Cùng tìm hiểu Thứ M.U làm mai một, Tottenham lại làm tốt, chi tiết bài viết:
Đã qua rồi cái thời M.U ra sân với những trụ cột do chính tay họ đào tạo nên. Cơn gió ấy giờ đang trở nên lồng lộng tại White Hart Lane, nơi Mauricio Pochettino đang từng bước tạo nên đế chế của riêng mình bằng các tài năng trẻ bản địa.
Kane (trái) là niềm hy vọng của cả nước Anh
Không khó để nhận ra rằng M.U đang đánh mất dần bản sắc của một đội bóng giàu truyền thống bậc nhất xứ sương mù, dù trong 80 năm qua (trải qua hơn 3.700 trận đấu), họ vẫn duy trì việc có ít nhất 1 cầu thủ của lò đào tạo trong đội hình. Đó là một thông số ấn tượng, nhưng có lẽ không nhiều cảm xúc bằng hình ảnh Danny Welbeck vượt qua David De Gea, ghi bàn loại M.U khỏi FA Cup mùa này. Đó là thứ cảm xúc mà người M.U gần như chưa bao giờ trải qua dưới thời Sir Alex Ferguson, nhưng nó đã đến khi Louis van Gaal cập bến cùng cách làm bóng đá trẻ kiểu “nửa mùa”.
Không ngoa khi nói rằng Sir Alex đã tạo dựng hình ảnh của mình nhờ “Thế hệ 92” của sân Old Trafford, với những Ryan Giggs, Paul Scholes, David Beckham, Nicky Butt, Gary Neville và Phil Neville. Sau giai đoạn đó, lần lượt những Welbeck, Wes Brown, John O’Shea và Tom Cleverley đã được “ra lò”, nhưng hiện tại không ai còn gắn bó với đội bóng. Tình hình ngày một trở nên tệ hơn, khi những sản phẩm được coi là tốt nhất của lò Carrington hiện tại: Jonny Evans, Adnan Januzaj, James Wilson, Paddy McNair, chưa hề đủ trình độ để được đá chính thường xuyên.
Việc BLĐ M.U dự kiến sẽ chi thêm 150 triệu bảng nữa vào việc mua cầu thủ vào mùa Hè tới càng làm dấy lên những lo ngại, hơn là hy vọng. Tiền bỏ ra, tức là ngôi sao sẽ về, mà ngôi sao đến, nghĩa là những tài năng trẻ sẽ không còn đất diễn. Nếu ví dụ về Welbeck là chưa đủ thuyết phục, thì Paul Pogba là hình ảnh mà các CĐV M.U phải cảm thấy đau lòng. Nếu tiếp tục đi theo hướng dùng tiền mua sao hoặc đào tạo trẻ kiểu nửa mùa, “Quỷ đỏ” sẽ mất đi truyền thống, sẽ trở thành một “Chelsea mới”, “Man City mới”, hay “Real mới”. Chính xác hơn: Một đội bóng thiếu cá tính.
M.U chưa thể có một bộ khung trẻ ổn định
Nhìn Radamel Falcao và Angel di Maria thi đấu chật vật, người ta lại còn có lí do để nghi ngờ về hiệu quả của việc dùng tiền mang sao về Old Trafford của các ông chủ M.U. Van Gaal rõ ràng đang “xây nhà từ nóc”, khi ông chưa đem lại cho M.U một bộ khung vững chãi. Di Maria và Falcao cần những người hiểu bóng đá Anh để truyền cảm hứng cho họ, chứ đừng hy vọng bộ đôi này giúp các đồng đội xung quanh thăng hoa. Sự lâu dài trong kế hoạch, những bước tính “nhìn xa trông rộng”, là điều các CĐV mong chờ ở Van Gaal, chứ không phải là những bản hợp đồng “số má”.
DÙNG NGƯỜI ANH CHO BÓNG ĐÁ ANH
Trớ trêu thay, đối thủ của M.U vào đêm mai, Tottenham, lại đang rất thành công với hướng đi này. Bên cạnh Southampton, Spurs cho thấy họ là niềm hy vọng của cả nước Anh nói chung, khi đang góp phần tạo nên một thế hệ cầu thủ Anh chất lượng cao và đầy khát khao chiến thắng. Harry Kane, tiền đạo đang “làm mưa làm gió” tại Premier League, gia nhập CLB từ năm 11 tuổi, Andros Townsend thậm chí còn sớm hơn: 8 tuổi, còn Ryan Mason đến với Spurs lúc 16 tuổi. Không chỉ với người Anh, Nabil Bentaleb (Algeria) cũng đã có trải nghiệm ở đội trẻ Spurs từ năm 17 tuổi.
Bên cạnh đó, Spurs còn sở hữu bộ ba tài năng trẻ ở hàng thủ, dù không do họ đào tạo ra, nhưng đã cập bến CLB khi còn rất trẻ: Danny Rose (từ lò đào tạo Leeds United, đến vào năm 17 tuổi), Kyle Walker (từ lò đào tạo Sheffield United, đến vào năm 19 tuổi), và Eric Dier (lò đào tạo Sporting Lisbon, đến vào năm 20 tuổi). Họ đến sân White Hart Lane trong giai đoạn còn rất nhiều thứ để phát triển, và dưới trướng một HLV được tiếng là “mát tay” với các cầu thủ trẻ như Pochettino, hãy hy vọng Spurs sẽ dần dần có một đội ngũ như Southampton mùa giải 2013/14 đã sở hữu.
Spurs đang bay cao với những cầu thủ tự đào tạo
Không quá khi nói rằng Spurs đang sở hữu bộ mặt của ĐT Anh tương lai, khi những nhân tố của họ có tiềm năng cực lớn. Hãy nhìn vào thành công của các ĐTQG Italia, Đức hay Tây Ban Nha trong 1 thập kỷ đã qua, dấu ấn cầu thủ bản địa là rất đậm nét. Lí do người Anh chỉ là “hổ giấy” ở các giải đấu quốc tế, có thể được giải thích rằng bộ khung mà họ sở hữu không có được sự kết dính cần thiết. Nguyên nhân rất đơn giản: Số lượng cầu thủ bản địa mà họ được sát cánh mỗi tuần ở các CLB là quá ít, dẫn đến việc cảm giác giữa những người Anh với nhau trên tuyển gặp vấn đề.
Trận đấu tới trên sân Old Trafford, các CĐV Spurs có thể sẽ hát vang tên của Kane, như là một sự hạ bệ đối với M.U. Thử nghĩ xem, người M.U từng tự hào vì họ đã tạo nên một David Beckham nổi danh toàn cầu, còn bây giờ lại đang phải chứng kiến đội bóng Bắc London tạo ra một “sản phẩm bản địa” có sức cuốn hút không hề nhỏ. Sự có mặt của Kane và các tài năng trẻ bản địa tại Old Trafford sẽ khiến Sir Bobby Charlton trên khán đài phải chột dạ, bởi người đàn ông 77 tuổi sẽ thấy đâu đó hình bóng của một “Thế hệ 92” đang lặp lại, nhưng lại khoác lên mình chiếc áo trắng.
90,2 – Theo một thống kê mới đây, Southampton là đội bóng đào tạo trẻ hiệu quả nhất trong 5 giải đấu hàng đầu châu Âu, với việc thu lãi tới 90,2 triệu euro qua việc bán cầu thủ trẻ, tính đến thời điểm hiện tại. Xếp sau đó là Lille (76 triệu euro), Real Sociedad (62,2 triệu euro), Sevilla (51,5 triệu euro) và Dortmund (43,5 triệu euro).
Đáng chú ý, lò đào tạo của các CLB lớn như Chelsea, Arsenal, Juventus và Inter Milan không góp mặt trong top 20, trong khi những học viện trẻ của Real, Barca, Bayern, M.U và PSG lần lượt xếp ở các vị trí 6, 7, 12, 13, 14. |
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google