Cùng tìm hiểu “Vua bà” trăm tuổi và bí quyết trường thọ từ cá sông, chi tiết bài viết:
(ĐSPL) – Dù đã 97 tuổi nhưng cụ bà Phạm Thị Vi vẫn tự tay chèo thuyền thả lưới đánh cá ở gần bến đò Đại Tập (Khoái Châu, Hưng Yên) trên sông Hồng. Người ta gọi cụ là “vua bà của sông Hồng” vì cả trăm năm gắn bó với sông nước…
Trăm năm trôi nổi trên sông…
Ở khu vực bến đò Đại Tập (Khoái Châu – Hưng Yên), không ai không biết cụ Phạm Thị Vi (97 tuổi, hộ khẩu ở xóm 7, thôn Chi Lăng, xã Đại Tập). Bởi ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ vẫn một thân một mình cặm cụi trong chiếc thuyền chỉ ngót 5m2.
Chia sẻ với PV, cụ Vi thều thào cho biết, cụ chẳng nhớ nổi gia đình cụ theo nghiệp sông nước từ bao giờ. Cụ chỉ biết rằng đời cha đời ông của cụ đã lênh đênh trên thuyền. Cụ sinh ra cũng ở dưới sông, lớn lên cũng ở dưới sông và lấy chồng cũng ở dưới sông… trên con thuyền độc mộc. Cụ cùng với bố mẹ cuốn theo dòng nước để bắt cá bắt tôm, rồi đem lên chợ ở gần đó bán. Khi bán hết cá tôm, cụ lại đem đổi lấy gạo, lấy đồ dùng sinh hoạt…
Phóng to |
Chứng minh nhân dân cho biết, cụ sinh năm 1919. |
Thời con gái đôi mươi, cụ xinh tươi như hoa, cũng có biết bao chàng trai theo đuổi. Gia đình cụ túng thiếu triền miên nên cụ không được đi học. Cụ cứ bám riết lấy con thuyền rong ruổi khắp nơi. Đã có rất nhiều người ở trên bờ ngỏ lời nhưng cụ đều từ chối. Không hiểu duyên số đưa đẩy thế nào, cụ lại kết duyên với anh phu kéo chài. Cụ cứ thế trôi dạt khắp nơi như cánh bèo hoang dại trên sông. Chỗ nào có cá, có tôm là thuyền lại neo đậu gần bờ để đánh bắt cá.
Hỏi về việc cụ dạt về khu vực bến đò Đại Tập lâu chưa, trầm ngâm một hồi lâu, cụ Vi cho biết, chiếc thuyền nan của gia đình cụ dạt về đây cũng được ngót 50 năm. Khúc sông ở đây có nhiều tôm cá, đặc biệt cá mòi nên cuộc sống gia đình cụ từ khi về đây khá yên ổn. Tuy nhiên, cái nghiệp sông nước cũng bạc như vôi. Chính khúc sông này đã cướp đi mạng sống của không biết bao nhiêu người. “Con tôi cũng bị trận lôi phong ở trên sông cướp đi sinh mạng. Tôi không nhớ vào năm nào, chỉ biết nếu nó còn sống thì cũng đến 60 tuổi. Hôm đó, gia đình tôi đi đánh đêm thì gặp một trận lôi phong trên sông khiến chiếc thuyền của gia đình chòng chành, chao đảo một lúc, sau đó bị lật xuống. Con tôi từ đó không quay trở về nữa”, cụ Vi nghẹn giọng.
Vào thời điểm đó, khi cụ ở ven sông thuộc địa phận xã Đại Tập, chính quyền sở tại cũng đã cấp một mảnh đất và vài sào ruộng để làm kế sinh nhai. Thế nhưng, chỉ có người cháu lên bờ, cấy ruộng; còn cụ vẫn hành nghề chài lưới trên sông. Bởi cụ đã quen nghiệp chài lưới, làm bạn với sông nước nên không chịu bỏ thuyền. Bao nhiêu năm nay, vẫn chỉ có một mình cụ trong chiếc thuyền bên bến Đại Tập.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tuấn (Trưởng thôn Chi Lăng, xã Đại Tập) cho biết: “Những người trẻ như chúng tôi thì không ai nhớ chính xác cụ có mặt ở đây từ bao giờ. Bởi cụ không phải là người sinh ra tại vùng đất này. Từ khi lớn lên tôi đã thấy cụ Vi có mặt ở khúc sông Đại Tập. Hàng ngày, cụ vẫn chèo thuyền, kiếm mớ cá mang lên chợ để đổi lấy bát gạo sống qua ngày. Cụ đã quá già nên được người cháu đích tôn nuôi. Nhưng anh này cũng khổ cực, vì một tay nuôi cụ và một đứa con tật nguyền bẩm sinh…”.
Cá sông – bí quyết
Chiếc thuyền chỉ khoảng 5m2 của cụ chứa rất nhiều đồ dùng sinh hoạt gồm chậu, ấm nước, xoong nồi, bát đĩa và vô số những vật dụng cá nhân khác… Bên góc thuyền chỉ còn chừa lại chỗ trống nhỏ đủ để cụ nằm xoay người. Ngồi trò chuyện với PV, cụ luôn nở nụ cười tươi rói, khoe hàm răng đen óng như vừa được nhuộm. Cụ Vi kể tiếp: “Từ lúc trẻ đến giờ, tôi chỉ có biết đi đánh cá thôi. Hàng ngày, tôi cứ đánh cá từ chiều cho đến gần sáng hôm sau rồi mang lên chợ bán. Hôm nào nhiều thì được mấy đồng, ngày mưa gió cực chẳng đã cùng lắm chỉ đủ đổi nắm gạo nấu bát cơm, thức ăn chủ yếu là tôm cá đánh bắt được ở dưới sông – ăn rất ngon và quan trọng là của nhà đánh bắt được. Bản thân tôi quen tự lập, không thích nhờ vả ai, còn sức khỏe trời cho thì tự lo kiếm ăn. Khi nào đau bệnh thì nhờ con nhờ cháu, nhờ hàng xóm sau. Mỗi bữa, tôi chỉ ăn hai lưng bát cơm với cá. Tôi chỉ thích ăn cá, trước đây còn khỏe, tôi ăn nhiều cá lắm”.
Phóng to |
Cụ Phạm Thị Vi chia sẻ, ăn cá sông là bí quyết để cụ sống lâu, sống khỏe. |
Khi chúng tôi hỏi cụ có muốn lên bờ ở với người cháu không, cụ Vi cho biết: “Tôi đã già yếu. Mỗi khi trái gió trở trời thì cơ thể đau nhức, giờ làm cái gì cũng chậm chạp và khó khăn. Ở ngoài bến đò mưa gió, nắng nóng cũng khó chịu. Nhưng ngặt nỗi con cháu còn túng bấn triền miên, nhà cửa chật chội. Tôi về cũng không biết ở đâu. Từ bé, tôi đã quen sống ở trên thuyền, hóng gió sông và ngửi cái mùi tanh tanh của cá. Mặc dù muốn vào nhà nhưng tôi không nỡ bỏ thuyền, phải ở lại trông giúp cháu”.
Cụ Vi kể tiếp: “Từ khi chồng mất, tôi một mình chèo chống nuôi con khôn lớn trưởng thành. Nhưng ai ngờ rằng, con tôi cũng bỏ tôi đi trong một ngày giông bão, thuyền bị lật giữa dòng nước siết, để lại vợ trẻ con thơ vất vưởng . Trong gia đình không bóng đàn ông, mọi công việc đều đổ dồn lên vai hai mẹ con (cô con dâu – PV), người nào thông cảm thì không sao, có những người ác mồm ác miệng bàn tán chuyện gia đình tôi thế này thế khác, tôi cũng chỉ biết nín lặng. Giờ đây, mỗi lần nhìn vào sông nước mênh mông, tôi lại thấy hiện ra hình ảnh chồng con mình ở dưới đó. Tôi muốn ở lại bên bờ để có cảm giác gần chồng, gần con hơn…”.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Hà (ngoài 40 tuổi, cháu đích tôn của cụ) cho biết, hiện tại cụ Vi có hộ khẩu ở với gia đình. Anh là người chịu trách nhiệm chăm lo cho cụ. Hoàn cảnh gia đình cũng túng bấn, cuộc sống chỉ dựa vào việc đánh bắt cá ở dưới sông. Vợ chồng anh sinh được hai đứa con, nhưng một cháu trai bị bệnh bại não từ nhỏ, không được thông minh như những đứa trẻ khác. “Chính vì thế, khi để cụ ở nhà trông cháu thì cụ hay bị cháu đánh, mắng mỏ vô cớ; trong khi đó gia đình phải bôn ba lo kiếm ăn nên không thể cả ngày ở nhà trông cụ và cháu được. Cụ lên ở với chúng tôi được vài hôm thì lại ra ngoài thuyền, thuyết phục thế nào cụ cũng không chịu nghe”, anh Hà nói.
Từ trước đến giờ, gia đình cũng thay ngót chục đời thuyền. Trước đây, cụ đi thuyền nan, thuyền gỗ. Mỗi đời thuyền cũng được khoảng 5 năm. Giờ đây, cụ đi thuyền sắt chắc chắn hơn, tuổi thọ lâu hơn nhưng những năm gần đây, nước sông ô nhiễm nên thuyền nhanh hỏng hơn trước. Khi hỏi về sức khỏe của cụ, anh Hà cho biết: “Điều kiện sống của cụ khổ thật nhưng được cái không khí trong lành. Cụ thích ăn cá, rất ít khi ăn thịt. Chính điều này giúp cụ có một sức khỏe dẻo dai đến thế. Nhiều hôm, cụ xuống thuyền vung chèo còn khỏe hơn anh em chúng tôi”.
Ông Phạm Gia Hạnh, chủ bến đò Đại Tập, cho biết: “Tôi làm chủ bến đò này, cũng là người sống gần bên cụ, mấy năm gần đây sức khỏe của cụ Vi cũng yếu hơn trước nhiều. Những hôm mưa bão, cụ không dám cho thuyền xuống sông, cũng không dám chèo ra giữa dòng để đánh bắt cá. Cuộc sống của cụ khó khăn hơn trước nhiều. Thi thoảng, tôi cũng xuống xem sức khỏe của cụ thế nào và mang ít đồ ăn cho cụ”. |
ĐÌNH HƯỜNG
Xem thêm video Bí quyết trường thọ của cặp vợ chồng cao tuổi nhất Việt Nam
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google