Cùng tìm hiểu “Thực phẩm sạch” có thực sự… sạch?, chi tiết bài viết:
Hết hoa quả bị ủ hoá chất nhanh chín, lợn nuôi bằng thuốc tăng trọng, rau, giá đỗ phun thuốc kích thích đến gà thải loại, chưa bao giờ người dân cảm thấy bất an với bữa ăn hàng ngày của mình như hiện nay. Và để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình, nhu cầu tìm kiếm thực phẩm sạch của người tiêu dùng trở nên bức thiết hơn giờ hết.
Đáp ứng nhu cầu này, các cửa hàng chưng biển bán thịt rau an toàn đua nhau mọc lên. Tuy nhiên theo chính những người trong nghề thì thị trường thực phẩm an toàn đang thật giả lẫn lộn không ai kiểm chứng. Một lần nữa, người dân đứng trước nguy cơ vẫn ăn thực phẩm bẩn nhưng phải trả tiền cao gấp mấy lần.
Tại một cửa hàng chưng biển thực phẩm sạch trên phố Ngọc Khánh, theo giới thiệu của chủ cửa hàng, rau được trồng theo phương pháp hữu cơ tức là hoàn toàn không sử dụng hoá chất. Thịt lợn bản mường, cá rô đồng, đồ biển thì chưa qua xử lý (tức là chưa bị ướp ure). Mặc dù cố gắng chưng nhiều ảnh, tư liệu về quá trình nuôi trồng hoàn toàn không dùng hoá chất, nhưng anh Dũng, chủ cửa hàng công nhận nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, khó mà phân biệt được chúng với rau thịt bán ngoài chợ.
Anh Nguyễn Tuấn Dũng, Chủ cửa hàng Rau Hữu Cơ Tràng An cho biết: “Rau an toàn và rau hữu cơ không dễ phân biệt vì màu sắc tương đối giống nhau.”
Nhóm phóng viên Bản tin Tiêu dùng đã làm một phép thử. Chúng tôi mua một ít rau tại cửa hàng anh Dũng bao gồm một cây bắp cải có giá 20.000 đồng và 1 mớ rau mồng tơi có giá 13.000 đồng. Đây cũng là mức giá phổ biến của rau an toàn tại các chợ và siêu thị, tức là vào khoảng 25 – 27.000 đồng/kg.
Sau đó chúng tôi đi ra chợ. Tại khu chợ này, chúng tôi tìm mua những thứ rau tương tự. Tuy nhiên, cây bắp cải chỉ có giá 10.000 đồng còn mớ mùng tơi là 3.000 đồng. Nhóm phóng viên đi hỏi từng người đi chợ rằng trong hai loại rau này, họ có phân biệt được đâu là rau chúng tôi tôi mua ở cửa hàng rau sạch, đâu là rau tôi mua ngoài chợ hay không?
Sau một hồi đi lòng vòng trong chợ, câu trả lời mà chúng tôi nhận được nhiều nhất là “không thể phân biệt được”. Vậy có nghĩa là đặc điểm duy nhất phân biệt giữa ra mua ở cửa hàng rau sạch và rau mua ngoài chợ chính là chiếc túi nylon đựng rau và mức giá chênh lệch nhau từ 2 – 4 lần.
Tiếp đó, chúng tôi hy vọng sau khi chế biến và ăn thử sẽ tìm ra điểm khác biệt.
Nhưng câu trả lời vẫn như lần trước. Nhìn không phân biệt được mà ăn cũng khó nhận ra. Thực tế này đặt ra một câu hỏi, nếu những cửa hàng rau an toàn nhập rau thường rồi bán với giá rau an toàn thì người tiêu dùng làm sao nhận biết được? Và chính những người trong nghề cho biết hiện nay không ít người sản xuất và người phân phối thực phẩm an toàn đang lợi dụng sự lo lắng của người tiêu dùng để gian lận và trục lợi bất chính.
Anh Nguyễn Tuấn Dũng, Chủ cửa hàng Rau Hữu Cơ Tràng An nói: “Tôi có tiếp xúc với nhiều nhà sản xuất thì thường được nghe “mình không làm thế, không xanh non thế thì không bán được”. Ngoài việc lạm dụng các loại thuốc người ta có thể thêm các động tác như khi chuẩn bị thu hái người ta cho những loại côn trùng ăn lá, ăn nhanh… làm cho người tiêu dùng có thể nhầm lẫn là do sâu tự nhiên ăn”.
Sản xuất rau theo phương pháp tự nhiên tốn chi phí và thời gian hơn nhiều so với việc dùng chất kích thích. Không cần làm phép tính cũng có thể biết nhập rau thường rồi bán với giá rau an toàn thì thu được lợi lớn đến thế nào. Và hơn hết, nhiều người tiêu dùng đang mua thực phẩm sạch hoàn toàn chỉ bằng niềm tin phải trả tiền cao gấp mấy lần cho một mớ rau, cân thịt chỉ vì hai chữ “Yên Tâm”. Mà rồi, vẫn có thể bị ăn rau không sạch.
Quý vị quan tâm tới vấn đề này có thể xem lại chương trình tại đây.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google