Cùng tìm hiểu Phái nữ đi xét nghiệm ung thư tăng mạnh vì Angelina Jolie, chi tiết bài viết:
Khi Angelina Jolie quyết định công khai quá trình trị liệu ngăn ngừa ung thư của mình vào năm ngoái, cô đã trực tiếp tác động đến hàng triệu phụ nữ khác trên toàn thế giới. Họ khẩn trương đi xét nghiệm để bảo đảm rằng mình không ở trong trường hợp giống như cô.
Trong quá khứ, mẹ và bà của Angelina Jolie đã lần lượt qua đời vì căn bệnh ung thư buồng trứng ở độ tuổi 56 và 45. Chính vì thế, cô không hề ngạc nhiên khi phát hiện ra bản thân cũng đang mang gene lỗi BRCA1 và có đến 87% khả năng phát triển căn bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Sau nhiều lần suy nghĩ và đắn đo, tháng 2 năm 2013, Angelina đã quyết định thực hiện hai cuộc phẫu thuật cắt bỏ mô vú và buồng trứng để giảm tỷ lệ này xuống còn 5%. Truyền thông thế giới không hề biết đến chuyện này cho đến khi cô công bố bài viết “My Medical Choice” trên ấn bản điện tử của tạp chí New York Time vào ngày 14.5.2013.
Trong đó, Angelina Jolie đã chia sẻ: “Tôi viết về nó lúc này vì tôi hy vọng kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho những phụ nữ khác. Ung thư vẫn là một từ khiến mọi người sợ hãi và làm dấy lên nỗi bất lực sâu thẳm. Nhưng ngày nay, bạn có thể phát hiện mình có khả năng mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng nhờ thử máu, và hành động”. Cách thức điều trị của cô cũng được đăng tải miễn phí trên trang mạng của Pink Lotus Breast Center, với hy vọng “sẽ có ích cho những phụ nữ khác”.
Kể từ ngày hôm đó, “hiệu ứng Angelina” đã tác động một cách mạnh mẽ và sâu rộng đến với rất nhiều người phụ nữ trên toàn thế giới.
Theo hồ sơ từ một trung tâm điều trị ung thư ở Canada, 6 tháng sau khi Angelina Jolie công bố sự việc, số lượng phụ nữ gọi đến để xin tư vấn về gene đã tăng 90%, và số lượng phụ nữ có đủ điều kiện để thử nghiệm tăng 105%. Các nhà nghiên cứu cho biết, điều này đã dẫn đến sự gia tăng gấp đôi số lượng những phụ nữ được phát hiện mang trong mình gene đột biến BRCA1 và BRCA2.
“Sau khi câu chuyện của Angelina Jolie được phát hành, các bác sĩ đã có thể chủ động hơn và khuyến cáo nhiều bệnh nhân hơn; đồng thời, bệnh nhân cũng bày tỏ sự quan tâm và tìm kiếm tư vấn về gene”, tiến sĩ Jacques Raphael, một nhà nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Odette Sunnybrook ở Toronto (Canada), cho biết.
Theo ước tính, gene đột biến BRCA1 và BRCA2 được cho là làm tăng nguy cơ bị ung thư vú lên hơn 50%. Trong 1.000 người phụ nữ thì có khoảng 2-4 người mang gene này. Nó đặc biệt trở nên nguy hiểm nếu như trong gia đình người mang gene có người thân mắc phải ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
Nhiều chuyên gia nhận định, tuyên bố của Angelina Jolie cùng với sự hỗ trợ của truyền thông đã giúp cho nhiều người phụ nữ ý thức hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và tiến hành xét nghiệm nhằm ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau.
Angelina Jolie không phải là người nổi tiếng duy nhất từng mang lại hiệu ứng về mặt sức khỏe. Năm 2000, nữ phát thanh viên Katie Couric đã trải qua một cuộc nội soi trên sóng truyền hình trực tiếp, kéo theo tỷ lệ nội soi trên toàn nước Mỹ tăng lên 20%.
Chí Thiện (Tổng hợp từ TIME)
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google