Nếu người khác có lời nói không hay hành động làm cho ta thấy buồn và nát lòng thì ta có dễ dàng tha thứ cho họ hay không.
Giả sử lỗi lầm của người kia khoảng một gang tay mà trái tim ta chỉ có sẵn một gang rưỡi, thì xem như ta chứa đựng được. Nhưng nếu lỗi lầm của người kia lên tới một gang rưỡi hay hai gang tay thì làm sao trái tim ta bắt buộc phải nới rộng ra để dung hòa và chứa đựng, nhưng trái tim ta chỉ có thể dung nạp sự tha thứ đến bằng ấy mà không thể nới rộng ra thêm thì có lẽ sự tha thứ đó sẽ bất thành.
Nếu bình tĩnh quan sát thì có lẽ người gây ra lỗi lầm mới chính là kẻ tội nghiệp, họ có thể làm ta đau trong nhất thời, nhưng sự ân hận sẽ bủa vây hành hạ họ trong từng giây phút. Họ tỏ ra cứng đầu và không chiu nhận hay hối lỗi thì càng đáng thương hơn, bởi không bao giờ họ có được cảm giác an lành và hạnh phúc vững vàng.
Tuy ta không phải là bậc thánh để có thể tha thứ hết cho mọi tội lỗi mà họ gây ra. Nhưng nếu trái tim ta còn chứa đựng thì hãy nên tha thứ cho nhau đi. Tha thứ là linh dược để có thể chữa trị mọi nổi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và người tha thứ. Thà tha lầm còn hơn trách lỡ.
Lỡ khi nhận ra chính thái độ cố chấp và hẹp hòi của ta vô tình đẫy người kia rơi xuống vực thẩm, thì ta sẽ ân hận thêm, ngược lại nếu như chính thái độ và quyết định tha thứ của ta có cơ hội cứu chữa thì còn chờ đợi gì nữa mà không tha thứ.
Khi trái tim đang trong tình trạnh giãn nở và ngày càng thêm mạnh mẽ là trái tim đã tìm đúng hướng hạnh phúc. Điều đáng sợ nhất trong quá trình yêu thương là để trái tim mình co rút lại hãy luôn sẵn sàng rung cảm,mở rộng yêu thương.
Trong tình yêu thương, nếu tình yêu thương chân thành, mạnh mẽ, cả đôi bên cùng bồi đắp và hết lòng nâng đỡ nhau thì tình cảm ấy không bao giờ gãy đổ.
(Sưu Tầm)
Leave a Reply