Cùng tìm hiểu Tự làm bánh trung thu: Tưởng lành hóa hại, chi tiết bài viết:
“Nản” trước cảnh phải xếp hàng cả ngày để mua được cặp bánh Trung thu gia truyền, năm nay để chuẩn bị cho tục phá cỗ đêm Rằm, cư dân mạng đang ồ ạt tự “chế” bánh.
Từ cuối tháng 7 dương lịch, khi các hãng chuyên sản xuất bánh Trung thu chuẩn bị bung hàng thì trên các trang cá nhân nhiều bà nội trợ đã chia sẻ công thức tự chế bánh. Nhờ trào lưu chia sẻ này mà bất kể câu hỏi nào liên quan đến việc làm bánh đều được giải đáp cặn kẽ từng chi tiết. “Chỉ cần lên mạng, gõ cụm từ cách làm bánh Trung thu, sau vài giây đã có hàng trăm ngàn kết quả hướng dẫn tỉ mỉ từ các loại nguyên liệu, công cụ, địa điểm mua, giá cả từng loại tới cách chế biến. Thậm chí nếu cần cả video clip thì các mẹ trên nhiều diễn đàn sẵn sàng chia sẻ” – chị Mai Thu Hường hiện trú tại khu chung cư Đại Thanh, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết.
Nhan nhản khuôn chế bánh không có nguồn gốc được bày bán.
Các bà nội trợ lý giải cho trào lưu tự chế bánh Trung thu xuất phát từ… “niềm đam mê bất tận về bánh trái”. “Làm bánh, vào bếp chế biến các món ăn trong thời buổi mọi kiến thức, công thức được chia sẻ rộng rãi là niềm đam mê của không ít người trong đó có mẹ con nhà tôi. Khi hàng hóa tràn ngập từ ngõ ra phố, người mua chỉ cần mất vài bước chân ra cửa hoặc nhấc điện thoại ít phút là có hàng mang đến tận nơi thì niềm vui mua sắm gần như bị mai một. Với hàng bánh Trung thu, khi muốn có hàng “độc” thì chỉ còn cách lọ mọ đi xếp hàng từ sáng sớm. Cảnh đoàn người dài ngót cây số xếp hàng tại phố Thụy Khê (Hà Nội) để mua bánh khiến không ít người tỏ ra nản chí trong đó có tôi. Vì vậy, vào bếp làm bánh vừa vui nhà, vừa tạo không khí ấm cúng là lựa chọn không tồi” – chị Nguyễn Thị Linh (ở Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội), chia sẻ.
Khi công thức đã sẵn có, thành phần nguyên liệu, chỗ bán, giá mua, thậm chí cả số điện thoại người bán cũng được công khai thì không khó để các bà nội trợ đua nhau trổ tài. Với bánh Trung thu thập cẩm, người làm chỉ cần mua các nguyên liệu sẵn có như bột vỏ bánh, đường, trứng, dầu ăn, hạt sen, lạp xưởng, mứt bí, lá chanh, mỡ đường, nước hoa bưởi, hạt dưa… Sau đó chế biến và mất từ 10-20 phút cho vào lò nướng là đã có mẻ bánh nóng hổi. Với bánh dẻo, các bà nội trợ cho biết, quy trình làm còn đơn giản hơn làm bánh nướng thập cẩm.
Cẩn trọng để “né” hậu họa
Trên các diễn đàn dành cho nữ giới, nhiều bà nội trợ khẳng định, làm bánh cổ truyền tuy sẵn công thức nhưng người làm cũng dễ gặp thất bại. Tình trạng bánh chảy xệ, cháy đen hoặc biến dạng… đã đẩy các bà mẹ vào tình cảnh dở khóc, dở mếu. “Vừa bị con chê, vừa bị chồng “ném đá” và mất mặt với mẹ chồng… là “thành phẩm” thu về sau một ngày hỳ hục làm bánh” – một “tín đồ bánh trái” chia sẻ trên trang cá nhân sau khi thử sức với bánh Trung thu cổ truyền.
Tuy nhiên, “hậu họa” từ bánh tự chế chưa hẳn sẽ dừng ở phạm vi “nội bộ” như nêu trên. Khảo sát của PV và chia sẻ của các bà nội trợ cho thấy, phần lớn các thành phần làm bánh đều được mua sẵn ở chợ dân sinh. Nhiều chủng loại thành phần làm bánh khó xác định được nguồn gốc và chất lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng. Hàng loạt các gian hàng chuyên cung ứng nguyên liệu để làm bánh ở phố cổ, chợ lớn, bé tại Hà Nội và ở nhiều địa phương khác, nguyên liệu làm bánh chỉ được đóng gói rất sơ sài. Nhiều loại không hề có nhãn mác, không địa chỉ xuất xứ, thành phần hay hạn sử dụng. Thậm chí, không ít nguyên liệu đã được chế biến sẵn, người làm chỉ cần mua về “lắp ráp” vào rồi nướng là xong. Đơn cử, bột làm bánh dẻo đã sơ chế giá tối đa cũng chỉ 60.000 đồng/kg; bột làm bánh nướng khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg. Các nguyên liệu làm nhân đã được nhào, nghiền sẵn như đậu xanh, đậu xanh sữa dừa, khoai môn, đậu đỏ… giá tối đa là 100.000 đồng/kg.
Khuôn bánh là bộ phận không thể thiếu để có được thành phẩm bánh Trung thu bắt mắt. Tại thị trường Hà Nội và nhiều địa phương khác trên toàn quốc, nhiều chủ hàng đã bày bán khuôn làm bánh với mẫu mã đa dạng. Chất liệu khuôn chủ yếu được sản xuất từ nhựa với đầy đủ màu sắc, kích cỡ, hoa văn. Giá khuôn nhựa giao động từ vài chục nghìn đến trên 100.000 đồng tùy chủng loại. Ngoài ra, các chủ hàng còn bán các loại khuôn làm bằng gỗ, giá đắt hơn khuôn nhựa vài ba lần và giao động từ 200.000-300.000 đồng/chiếc. Khuôn gỗ cũng được chạm trổ, khắc họa các chi tiết hoa văn đa dạng như khuôn nhựa. Và điều đáng cảnh báo là nhiều sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không nhãn mác… Với khuôn gỗ thì nhiều sản phẩm chủng loại gỗ là gì, có hại cho sức khỏe người dùng hay không?… cũng không được nhà sản xuất công bố. Khách hàng thấy mẫu đẹp, màu bắt mắt thì đua nhau nhặt và khách nhặt càng nhiều chủ hàng càng vui. Những lời quảng bá về tính ưu việt của sản phẩm được rao ra rả nhưng tuyệt nhiên các lời cảnh báo thì các chủ hàng… “làm ngơ”.
Theo khuyến cáo của các nội trợ gia, người làm bánh nên cẩn trọng khi tìm nguyên liệu đầu vào và sử dụng khuôn có nguồn gốc rõ ràng để tránh tình trạng sản phẩm kém chất lượng, chất gây hại có thể “lọt” vào thành phẩm của bánh.
Không ít bà nội trợ đã tự sản xuất và cung ứng bánh Trung thu ra thị trường, tuy nhiên, với thực trạng khó khẳng định nguồn gốc, chất lượng thành phần thì người mua khó lòng được đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi các đơn vị sản xuất thương mại bị kiểm tra gắt gao về chất lượng và an toàn thực phẩm thì nguồn bánh tự chế dễ trở thành “lỗ hổng” có nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe người tiêu dùng. |
Nguồn: Giadinh.net.vn
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google