Cùng tìm hiểu Nắng nóng, nguy cơ bệnh dại ở người lan rộng, chi tiết bài viết:
Trong 5 tháng đầu năm đã có 17 trường hợp tử vong do bệnh dại,
“Nóng” ở các địa phương
Những lưu ý khi bị chó, mèo… cắn – Không làm vết thương lan rộng vì điều này dễ làm cho vi rút xâm nhập nhanh hơn. Rửa vết thương kỹ bằng xà phòng đặc, nước muối, dội nước thật nhiều để làm giảm lượng vi rút dại có thể còn lại. Dùng cồn iode 1% hoặc cồn 70 độ sát khuẩn vết thương. – Đến ngay cơ sở y tế để được khám và có hướng điều trị cụ thể cho từng trường hợp. – Không nên chữa bằng thuốc nam hoặc biện pháp dân gian (xoa ớt, liếc dao…).
Thời gian gần đây, tại địa bàn huyện Si Ma Cai và một số xã của huyện Mường Khương (Lào Cai), xuất hiện đàn chó khoảng 20 con hung dữ tấn công và cắn người. Hiện đã có gần 20 người bị đàn chó này cắn. Đến nay, tất cả các trường hợp bị chó cắn đều được tiêm vaccin phòng dại. |
Không chỉ ở Lào Cai, tỉnh Điện Biên cũng đang “nóng” tình trạng chó dại cắn người và đã có trường hợp tử vong. Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Điện Biên, từ đầu năm đến nay có 7 trường hợp tử vong do chó dại cắn. Hơn 1.000 người bị chó nghi mắc bệnh dại cắn, đã đến tiêm vaccin phòng dại.
Còn theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Yên Bái, trong 3 tháng đầu năm 2011 đã có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại. Tại tỉnh Phú Yên, cũng có nhiều trường hợp bị chó dại cắn hàng loạt, điển hình ở huyện Sơn Hòa (Phú Yên) một con chó cắn liền 9 người và có 1 trường hợp đã tử vong.
Tỷ lệ tử vong cao
Thể co thắt: Đây là thể thường gặp nhất. Triệu chứng co cứng, co thắt, co giật, run các cơ kể cả cơ ở mặt; Sợ nước, bệnh nhân thường rất khát nhưng khi uống nước họ bị co thắt lồng ngực, bị ức chế thở và run cầm cập. Từ đó dẫn đến chỉ cần nhìn thấy 1 ly nước hoặc nghe tiếng nước chảy cũng sợ; Sợ gió, sợ ánh sáng; Tính cách bệnh nhân không bình thường, bệnh nhân bị phấn khích quá độ khi bị kích thích. Những cơn co thắt đầu tiên còn xa nhau, càng ngày càng mau và thường tử vong sau 3 – 4 ngày.
Thể liệt: Thể này ít gặp. Bệnh xuất hiện rất nhanh sau giai đoạn co thắt, run. Liệt có thể tiên phát và bắt đầu bằng liệt 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên. Tử vong thường do ngạt hoặc ngất vào ngày thứ 4.
Tiêm vaccin phòng bệnh dại tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM – Ảnh: PV
Khi nào cần phải đi tiêm phòng dại ngay?
Khi con vật lên cơn dại hoặc nghi dại. Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… dù vết cắn rất nhẹ. Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu. Tại nơi người bị chó, mèo… cắn đang có hoặc trước đó có chó, mèo bị dại. Tuy nhiên, với những trường hợp vết cắn nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (cẳng chân). Sau 15-20 ngày kể từ khi người bị con vật cắn, tiếp xúc mà con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại và tại khu vực nơi bị con vật cắn, không phát hiện có bệnh dại ở súc vật thì không cần điều trị dự phòng.
Biện pháp hữu hiệu là phòng bệnh
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Do vậy biện pháp hữu hiệu là tiêm phòng dại cho chó, mèo…; Không thả rông chó, mèo và phải rọ mõm khi ra đường…; Khi thấy chó, mèo… cắn người cần theo dõi con vật trong khoảng 15-20 ngày, nếu con vật lên cơn dại phải xử lý ngay và phải chôn sâu xác con vật với các chất sát khuẩn; Không di chuyển hoặc bán con vật nghi dại để hạn chế sự lây lan vi rút dại; Không ăn thịt, giết mổ chó, mèo ốm…
Theo BS Nguyễn Trọng – Sức khỏe & Đời sống
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google