Hãy nghiên cứu và suy nghĩ như một ÔNG CHỦ – một business thực sự
Sẽ có 2 chiều hướng bạn nghiên cứu để làm nền tảng nội dung của bạn muốn viết. Đó là nghiên cứu chủ đề Blog theo dạng:
- 1: “Niche site” – thị trường ngách
Niche site có thể hiểu đơn giản là một dạng website được xây dựng chỉ tập trung vào một mảng nội dung và chuyên đề nhất định. Mọi người thường gọi đó là “thị trường ngách”. Ví dụ bạn thích tạo ra website nói về loài chó, thì chủ đề để bạn chọn để làm “Niche site” ở đây có thể là bạn tạo ra website chỉ nói về loài “bulldog”, hoặc bạn đam mê và thích làm về nấu ăn, nuôi dạy con hãy VIẾT NÓ lên blog. Tôi từng tham gia hội thảo đối tác chiến lược của Google Adsense và Google luôn mong muốn có những blog nội dung (content) có giá trị như vậy tại hệ sinh thái tìm kiếm của họ.
- 2: “Keyword” – từ khóa
Có hai loại nghiên cứu chúng tôi sẽ đề cập đến là… Nghiên cứu về Niche và nghiên cứu từ khóa. Hãy bắt đầu với nghiên cứu Niche. Đây là bước đơn giản nhất, nhưng tôi biết rằng đôi khi mọi người có thể chưa quen với thuật ngữ này. Ưu tiên hàng đầu mà bạn muốn tạo một Blog bền vững hãy thực hiện nghiên cứu “Niche”, hãy chọn một Evergreen Niche (Gọi là: thị trường ngách xanh tốt), hay đấy chứ và bạn không muốn làm một blog mà có một thị trường tối mờ mịt mà mình cứ cắm đầu vào làm không biết trời đất đâu.
Tham khảo: https://domanhhung.com/
Evergreen Niche(Gọi là: thị trường ngách xanh tốt), là một mỏ vàng và sẽ không bao giờ biến mất hoặc có bất kỳ thay đổi lớn nào trong tương lai gần.
Bây giờ, chúng ta hãy xem ví dụ để hiểu hơn Evergreen Niche:
Tôi ví dụ “Baby Niche” (Những mảng thị trường nói về trẻ em) là một Evergreen Niche tuyệt vời. Vì không có lời giải thích tốt hơn nào, mọi người sẽ tiếp tục sinh nở và có con chứ. Trên thực tế, các con số gần đây trên báo trí tại Mỹ đã chứng kiến tỷ lệ sinh cao nhất kể từ thời bùng nổ dân số năm 1946-1964.
Chúng ta hãy đi lướt qua một danh sách kiểm tra nhanh để xem Niche này có tiềm năng tốt không:
- Đây có phải là một Evergreen Niche hoặc ít nhất một Niche mà sẽ làm cho chúng ta kiếm được nhiều tiền không?
- Niche sẽ có những chủ đề hay mà chúng ta có thể viết nhiều về nó hay không?
- Niche này có lượng khán giả đủ lớn không?
- Có khả thi để xay dựng một website blog quanh Niche này không?
*Lưu ý: Có những cơ hội để kiếm nhiều tiền qua những thị trường ngách nhưng lại trong khoảng thời gian ngắn và điều đó thường đi với giá trị rủi ro.
Bạn nên trả lời Có cho bốn câu hỏi trên trước khi bạn tiếp tục nói và chọn Niche (thị trường ngách) của bạn
Chúng ta hãy xem xét cụ thể hơn tai sao những câu hỏi này lại quan trọng.
Nếu tôi nhắm mục tiêu đến lĩnh vực y tế, tôi sẽ xem xét loại bài viết nào tôi có thể viết hoặc có thể thuê ngoài (thuê outsource) mượn người viết hộ.
Có hàng ngàn bài viết, vì vậy chúng ta chỉ chọn với một vài bài viết phổ biến như:
- Sức khỏe tim mạch
- Thể hình
- Tình trạng da
- Triệu chứng y khoa
- …..
Tôi có thể tiếp tục trong vài tiếng để chọn lọc các chủ đề bài viết về lĩnh vực sức khỏe và y khoa bởi vì có rất nhiều bài viết. Bạn nên làm điều tương tự với Niche mà bạn chọn.
Niche này có lượng khán giả đủ lớn không?
Có lượng khán giả mục tiêu đủ lớn chỉ quan trọng khi có những chủ đề hay để viết bài. Có lượng khán giả mục tiêu ít khách truy cập sẽ ít theo dõi blog của bạn. Điều này có nghĩa là có ít khách truy cập và, do đó có doanh thu ít.
Trước khi bạn chọn một Niche, bạn nên ngồi xuống và lập kế hoạch người nào sẽ là khán giả mục tiêu.
Hãy lấy giấy ghi rõ vào sau những dấu …bạn viết cho AI?
- Giới tính…(Nam hay nữ)
- Địa lý…(Việt Nam, Hay Ngôn ngữ khác các quốc gia nói tiếng Anh, Pháp, Tây ban nha)
- Hôn nhân…(Độc thân, hay đã có gia đình)
- Con cái….
- Thu nhập… (Người có thu nhập hoặc không)
- Sở thích…
- Họ đang cần giải quyết vấn đề gì trong cuộc sống…
Điều bất ngờ là trình độ Tiếng Anh của tôi không tốt, tuy nhiên tôi vẫn hướng dẫn cho bạn làm những Niche Tiếng Anh, Còn Tiếng Việt mẹ đẻ thì bạn đang có lợi thế rồi
Nào nếu bạn yêu trẻ con, thích viết về các vấn đề trẻ nhỏ hãy tiếp tục với Baby Niche .
Tôi lại lấy ví dụ khác về Niche (Thị trường ngách) Sức khỏe. Chúng ta hãy sử dụng một ví dụ cho từ khóa “Atrial Fibrillation Medications” (Đây là một từ khóa về y tế tim mạch). Ai có thế là đối tượng mục tiêu của tôi trong thị trường ngách sức khỏe về tim mạch này? Để biết được lượng độc giả dưới đây là vài tiêu chí rộng của Niche này.
Đây là những tiêu chí rộng :
- Đàn ông
- Đã kết hôn
- Độ tuổi từ 55-70
Tại sao lại thực hiện việc này?
Tôi cho những người sẽ được truy cập vào các trang web của tôi muốn có được một cảm giác tốt. Nếu tôi thu hẹp khoảng cách thị trường Niche của tôi mà tôi chỉ nhận được một vài khách truy cập mỗi tháng, do vậy thị trường nếu ít người cần đến nó và tôi sẽ không có cơ hội kiếm được nhiều doanh thu từ nó.
Tôi khuyên bạn hãy sử dụng bản năng tốt của bạn nếu bạn có
Niche và các chủ đề theo xu hướng (Trends)
Tôi đề nghị bạn chọn trong các danh sách Evergreen Niches đã nêu và các chủ đề theo xu hướng thịnh hành (còn gọi là Trends). Đôi khi chúng có thể chồng chéo lên nhau nhưng ít nhất là bạn đã có một chủ đề thịnh hành nằm bên trong một Evergreen Niche.
Chính xác bạn yêu cầu những chủ đề xu hướng thịnh hành nào ?
Đây là những chủ đề nóng trong các tìm kiếm của Google, tin tức, trên Facebook, v.v. Đó là những gì mọi người đang nói đến nhiều trên internet.
Bạn có thể tìm thấy các xu hướng hiện tại trong Google Trends.
Dưới đây là một số gợi ý trang web tốt để cho các bạn tìm hiểu về xu hướng chủ đề thịnh hành:
- trendingtopicsnetwork.com/
- Fox News (http://www.foxnews.com/trending/)
- Trends Map(http://trendsmap.com/)
- https://trends.google.com.vn
- socialbakers.com
Mẹo 1 nhanh nhất: Ví dụ tôi thích viết blog Tiếng Việt về kinh nghiệm nuôi con và website blog của tôi sẽ nói về điều đó, tôi sẽ lên http://trends.google.com.vn và tôi tìm từ khóa “nuôi con” trên Google Trends và xem trong vòng 5 năm qua.
Các bạn thấy trong hình thị trường còn là thước đo chỉ số từ 25 trở lên, đỉnh điểm là 100 điểm. Mức 50 là thị trường khách độc giả & khách hàng khá tốt và ổn định. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chủ đề thị trường này để viết Blog.
Mẹo thứ 2: Bạn lên website https://socialblade.com/youtube/
Tại trang này nó sẽ tổng hợp trên thế giới những xu hướng nào đang đứng TOP và thế giới quan tâm và xem nó. Và bạn sẽ chọn mảng nào bạn ưa thích và viết nó
Tôi lấy ví dụ có 2 mục luôn là HOT như: 1: Âm nhạc, 2: Game
Tại Link: https://www.socialbakers.com/
Bạn sẽ thấy website liệt kê các top Chanel (Các kênh đang được xem nhiều nhất)
Tại đây bạn hoàn toàn có thể thấy các thị trường tiềm năng Review Game hài hước ví dụ anh chàng nổi tiếng (Pewdiepie), Review đồ chơi, Review các loại Game như Minecraft anh chàng DanTDM, Âm nhạc….
2 Mẹo trên đã làm cho bạn hoàn toàn củng cố niềm tin, thị trường và hơn thế nữa là tự tin vào những Niche bạn chọn đúng không nào!
Tại sao tôi nên chọn các chủ đề xu hướng thịnh hành?
Một câu hỏi hay! Thực tế có một vài lợi ích khi chọn các chủ đề thịnh hành, và tôi sẽ đề cập đến các chủ đề quan trọng nhất dưới đây :
- Mọi người đang nói về nó, để bạn biết bạn sẽ có nhiều lưu lượng truy cập vào website.
- Có khả năng cạnh tranh ít hơn trong Google về các chủ đề thịnh hành và tìm các sản phẩm có thể bán cho các khách hàng truy cập vào trong website blog của bạn (bạn sẽ biết cách tạo sale funnel sẽ được biết ở chương cuối). Hoặc bạn kết hợp thêm Làm Affiliate, Dropphing.
KEYWORD RESEARCH
Nghiên cứu từ khóa có lẽ là quá trình ít được yêu thích nhất (đối với hầu hết mọi người) trong việc xây dựng trang web khi muốn kiếm tiền qua đặt quảng cáo Google Adsense. Nhưng nó cũng là một trong những điều quan trọng nhất.
Bạn có thể làm tốt nghiên cứu Niche, có một nội dung độc đáo, và tối ưu hóa trang web của bạn, nhưng nếu bạn không làm bước nghiên cứu từ khóa tốt, thì thật là sai lầm. Hãy tưởng tượng nghiên cứu từ khóa là nền móng ngôi nhà của bạn. Giả sử bạn sử dụng một loại vật liệu ít tốn kém hơn và dễ bị nứt. Điều gì sẽ xảy ra? Bạn xây dựng mọi thứ khác tốt và sau đó tất cả nó sẽ bị sụp xuống.
Nói cách khác, nghiên cứu từ khóa là điều mà bạn đặt nền móng cho website bạn sẽ xây dựng, và bạn muốn nó đứng vững chắc…website sẽ hoàn toàn tồn tại và có định hướng phát triển lâu dài rõ ràng.
Như các Maketer đã biết, Google đã cho phép người dùng sử dụng AdWords để chuyển sang công cụ lập kế hoạch từ khóa. Hiện tại công cụ lập kế hoạch từ khóa trong Google Adwords đã loại bỏ chỉ số chính xác tìm kiếm hàng tháng, và thay vào đó là ước lược số lượng người tìm kiếm trong khoảng một con số. Bạn sẽ bắt gặp những từ khóa dao động lượng search tìm kiếm hàng tháng từ 1k-10k. Điều tuyệt vời công cụ nghiên cứ từ khóa dựa trên Bigdata vẫn còn cho ta sử dụng Free vậy bạn hãy sẵn sàng sử dụng và hài lòng với nó.
Dưới đây là ý kiến của tôi về các công cụ từ khoá và bạn có thể chọn công cụ nào bạn muốn sử dụng :
Keyword Planner – Google AdWords
Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa mà tất cả chúng ta đều biết và yêu thích. Bạn nhập vào từ khoá của bạn và nó cung cấp nó sẽ cho bạn chỉ số về sự cạnh tranh, lưu lượng tìm kiếm và giá mỗi lần nhấp chuột (CPC) cho từ khoá và các từ khóa có liên quan của bạn.
Có một vài chức năng rất bá đạo cho công cụ từ khóa này. Trước tiên, bạn có thể lấy ý tưởng từ khóa, và công cụ này sẽ cung cấp cho bạn các từ khóa liên quan.
Để có thể vào mục đó, bạn truy cập vào Google Adwords => vào mục menu “Công cụ” => chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”
Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn một và các từ khóa tương tự và sau đó các từ khoá liên quan dựa trên nó. Để dễ hiểu chúng ta hãy xem thêm một ví dụ.
Tôi gõ vào từ khóa “cách nuôi chó”. nhập vào mục thông tin và bấm vào nút “Lấy ý tưởng”
Điều này khá hữu ích nếu bạn muốn tìm nhiều từ khóa để viết bài cho chủ đề bạn lựa chọn.
Điều hay là tổng lượng search khách hàng đang cần tìm về mảng này là 100.000 đến 1 Triệu, thị trường khá tốt. Để tự tin tiếp dùng các Tool tìm Trends như tôi đã nêu ở trên.
Bạn hoàn toàn đăng ký một tài khoản miễn phí Google Adwords và bạn không có bất kỳ khó khăn nào.
- Ngoài ra, trong “Tùy chọn và Bộ lọc Nâng cao” hãy chọn quốc gia và ngôn ngữ của bạn. Cuối cùng, chọn hộp kiểm có nội dung “Chỉ hiển thị các ý tưởng liên quan chặt chẽ đến cụm từ tìm kiếm của tôi”.
- Đối với các tiêu chí có lợi cho bạn, bạn cần phải xem xét các Tìm kiếm Hàng tháng Theo Địa phương và không phải là Tìm kiếm Hàng tháng Toàn cầu. Điều này sẽ cung cấp cho bạn một mô tả chính xác hơn về tiềm năng của từ khóa.
Điều này là rất tốt để có được một cái nhìn nhanh vào lưu lượng tìm kiếm của một từ khóa. Tuy nhiên, CPC có một chút sẽ gây hiểu nhầm cho bạn. Trên thực tế, nó hoàn toàn thay đổi theo giá thầu của người mua quảng cáo. CPC cho thấy trong kết quả là dành cho mạng tìm kiếm chứ không phải mạng nội dung như chúng ta sẽ nhắm mục tiêu.
Giải thích: CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click) là 1 hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem, và chỉ trả tiền khi có người dùng chuột nhấn vào liên kết vào quảng cáo của họ.
Mạng tìm kiếm là khi bạn thấy quảng cáo trên trang tìm kiếm của Google, và các nhà quảng cáo phải trả nhiều hơn cho những giá thầu để hiển thị hoặc có click.
Ví dụ khác tôi xem ở mục “Công cụ lập kế hoạch hiển thị”, vào menu “Công cụ” chọn “Công cụ lập kế hoạch hiển thị”, tôi nhập từ khóa “nuoi day con”
Bạn sẽ thấy nó có khoản 10 triệu lượt hiển thị hàng tuần, bấm vào mục từ khóa có rất nhiều từ khóa tiềm năng bạn khai thác, và bạn sẽ thấy đó là mảnh đất mầu mỡ để khách hàng gõ tìm kiếm và vào website của bạn. Điều vui vui ở từ khóa này cho thấy tỉ lệ Nam nhiều hơn Nữ chút, có lẽ đàn ông quan tâm đến nuôi dạy con nhiều hơn..
Nhập cùng một thông số tìm kiếm và bạn sẽ nhận được một CPC thực tế hơn một chút. CPC này là những gì chúng ta sẽ sử dụng làm cơ sở cho các quyết định của chúng ta.
Bởi vì điều này cho chúng ta thấy CPC của mạng nội dung thay vì CPC của mạng tìm kiếm, nó khá là gần gũi hơn với CPC thực tế. Tôi đã so sánh CPC công cụ theo ngữ cảnh hiển thị với CPC và bạn sẽ nhận được lợi nhuân thực sự nhận được từ Adsense là nó gần 68%. Bạn tính ví dụ một người click vào quảng cáo hiển thị trên website của bạn, và để hiển thị trên website của bạn người mua quảng cáo phải mất 1$ vậy bạn được 0.68$ còn lại cho google hưởng.
Kết quả
Đây là điều bạn sẽ nhìn thấy khi bạn nghiên cứu một thuật ngữ trong Google Keyword Planner.
Hình trên cho thấy độ cạnh tranh là trung bình, Hàng tháng lượt tìm kiếm là 1000, Địa phương là 1000 và CPC trung bình là 39.840đ/click (bạn sẽ được hưởng 68% hoa hồng/ click)
Sự “cạnh tranh” là gì trong Adwods:
Đây là một ví dụ cơ bản. Cạnh tranh càng cao thì càng tốt phải không? Đây là mức cạnh tranh cho AdWords (những người mà chào giá trên điều kiện tìm kiếm). Khi điều này hiển thị là cao, nó có nghĩa là nhiều người đang chào giá trên các từ khóa và bạn có một cơ hội tốt hơn để nhận được nhiều lưu lượng hơn và CPC (số tiền trả cho một click) sẽ cao hơn.
Tìm kiếm toàn cầu hàng tháng:
Điều này bạn dễ hiểu hơn nó là các tìm kiếm hàng tháng trên toàn cầu. Nếu bạn không chọn một quốc gia, thì đây sẽ giống như tìm kiếm cục bộ hàng tháng của bạn.
Tìm kiếm hàng tháng theo địa phương:
Đây là số lượng tìm kiếm các quốc gia hàng tháng mà bạn đã chọn. Ví dụ, tôi chọn Hoa Kỳ, vì vậy đây là tổng số tìm kiếm hàng tháng tại Hoa Kỳ
Hình trên cho thấy độ cạnh tranh là cao, Hàng tháng lượt tìm kiếm là 2400, Địa phương là 1300 và CPC trung bình là 3.56$/click (bạn sẽ được hưởng 68% hoa hồng/ click)
Approximate CPC (Tìm kiếm)
Ở đây cũng có một chút gây nhầm lẫn ( như đã được đề cập trước đây ). Đây cũng là giá mỗi lần nhấp chuột được ước tính mà các nhà quảng cáo đang đấu giá cho từ khóa này. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ chỉ nhận được khoảng 68% số tiền này.
Dưới đây là một cái nhìn mới về Google Keyword Planner. Nó khá giống với phần Nhóm quảng cáo của Công cụ Từ khoá mà chúng tôi đã xem xét cách đây một giây.
Nếu bạn không muốn thấy những từ nhất định trong các từ khóa mà bạn không thích, chỉ cần thêm cụm từ đó vào từ khoá Phủ định trong Nhắm mục tiêu và nó sẽ không hiển thị bất kỳ từ khoá nào có từ đó.
Mẹo gợi ý: Để tìm các từ khóa gợi ý nhanh ngoài Google Keyword Planner, còn có các công cụ khác như keywordtool.io, https://neilpatel.com/ubersuggest/ (công cụ này không hỗ trợ từ khóa tiếng Việt). Bạn nên kết hợp để nhanh chóng tìm từ khóa cho bài viết, và đo dung lượng thị trường mà bạn đang nhắm tới. Đồng thời bạn tránh các nội dung liên quan đến Rượu, Poker(Bài bạc),… vì chính sách của Google Adsense cho blog giới hạn điều này.
Chúng ta cần nghiên cứu thêm về công cụ Search của Google
Xin lưu ý rằng website blog của bạn được xuất hiện trên Google nó dựa vào các tiêu chí nhưng chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn một chút để có thể hiểu hơn về nó.
Bạn hãy làm theo tôi, hãy cài đặt addon Quake SEO lên trình duyệt Firefox hoặc Google Chrome: (http://www.seoquake.com). Nhập cụm từ tìm kiếm vào Google: Ví dụ: “Lose 10 Pounds”. Hoặc “Ăn dặm kiểu nhật”.
Bạn sẽ khiếp vía về số lượng trang web cạnh tranh ( khoảng hơn 3 triệu kết quả, độ khó đánh giá trên 90% seoquake). Đừng sợ nó đang báo hiệu thị trường tốt. Ta sẽ để ý đến 10 vị trí hàng đầu trên Google và cùng xem nhé:
Hình ảnh dưới đây miêu tả chi tiết để hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google nó cần hội tụ đủ các yếu tố: Tiêu đề (Title), URL(Đường dẫn website), Miêu tả bài viết(Description)
Chúng ta sẽ biết những tiêu chí xếp hạng của Google những phần sau của cuốn sách, và có 5 tiêu chí quan trọng, cơ bản nhất để đánh giá sự cạnh tranh, yếu tố quan trọng để website blog của chúng ta hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Chúng ta hãy cùng xem xét năm trong số những điều này một cách chi tiết hơn.
Chúng ta sẽ biết những tiêu chí xếp hạng của Google những phần sau của cuốn sách, và có 5 tiêu chí quan trọng, cơ bản nhất để đánh giá sự cạnh tranh, yếu tố quan trọng để website blog của chúng ta hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Chúng ta hãy cùng xem xét năm trong số những điều này một cách chi tiết hơn.
Tiêu đề(Title): Điều quan trọng nhất là trong tiêu đề của Website hiển thị phải chứa từ khóa bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn xem kết quả đầu tiên trong Google, với từ “lose 10 Pounds …” Các trang web xếp hạng tốt hơn TOP 1,2,3 nếu chúng có kết hợp từ khóa chính xác trong tiêu đề.
Luôn đảm bảo rằng tiêu đề trong trang web của bạn có kết hợp chính xác của từ khoá bạn đang nhắm mục tiêu. Chúng ta sẽ học cách để có thứ hạng tốt trên Google ở chương sau, nó được hiểu với thuật ngữ là SEO (Search Engine Optimizition) tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
URL: Trong quá khứ, tên miền website(domain) của bạn có từ khóa chính xác sẽ xếp hạng tốt hơn nếu tên miền gốc khác với từ khóa. tức là http://www.lose10pounds.com sẽ xếp hạng tốt hơn so với đường dẫn URL của website: http://www.weightloss.com/lose10pounds.com.
- Những thay đổi gần đây của Google đã nghiêng về truy cập tự nhiên – có nghĩa là một trang vẫn có thể xếp hạng tốt cho một từ khoá ngay cả khi nó không được tối ưu hóa nếu tên miền không chứa từ khóa hoặc website mới tạo độ uy tín chưa cao. Tôi tin rằng có rất ít điểm khác biệt ở điểm này khi so sánh tên miền website với việc khớp từ khóa so với kinh nghiệm của tôi luôn thấy cả hai đều xếp hạng tốt trong Google.
- Meta-Description: Đây là một trong những yếu tố xếp hạng của từ khóa. Điều này cũng tương tự như tiêu đề mà bạn muốn tìm kiếm kết hợp chính xác của từ khoá trong phần mô tả. Mẹo: Bạn hãy lặp 1-2 lần theo ngữ cảnh chuẩn nhất của từ khóa của bạn. Lưu ý rằng không có kết quả nào mà trong miêu tả lặp lại ba lần kết quả từ khóa
- Pagerank: Đây là những gì Google xếp hạng các trang web cá nhân (không phải trang web) dựa trên độ đáng tin cậy của chúng. Xếp hạng cao hơn (từ 0 đến 10) có nghĩa là thường khó khăn hơn để xếp hạng đối với trang cụ thể này (tất cả những thứ khác là bằng nhau). Hiện tại google đã bỏ thuật toán Pagerank để tạo sân chơi công bằng
- Inbound Links: Đây là tiêu chí sang lọc cuối cùng và đo lường xem có bao nhiêu số lượng các liên kết từ những website khác trên Internet được chỉ về trang web cụ thể này.
Hiện nay số lượng backlink có ý nghĩa – như các thuật toán của Google tính đến cả liên kết cá nhân có liên quan, hay còn gọi là backlink Profiles.
Vậy là bạn đã tự tin và có cho mình một website việc tiếp theo là viết nội dung theo những chủ đề mình đã lựa chọn, đã phân tích từ đầu. Phần 6 sẽ mô tả cho các bạn các điều tuyệt vời để bạn đặt tiếp những viên gạch cuối cùng.
Thực tế những công việc như lựa chọn thị trường để bạn viết blog, cách bạn phân tích nó như thế nào để cho thật khoa học mang tính chất của một mô hình kinh doanh thực sự. Đặc biệt nội dung của cuốn 1 bạn hoàn toàn tự tin tạo cho mình những hệ thống website blog chỉ trong 15 phút, từ lúc mua tên miền đến lúc cài đặt xong một website. Thật tuyệt vời điều đó thật quan trọng vì bạn đã đặt những viên gạch vững chắc đầu tiên cho hệ thống kiếm tiền của mình
Và nếu bạn nào chưa làm được và chưa đọc cuốn 1, thì hãy tìm đọc phải làm được đặc biệt hãy ghi lại những ý chính, các kinh nghiệm của tôi.
Phần 6 sẽ cho bạn biết các bí mật tiếp theo, để bạn truyền cho website blog những nguồn năng lượng đỉnh cao mà ít người biết đến:
- Cách để sáng tạo nội dung dành riêng cho viết Blog
- Cách để đăng ký tài khoản Google Adsense và đặt mã quảng cáo
- Cách tối ưu SEO dễ hiểu đến tàn nhẫn
- Cách để bạn kéo traffic về website và blog của bạn một cách thông minh.
- Các cách để gia tăng lợi nhuận cho blog
Không gì tuyệt vời hơn khi bạn đã có 1 dòng tiền chảy về trong Blog của bạn. Thì việc bạn sử dụng nó và gia tăng lợi nhuận lên là điều không thể tránh khỏi. Và tôi phần 6 này sẽ cho bạn những kim chỉ nam để thực hiện.
“Suy nghĩ của bạn có kết nối mật thiết đến số tài khoản ngân hàng của bạn
– Jim Rohn”