Cùng tìm hiểu Trẻ tự kỷ không phải do cách nuôi dưỡng của bố mẹ, chi tiết bài viết:
Không có chuyện vì một cú sốc tâm lý hay bị đối xử bất công, bạo hành tinh thần mà thành tự kỷ. Trẻ tự kỷ không phải do cách nuôi dưỡng của bố mẹ, do gửi con cho người giúp việc, do xem tivi nhiều mà hình thành, mặc dù đến nay vẫn chua phát hiện ra nguyên nhân của chứng tự kỷ.
Vì vậy trẻ tự kỷ cần dược sự cảm thông của cộng đồng, tránh bị nhìn nhận như một đứa trẻ hư, kém vâng lời, có trí tuệ mà không chịu học.
Thông tin trên được tiến sỹ Đào Thu Thủy – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam phân tích tại buổi hội thảo khoa học: “Truyền thông về chứng tự kỷ,” do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số và Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 2/4 tại Hà Nội, nhằm hưởng ứng ngày thế giới nhận thức chứng tự kỷ (2/4).
Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia để hướng đến định hướng dư luận nhận thức đúng đắn hơn về chứng tự kỷ. Thông qua đó, các nhà truyền thông, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực này đã cùng nhau bàn luận, trao đổi ý kiến để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về vấn đề này.
Trong những năm gần đây, chứng tự kỷ đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ trẻ tự kỷ tăng mỗi năm một cao, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, giàu nghèo. Điều đó đã làm cho chứng tự kỷ không còn chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn là vấn đề về sự phát triển.
Chính vì vậy, Liên Hợp quốc đã chọn ngày 2/4 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ và kêu gọi các quốc gia quan tâm tới chứng tự kỷ trước hết là vì sự quan tâm đến con người, sau đó vì chính lợi ích và sự phát triển của mỗi quốc gia.
Tại hội thảo, tiến sỹ Đào Thu Thủy cho biết, tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được thể hiện ra ngoài trong ba năm đầu đời. Tự kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bọ gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế xã hội.
“Đặc điểm của người mắc hội chứng này là khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói, có các sở thích, hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp,” tiến sỹ Thủy chỉ rõ.
Theo các chuyên gia, việc hiểu đúng về người có chứng tự kỷ sẽ giúp cộng đồng thay đổi cách nhìn nhận về đối tượng này.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều phương tiện truyền thông phản ánh chưa đúng về đối tượng này gây hoang mang cho phụ huynh và xã hội. Trẻ tự kỷ rất dễ nhầm lẫn sang những đối tượng có rối loạn về phát triển khác như trẻ khuyết tật trí tuệ, trẻ khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp, trẻ tăng động, trẻ chậm chễ trong sự phát triển.
Theo chuyên gia tâm lý trẻ em Lê Khanh, để đẩy lùi được tình trạng tự kỷ, cần sự chung tay của truyền thông để phá bỏ được hàng rào ngăn cản người tự kỷ với thế giới bên ngoài, biết cách tôn trọng và ứng xử với trẻ tự kỷ như một người bình thường.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng phân tích, số lượng lớn người tự kỷ nếu không được can thiệp sớm, không được hướng dẫn các kỹ năng sống độc lập và hòa nhập cộng đồng, sẽ trở thành một gánh nặng không nhỏ cho xã hội. Một khó khăn nữa là khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ.
Do vậy, việc can thiệp cho trẻ tự kỷ cũng là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên ngành khác nhau. Do vậy, việc hòa nhập cộng đồng của người tự kỷ cũng cần sự hiểu biết, chia sẻ, hỗ trợ và chấp nhận sự khác biệt của cả cộng đồng.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận nhằm tăng cường công tác truyền thông để nhận thức đúng và truyền thông đúng về chứng tự kỷ. Bên cạnh đó bàn luận những khó khăn, thách thức, những kinh nghiệm và kỹ năng truyền thông của các nhà báo./.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google