Cùng tìm hiểu Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở, chi tiết bài viết:
SKĐS – Một tiệm bán bánh tráng cuốn trộn nổi tiếng ở Sài Gòn vừa bị một nhân viên phanh phui sự thật ghê rợn về vệ sinh an toàn thực phẩm của quán. Nhân viên này cũng đã nghỉ việc để phản đối cách làm việc của chủ tiệm.
SKĐS – Một tiệm bán bánh tráng cuốn trộn nổi tiếng ở Sài Gòn vừa bị một nhân viên phanh phui sự thật ghê rợn về vệ sinh an toàn thực phẩm của quán. Nhân viên này cũng đã nghỉ việc để phản đối cách làm việc của chủ tiệm.
Bắt đầu làm nhân viên phụ việc cho tiệm Bánh tráng có tên D.H trên đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10 từ ngày 11/6, L.T.Đ (sinh viên trường ĐH Tài chính Marketing) đã chứng kiến nhiều sự việc kinh hoàng trong khâu chế biến, bảo quản thực phẩm của quán. Không đồng ý với cách làm việc của chủ tiệm bánh tráng, Đ. đã xin nghỉ và phanh phui toàn bộ câu chuyện, hình ảnh mà Đ. đã ghi lại được trong thời gian làm việc tại đây.
Trên một diễn đàn về các địa điểm ăn uống, Đ. viết: “Mình xin tự giới thiệu mình đã từng làm trong quán trong thời gian đầu quán mới mở và hiện nay mình đã nghỉ làm vì không đồng ý với cách làm việc của dì H. Mình sẽ trình bày dưới đây để mọi người có thể hiểu rõ hơn.”
Sau đó, Đ. bắt đầu phản ánh, từ vấn đề rau răm không được rửa kỹ, bánh tráng bị chuột gặm cho đến thông tin cực sốc: trứng cút sau khi lột vỏ sẽ bỏ trong chiếc rổ vắt của bộ cây lau nhà 360. Xin được tóm tắt một phần những phản ánh kinh hoàng của Đ. như sau:
“Đầu tiên đó là về vấn đề rau răm: Rau được mua về và lặt (nhặt-PV) rất sơ sài, mình đã có ý kiến là chỉ nên lặt lá để có thể tiết kiệm và sạch hơn nhưng D.H không đồng ý và nói với mình là chỉ cần nắm một chùm và bẻ đôi là được. Chưa kể khu vực rửa rau rất dơ vì ngay cạnh đó là nắp cống mà trong đó có nhiều gián, trùng bò lúc nhúc và chỉ đc che đậy bởi 1 miếng gạch che ngay miệng cống. Ngoài ra nằm gần đó là 1 cái ổ chuột rất lớn và chuột thì cứ như đi dạo khi không có người ở đây
Thứ hai đó là về bánh tráng: Bánh tráng được bảo quản hời hợt nên bị chuột ở đây gặm nham nhở. Nhưng D.H vẫn không đồng ý bỏ những xấp bánh tránh bị chuột gặm này mà vẫn thản nhiên dùng nó để cuốn bánh cho khách. Nghe dì làm chung kể rằng bên chi nhánh chính, bánh tráng bên đấy bị chuột chui vào gặm gần hết và lại còn cả xác chuột chết ở trong thùng đựng bánh tráng nhưng dì Hồng vẫn không bỏ đi mà vẫn sử dụng tiếp tục để bán cho khách.
Thứ ba đó là vấn đề về ớt được dùng để bán ở đây: Lúc mới vào làm mình cứ nghĩ ớt được chế biến rồi mới đem vào sử dụng nhưng đến một lần đang lúc bán nhưng ớt đã hết thì D.H có kêu mình vào lấy bịch dầu ăn đã mua sẵn (thật sự khi cầm bịch dầu ăn ấy mình cũng không thể xác định đó là dầu gì vì không có bao bì nhãn mác gì cả) đổ vào hũ ớt và bỏ ớt xay vào rồi là thành dung dịch ớt. Mình có hỏi dì là: “Làm vậy ăn lỡ đau bụng thì sao? Dầu này là dầu gì vậy dì?”. Đáp lại câu hỏi là câu trả lời thẳng thắn là: “Kệ đi con biết làm sao giờ, cứ bán đi không sao đâu”.
Thứ 4 đó là vấn đề trứng cút: Trứng cút hằng ngày được chứa trong bao nilon được để ở dưới ghế, trứng cút sau khi lột xong không được rửa sạch sẽ mà đem ra bán trực tiếp, chưa kể trong một lần dì bán chung đã vô tình chụp lại được trứng cút sau khi lột xong và bỏ vào cái xô dùng để lau nhà (trứng đc bỏ vào cái phần dùng để vắt nước xả lau nhà). Nhiều lần trứng cút bị rớt xuống sàn nhà khi đang cuốn vẫn được dì nhặt lên để sử dụng tiếp. Trong những ngày đầu khi bán và quán lúc đó chưa đông thì có một lần do che đậy không kĩ trứng cút được lột vỏ rồi bỏ vào thùng mút đựng đá không che đậy đã bị chuột cắn và ăn hết một nửa số trứng nhưng dì vẫn tiếp tục rửa lại và sử dụng để bán cho khách….”
Ngoài những phản ánh trên, trong quá trình trò chuyện với Đ., em còn cho biết có lần còn thấy một con nhện rớt vào ly nước chấm do không được che đậy kỹ, dụng cụ để xúc đá trước đó là đồ xúc rác, tô đựng khô bò là tô đựng thức ăn cho chó, kéo dùng để cắt trứng cút không bao giờ rửa… và nhiều vấn đề khác làm Đ. ám ảnh. “Chị để ý đi, cái bàn để cuốn bánh tráng nhìn sạch đẹp chứ thật ra được lau bằng một cái khăn rất dơ. Ngày trước em giặt khăn rất kỹ nhưng vắt cũng toàn ra nhớt. Bây giờ em nghỉ rồi nhưng nghe nói cái khăn ấy vẫn được lau đi lau lại cả ngày mà không ai giặt”, Đ. cho biết.
Bài phản ánh của Đ. được đăng lên diễn đàn từ tối qua nhưng đến sáng nay, tiệm bánh tráng của D.H vẫn hoạt động bình thường. Khi chúng tôi đến, chủ quán và một nhân viên vẫn bận rộn cuốn bánh tráng trên chiếc bàn không lót dĩa. Với giá khá rẻ, chỉ 1.500 đồng/cuốn, lại đối diện trường Đại học nên tiệm bánh tráng lúc nào cũng có khách ra vô nườm nượp.
Chủ quán và nhân viên cuốn bánh tráng trên chiếc mặt bàn ẩm ướt.
Dù tận mắt nhìn công đoạn cuốn bánh tráng như thế nhưng những khách quen vẫn ăn như thường vì cho rằng “Mấy món ăn vặt ở Sài Gòn làm sao mà sạch sẽ được, cứ ăn đi có chết đâu mà sợ.”
Những người cuốn bánh tráng không đeo bao tay, bánh tráng cuốn xong xếp trên bàn rồi bỏ vào bọc nilon bán cho khách.
Cũng theo Đ., nước dùng trong bình xịt nước để làm bánh tráng mềm là nước máy được lấy trực tiếp từ phòng vệ sinh hoặc nơi rửa chén chứ không phải là nước đun sôi để nguội và được dùng từ ngày này qua ngày khác.
Chủ tiệm bánh tráng cho biết bị nhân viên “chơi xỏ”
Khi biết thông tin những sự việc được phanh phui trên diễn đàn, chủ tiệm bánh tráng kể trên đã khẳng định tất cả những hình ảnh là dàn dựng và thông tin hoàn toàn bịa đặt. Chiều ngày 21/7, chủ tiệm bánh tráng nói với chúng tôi: “Dì tức muốn khóc, thật sự không thể nào tin nổi. Dì mướn 3 nhân viên và cho 2 đứa nghỉ vì tụi nó đòi mức lương quá cao, 500.000 đồng/ ngày. Không ngờ tụi nó bêu xấu hình ảnh cửa tiệm như vậy”.
Hỏi về việc hình ảnh bánh tráng bị chuột cắn, trứng cút để trong rổ vắt nước lau nhà, bà chủ này nói:”Tụi nó cố ý làm vậy để chụp ảnh hại dì đó con!”
Tuy nhiên khi liên lạc lại với Đ, Đ. vẫn khẳng định những điều mình phản ánh là có căn cứ và sẵn sàng đối chứng. Về tiền lương, Đ cho biết chủ tiệm bánh tráng D.H trả 15.000 đồng/ giờ. “Lúc đầu em làm từ sáng đến tối, dì còn cho ăn 3 bữa. Nhưng sau này quán đông, dì bắt làm việc liên tục, chỉ ăn được mỗi buổi sáng. Em làm với bạn gái em, cả hai còn trẻ nên không sao, chỉ tội người cô làm chung tối ngủ lại tại đây mà ăn như vậy thì đâu có sức để làm việc. Đồ ăn dì mua có lúc mua từ sáng sớm nhưng đến tối mới được ăn. Khi ăn thì lúc nào cũng bị hối thúc ăn nhanh và tranh thủ. Mệt lắm chị ạ!”, Đ. nói.
Đồng ý kiến với bài phản ánh của Đ., trên các diễn đàn, facebook, nhiều khách hàng từng là nạn nhân cũng lên tiếng. Như bạn Nguyên Thảo đã nói: “Nhà mình gần đây và mình là mối ruột của dì ăn từ lúc cách đây 4-5 năm khi mà tiệm này chưa nổi tiếng như bây giờ. Nhưng mình cũng từng là nạn nhân chứng kiến con gái chủ quán đang sấy khô cho con chó xong không có rửa tay lại mà lại phụ cuốn bánh tráng luôn. Từ đó mình đã tạch chỗ bánh tráng này”.
Cũng có bạn “đồng cảm” và bình luận rằng: “Ở Việt Nam, chuyện này bình thường. Nếu bạn là chủ quán, điếu thuốc bạn đang hút vô tình rơi xuống đất, bạn thản nhiên lượm lên hút tiếp. Ổ bánh mì bạn cắn được vài miếng rơi xuống đất, tôi tin bạn sẽ lượm lên ăn tiếp. Nói chung là do: Nghèo”.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google