ngon, bổ dưỡng, quen thuộc đối với người Việt Nam. Không chỉ vậy món thức uống này còn được xem như là một vị thuốc dân gian. Trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về mủ trôm là gì, tác dụng của mủ trôm đến sức khoẻ và lưu ý về tác hại của mủ trôm bạn nhé!
Mủ trôm là gì?
Định nghĩa về mủ trôm là dịch nhựa được chiết ra từ cây trôm, Mủ trôm có màu trắng trong hoặc trắng đục, dạng thạch đặc, vón thành từng cục. Khi ngâm trong nước lạnh nhựa trôm sẽ trở thành dạng keo khá giống tổ yến.
Cây trôm có tên khoa học Sterculiia Foetida là loài cây thân gỗ lâu năm , cây trưởng thành có thể cao từ 3 mét – 9 mét. Lá cây trôm hình chân vịt( thường dễ bị nhầm lẫn với cây gòn ), hoa có đài đỏ, quả to xếp thành từng chùm khi chín có màu đỏ phần ruột quả rỗng và có hạt màu đen nhánh. Hạt, vỏ cây, lá và mủ trôm được sử dụng như một vị thuốc, trong đó mủ trôm là phổ biến nhất. Bên cạnh đó gỗ cây trôm có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm…
Phân loại mủ trôm
Hiện nay mủ trôm thường được phân loại theo kỹ thuật lấy mủ và chủ yếu chia ra thành 2 loại:
– Mủ trôm loại 1 ( mủ trôm sợi ): Đối với loại này mủ sau khi thu hoạch sẽ được kéo sợi, loại bỏ phần vàng, ố rồi đem phơi hoặc sấy khô.
– Mủ trôm loại 2( mủ trôm cục vàng ): Mủ trôm sau khi thu hoạch sẽ được loại bỏ bớt dăm cây sau đó phơi khô.
Tác dụng của mủ trôm
Theo Đông y mủ trôm có vị ngọt, tính mát, chứa hàm lượng khoáng chất cao như: magiê, kẽm, kali,calcium, natri, sắt, gluco và chất xơ nên có nhiều công dụng như:
– Hỗ trợ ổn định đường huyết: Theo như các nghiên cứu mủ trôm có khả năng điều hòa được lượng đường trong máu, ổn định huyết áp và phòng chống xơ vữa động mạch vì thế có thể sử dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường.– Mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể: Lượng chất xơ , nước, khoáng chất vi lượng mà mủ trôm chứa khá cao giúp mát gan và thanh nhiệt rất tốt.
– Giúp đẹp dáng đẹp da: Trong mủ trôm có chứa nhiều chất chống oxi hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa của làn da giúp da dẻ hồng hào , sáng mịn. Không chỉ vậy sử dụng mủ trôm còn giúp hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng. Khi uống nước mủ trôm chúng ta sẽ có cảm giác no ngay lập tức từ đó hạn chế việc thèm ăn đem lại hiệu quả giảm cân. Các chị em đang muốn tìm một loại thực phẩm cho quá trình giảm cân thì đây đúng là một lựa chọn tuyệt vời.- Mủ trôm được dùng trong nha khoa: Mủ chôm được dùng để làm chất keo kết dính răng giả. Bên cạnh đó, nó còn có tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
– Giúp an thần, giảm stress: Sủ dụng mủ trôm thường xuyên giúp giảm căng thẳng ,mệt mỏi, giấc ngủ được sâu và ngon giấc bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn rất nhiều.
Cách lấy mủ trôm đơn giản nhất
Hiện nay để lấy mủ cây trôm người ta thường sủ dụng các cách lấy như sau:
– Cách 1 :Khoét vào thân cây với kích thước rộng 10cm và sâu 5 – 7 cm,vết loét nghiêng để mủ mới chảy ra và tụ lại. Để khoảng vài ngày thì sẽ xuất hiện mủ trôm tươi, bây giờ có thể đem đi phơi khô thì thu được 1 ít mủ trôm khô.– Cách 2: Chặt nhánh cây trôm , cắt thành từng khúc rồi đem ngâm vào nước trong khoảng 2- 3 tiếng để nhựa chảy ra. Với cách làm này thì chỉ có thể sử dụng mủ trôm ngay, không bảo quản được lâu .
Cách nấu mủ trôm phổ biến hiện nay
Mủ trôm có thể chế biến thành nhiều món thức uống thơm ngon, dưới đây mình mách bạn một số cách dùng mủ trôm thơm ngon dễ làm:
Cách làm mủ trôm nấu nha đam đường phèn
Nguyên liệu chuẩn bị
– 5gr Mủ trôm– 300g Nha đam tươi– 200g Đường phèn– Lá dứa– 50g Hạt chia
Các bước làm mủ trôm pha đường phèn
– Bước 1 :Ngâm mủ
Mủ trôm bạn ngâm với nước, nước ngâm mủ nên sử dụng nước đun sôi để nguội. Trước khi ngâm bạn có thể rang mủ sơ qua để mủ nhanh nở và đỡ bị nhớt. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên ngâm mủ trôm trong bình thủy tinh có nắp đậy kín. Để loại mủ có thể trương nở hoàn toàn, cần ngâm từ 12 – 24 giờ.Chú ý việc bạn dùng mủ trôm ngâm chưa nở hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tới ruột bởi loại nhựa cây này sẽ tiếp tục hút nước, trương nở khi đi vào đường tiêu hóa.
– Bước 2: Chế biến nha đam
Nha đam các bạn loại bỏ phầm gốc, cắt thành từng khúc để dễ lột vỏ. Lột bỏ vỏ , thái hạt lựu ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút , sau đó đem rửa lại nhiều lần với nước để loại bỏ nhớt , vớt ra để ráo.
– Bước 3 : Nấu nước đường
Bạn chuẩn bị một chiếc nồi sau đó cho 1, 5 lít nước cùng đường phèn và lá dứa vào đun khoảng 15 phút cho đường tan hết và lá dứa tảo mùi thơm, kế tiếp cho nha đam vào đun đến khi sôi rồi tắt bếp.
– Bước 4: Pha thành phẩm
Để nước đường nha đam nguội bớt , bạn đổ ra ly thêm mủ trôm tùy theo sở thích ăn nhiều hay ít, rồi cho hạt chia, đá lạnh, khuấy đều và thưởng thức.
Cách làm chè mủ trôm long nhãn hạt sen
Nguyên liệu chuẩn bị
– 20g mủ trôm– 50g long nhãn khô-100g hạt sen khô– 200g đường phèn
Các bước làm mủ trôm nấu long nhãn hạt sen
– Bước 1: Ngâm mủMủ trôm các bạn ngâm với nước đun sôi để nguội trong 24 tiếng để mủ nở hoàn toàn rồi đem rửa với nước để loại bỏ tạp chất.
– Bước 2: Nấu hạt sen, long nhãnHạt sen bạn rửa qua với nước, ngâm bằng nước lạnh khoảng 1- 2 tiếng, thêm 1,5 lít nước nấu sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu khoảng 30 phút đến khi hạt sen mềm .Kế tiếp cho long nhãn, đường phèn vào nồi hạt sen, nấu thêm khoảng 10 phút cho sôi lại rồi tắt bếp
– Bước 3: Thành phẩmĐể chè nguội bớt, bạn thêm mủ trôm vào nồi rồi khuấy đều, múc chè ra bát thêm đá và hạt chia ( nếu thích) vậy là bạn đã hoàn thành xong món chè mủ trôm thanh mát, thơm ngon rồi.
Tác hại của mủ trôm
Mủ trôm rất lành tính, không có tính độc tuy nhiên tính mát và nhuận tràng của nó cũng có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn.
– Tính mát: tuyệt đối không nên sử dụng mủ trôm sau khi đi nắng về để giải khát vì có thể bị cảm hoặc gây ra những ảnh hưởng xấu cho tim mạch do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Hệ quả tạo ra gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.– Nhuận tràng: sử dụng quá nhiều, thường xuyên dễ gây rối loạn tiêu háo , tiêu chảphụ nữ đang mang thai không nên sử dụng mủ trôm để tránh sảy thai
Bên cạnh đó những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng không nên dùng mủ trôm vì trong mủ trôm có độ nhớt cao dễ làm tăng nồng độ hấp thụ của thuốc vào máu. Nếu vẫn muốn sử dụng mủ trôm thì nên dùng ít nhất 1 giờ sau khi uống thuốc.
Bảo quản mủ trôm như nào?
– Mủ trôm khô bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo , thoáng mát , tránh ẩm ướt.Chú ý thời hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm , nên sử dụng mủ trôm trong vòng 6 tháng đầu từ ngày sản xuất sẽ là tốt nhất. Mủ trôm để lâu ngày các chất dinh dưỡng bị suy giảm dần làm giảm đi tác dụng .– Mủ trôm đã ngâm nước bạn nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh và sử dụng trong ngày, tránh để lâu.– Ngoài ra, khi mua mủ trôm, bạn nên chọn mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn.
Địa chỉ bán mủ trôm uy tín chất lượng tại TP HCM
Tại TPHCM có khá nhiều địa chỉ bán mủ trôm, nhưng để tìm 1 địa chỉ bán hàng uy tín thì không phải dễ tìm. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu quý độc giả một công ty buôn bán mủ trôm khô uy tín, giá cả phải chăng đó chính là: Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
– Địa chỉ số: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14 Quận Tân Bình, TP HCM
– Số điện thoại: 0926456456
– Đặt mua tại website:
Lời kết
Ngoài ra, khi có ý định mua mủ trôm về sử dụng, bạn nên chọn mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng, có hướng dẫn sử dụng. Với những công dụng của mủ trôm được chia sẻ ở trên, cùng những lưu ý trong khâu chế biến, lưu ý về tác hại của mủ trôm, mong rằng bạn đã biết cách làm ra các món thức uống thơm ngon cho cả nhà thưởng thức cũng sử dụng nó đem lại hiệu quả nhất.
Nhớ để nguồn bài viết này: Mủ trôm là gì? Tác dụng và cách nấu mủ trôm phổ biến hiện nay của website domanhhung.com
Chuyên mục: Kiến thức chung
#Mủ #trôm #là #gì #Tác #dụng #và #cách #nấu #mủ #trôm #phổ #biến #hiện #nay
Mủ trôm là một loại nguyên liệu từ cây cao su, được chiết xuất từ vỏ cây cao su khi cây bị chảy mủ. Mủ trôm chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như vitamin B, C và beta-caroten. Tác dụng của mủ trôm bao gồm tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe tim mạch, cải thiện trí nhớ và chống oxy hóa. Cách nấu mủ trôm phổ biến hiện nay là chế biến thành các món ăn như món trâm bún, trâm kẹo, trâm viên… Mủ trôm cũng được sử dụng để làm mỹ phẩm tự nhiên như kem dưỡng da, xà phòng và mặt nạ.