Cùng tìm hiểu Sạt lở núi Cấm, hiểm họa chực chờ, chi tiết bài viết:
(NLĐO)- Núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang), có độ cao khoảng 716 m. Nhờ có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên trong lành, lại có nhiều chùa chiền, am cốc, hang động nên mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách hành hương đến tham quan. Tuy nhiên, để đến được ngọn núi dựng đứng giữa đồng bằng này thì không ít người phải… rùng mình vì đường lên núi rất khó khăn, hiểm trở.
Từ năm 2007, một con đường láng nhựa phẳng phiu lên núi Cấm có tổng chiều dài gần 7 km với số vốn đầu tư trên 21 tỷ đồng được đưa vào sử dụng đã giúp cho ngành du lịch của tỉnh thu lợi nhuận đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho cư dân miền sơn cước này đỡ phải vất vả hơn khi vận chuyển hàng hóa, nông sản xuống đồng bằng. Tuy nhiên, cùng với đó là tính mạng và tài sản của người dân địa phương cũng như đối với khách thập phương luôn bị đe dọa, nhất là khi phải đối mặt với tình trạng sạt lở đá núi vào những tháng mùa mưa.
Nhiều tảng đá to đã được xẻ nhỏ để đơn vị thi công làm tường chắn cho việc lùi toàn bộ những tảng đá có nguy cơ sạt lở còn lại.
Hiểm họa đã có từ lâu
Cách nay hơn năm, khi chúng tôi có dịp lên núi Cấm và được nghe một số lão nông kể rằng từ năm 1982-1983, bên vách núi này thường xảy ra các đợt sạt lở khá nghiêm trọng làm thiệt hại tài sản và tính mạng của người dân. Ông Nguyễn Văn Ban (Ba Ban), nói rằng: Trước đây, khách du lịch và người dân muốn lên xuống núi phải leo theo những lối mòn chính từ chân núi lên suối Thanh Long hoặc lộ Công Binh.
Có khi sau một trận mưa dầm, nước từ trên cao cuồn cuộn chảy và cuốn theo đất, đá, cát xuống vùi lấp toàn bộ hoa màu, cây ăn trái, nhà cửa và cả tính mạng con người. Theo ông Ba Ban, cứ đêm nào có mưa dông lớn là hầu như không ai dám chợp mắt vì sợ bị đá đè. Nhất là khi nghe có tiếng động bất thường tựa như tiếng nổ bom, mìn hay tiếng trời gầm là mọi người phải chạy tìm chỗ lánh nạn. Có những người sức khỏe kém chạy không nổi phải chui xuống gầm giường trốn đỡ.
Đặc biệt là trận lở núi kinh hoàng nhất là vào năm 1983 tại khu vực lộ Công Binh đã làm 2 ni cô và 1 người dân địa phương tử vong.
Đặc biệt là trận lở núi kinh hoàng nhất là vào năm 1983 tại khu vực lộ Công Binh đã làm 2 ni cô và 1 người dân địa phương tử vong.
“Tôi còn nhớ vào khoảng 4 giờ sáng hôm đó, hầu hết dân trên núi đều nghe có nhiều tiếng nổ và kèm theo tiếng cây gãy liên hồi. Trong chốc lát, cây cối, đất đá từ lộ Công Binh tràn xuống và nằm ngổn ngang đường lên suối Thanh Long. Cùng thời điểm đó, bên kia vách núi thuộc khu vực hồ Ô Tức Sa cũng xảy ra trận sạt lở đá kinh hoàng, quét sạch toàn bộ hoa màu, cây ăn trái của bà con với bề ngang khoảng 2 công đất. Nghe nói bên đó cũng có một người dân làm vườn bị đá chôn vùi chết trong căn chòi nhưng không còn nhớ rõ tên gì”, ông ba Ban nhớ lại.
Chực chờ tai nạn
Mặc dù hiện nay núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt 2 ở miền Tây và có hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng mỗi năm, nhưng kể từ khi con đường lên núi được đưa vào sử dụng đến nay chưa đầy 5 năm đã xảy ra 2 vụ tai nạn kinh hoàng, cướp đi gần chục mạng người. Vụ tai nạn đầu tiên xảy ra vào ngày 9-2-2010, lúc đó xe khách “ngoài luồng” BKS 67L-3739 do tài xế Nguyễn Văn Thơm (53 tuổi, ngụ huyện Châu Phú) điều khiển chở 16 khách sau khi vãng cảnh chùa Phật Lớn, trên đường xuống núi Cấm, đoạn lưng chừng núi, thì đột nhiên lạc tay lái và tuột dốc không phanh.
Xe lao nhanh về phía trước va vào 1 xe gắn máy và cán ngang qua 1 xe máy khác nhưng rất may là người chạy xe máy nhảy thoát kịp. Chiếc xe ôtô thẳng tiến xuống dốc rồi tông vào vách núi. Khi đó chiếc xe gắn máy thứ ba đi cùng chiều do anh Nguyễn Văn Phê chở theo mẹ là bà Trần Thị Bợ bị xe ô tô cán bẹp làm cả 2 chết tại chỗ. Ngày hôm sau, tài xế Thơm cũng tử nạn tại bệnh viện do chấn thương sọ não.
Vị trí sạt lở vào ngày 5-5 đã được cấm biển báo nguy hiểm
Theo nhiều người dân cho biết sở dĩ núi Cấm bị sạt lở ngày càng gia tăng là có một phần nguyên nhân từ khi các đơn vị thi công đặt thuốc nổ phá đá làm đường dẫn lên núi từ năm 2003. Con đường thi công xong đã để lại vách đá thẳng đứng, có nơi cao đến gần 1 km (tính theo đường rừng) nên xuất hiện thêm nhiều nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện lên xuống núi. Đặc biệt là đoạn đường từ vồ Cứu Nạn đến dốc Bốn Ngàn. Đây cũng chính là đoạn đường đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc vừa qua trên núi Cấm.
Chiều ngày 6-5, ông Lý Thanh Sang, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch An Giang, cho rằng nguyên nhân của vụ tai nạn lần này có thể là những tảng đá khổng lồ bị long chân do nguồn nước đổ từ trên đỉnh đồi xuống. Cùng với tuần trước xuất hiện 2 cơn mưa lớn vào buổi trưa có kèm theo gió giật mạnh nên các tảng đá tuột khỏi vị trí cũ và gây ra tai nạn.
Theo kế hoạch, những tảng đá nằm ngổn ngang trên mặt đường dẫn sẽ được xẻ nhỏ và đặt y chỗ cũ để làm tường chắn cho đơn vị thi công thực hiện việc lùi tất cả các tảng đá có nguy cơ sạt lở còn lại. Riêng một tảng đá lớn nhất nằm cạnh chiếc xe gặp nạn rất khó xử lí và phải chờ đến các cơ quan chuyên môn của tỉnh giúp đỡ.
Ông Sang nói: “ Sự cố đáng tiếc này thật sự là một điều bất ngờ và ngoài tầm kiểm soát của công ty vì tảng đá nằm khuất bên trong ở độ cao khoảng 600 m”.
|
Bài và ảnh: Thốt Nốt
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google