Cùng tìm hiểu 10 điều cần biết khi mua TV HD, chi tiết bài viết:
ICTnews – Ngày càng nhiều người muốn “lên đời” cho chiếc TV trong nhà mình lên các dòng có độ phân giải cao (HD) nhưng không phải ai mua TV HD về cũng cảm thấy hài lòng. Vì sao?
Công việc chọn mua một chiếc TV HD hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ. Những nhân viên “khéo ăn nói” và những thủ thuật trình chiếu hình ảnh của nơi bán hàng đã khiến nhiều người cảm thấy “phí tiền” và thất vọng với chiếc TV mới của mình. Vậy làm thế nào để có thể thoát khỏi “cái bẫy” của người bán và tìm được chiếc TV HD đúng nghĩa, vừa túi tiền và nhu cầu của mình.
10 “điều cần biết” sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.
1.Hãy quên đi quan niệm cũ kỹ về công nghệ LCD
Trước kia, nhiều chuyên gia đã tư vấn cho người tiêu dùng mua TV rằng: Màn hình plasma có kích thước lớn hơn, hình ảnh rự rỡ hơn nhờ sự tương phản rất rõ rệt của màu sắc và có thể hiển thị những hình ảnh chuyển động nhanh sắc nét hơn còn màn hình LCD chỉ có ở các kích thước nhỏ và sáng.
Nhưng ngày nay, sự khác biệt ấy đã gần như biến mất khi các mẫu TV đạt đến kích thước từ 40 đến 50 inch trở lên. Chính vì thế, khi đến cửa hàng để chọn mua TV, hãy quên đi sự khác biệt giữa công nghệ màn hình plasma và LCD nhưng có điều với công nghệ màn hình LED thì hãy cân nhắc vì cả plasma và LCD đều “không phải là đối thủ” của loại màn hình mới này.
2. Tiêu thụ điện năng
Trong tiêu chí này, màn hình LCD vẫn vượt trội hơn so với plasma bởi sự khác biệt về công nghệ nhưng thế hệ màn hình LED mới ra mắt lại có mức tiêu thụ điện năng ít hơn cả LCD nhiều lần. Nếu có điều kiện về tài chính, lời khuyên là người tiêu dùng nên chọn mua một chiếc TV LED để vừa tận hưởng sự nổi trội hơn về công nghệ vừa mang lại lợi ích lâu dài trên mỗi hóa đơn tiền điện hàng tháng.
3. Hãy mang “đồ nghề” của bạn đi thử
Rất nhiều người đi mua TV HD về đã than phiền rằng: Tại sao chiếc TV đó khi về nhà tôi, hình ảnh của nó không đẹp như khi ở cửa hàng?
Đơn giản là các cửa hàng đều chọn cách trình chiếu hình ảnh tối ưu nhất để màn hình TV nhận được những hình ảnh đẹp nhất như phát qua đầu Blu-ray, cáp nối HDMI… Khi sử dụng trọng gia đình, bạn không có những chế độ đó và kết quả là hình ảnh không còn “long lanh” như trước. Để có đánh giá chuẩn xác nhất, hãy mang dụng cụ của chính bạn đi thử, mua TV HD như: một bộ phim lưu trong ổ USB, trong máy tính xách tay, thử trình chiếu đoạn phim hay hình ảnh từ chiếc máy quay của chính bạn hay thậm chí là chiếu ngay một đoạn video trong điện thoại di động.
Nếu bộ phim trong chiếc USB mà bạn xem bình thường bằng chiếc TV cũ ở nhà nhưng lại xuất hiện “răng cưa” trên chiếc TV mới, hãy nhất quyết nói “Không” và đi chọn một mẫu khác.
Vấn đề là bạn phải thuyết phục được nhân viên bán hàng cho phép bạn thử bằng những dụng cụ đó.
|
Những mảng tường sẽ tố cáo bộ mặt của một chiếc TV kém |
4. Hãy xem sự chuyển động của hình ảnh
Hãy xem kỹ hình ảnh trên màn hình vì thực tế là không phải tất cả những thành phần trong một cảnh chuyển động đều sẽ chuyển động mà đúng ra là nó phải đứng yên. Nếu các thành phần này bị “rung rinh”, vô tình nó sẽ tạo ra những mảnh răng cưa và làm mất đi độ nét.
Mẹo nhỏ: Hãy dừng hình ảnh lại và xem kỹ những mảng tường, hay những đường nét trên một miếng vải (quần áo…), nếu các chi tiết trên đó hiển thị rõ ràng, không bị “gợn sóng”… đó là một chiếc màn hình tốt.
5. Xem xét hình ảnh
Khi màn hình chuyển qua các cảnh khác nhau, nếu nó để lại “vết” bóng của cảnh trước, đó là một chiếc TV tồi.
Ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất đều cho ra đời những mẫu TV có tần số làm tươi hình ảnh rất cao (240 Hz hay thậm chí là 480 Hz) thay vì 60 hay 120 Hz như trước kia nên hiện tượng bóng mờ đã được giải quyết nhưng tốt nhất là hãy tự mình kiểm tra vì đôi khi các nhà quảng cáo cũng hay “nói vống” thông số kỹ thuật lên để đánh lừa người tiêu dùng ít hiểu biết.
|
Một chiếc TV tốt sẽ không để lại “vết bóng” như thế này khi chuyển cảnh |
6. Hãy đặt chiếc TV vào không gian nhà bạn
Hãy nhớ là ánh sáng môi trường xung quanh của phòng khách nhà bạn và không gian của gian hàng trưng bày sản phẩm không giống nhau. Hầu hết các mẫu TV HD hiện nay đều có 2 chế độ: home – use (dùng trong nhà) và store – demo (trình chiếu tại nơi bán). Tất nhiên là người bán sẽ bật chiếc TV ở chế độ “store demo” để bạn cảm nhận được những hình ảnh đẹp nhất nhưng khi đặt chiếc TV đó vào phòng khách, có thể bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.
Hãy đề phòng trường hợp này bằng cách yêu cầu nhân viên bán hàng thiết lập những thông số của chiếc TV ở chế độ “dùng trong gia đình” và đặt ở một không gian gần giống với nơi bạn dự định để nó nhất và đánh giá chất lượng hình ảnh hiển thị.
7. Khám phá những chế độ cài đặt sẵn
Các mẫu TV HD ngày nay đều được nhà sản xuất thiết lập sẵn một số chế độ hiển thị (sự phối hợp tốt nhất về độ sáng, độ tương phản, cường độ màu sắc…) dành cho các mục đích sử dụng khác nhau như: chơi game, xem thể thao, xem phim…
Hãy kiểm tra các chế độ cài đặt này và so sánh chúng với “gu” thưởng thức của bạn để đề phòng trường hợp “khẩu vị” của nhà sản xuất và của bạn không giống nhau.
8. Đánh giá về màu sắc qua… màu da
Đôi khi sự đánh giá về màu sắc của bạn không được chuẩn xác lắm. Hãy dùng một đoạn video có người và chỉnh màu sắc sao cho màu da của người trong video đó “thật” nhất (với cảm quan của bạn) và sau đó nhìn sang màu sắc của những thành phần khác. Nếu tất cả đều “vừa mắt”, chiếc TV đó sẽ phù hợp với gia đình bạn.
Có đôi khi bạn muốn xem TV với màu sắc sáng sủa hơn bình thường nhưng hãy đảm bảo rằng màu da của người trong video clip đó không giống với màu da của người bị cháy nắng – hiện tượng thường xảy ra khi một số màu trên màn hình bị chỉnh lên mức tối đa.
9. Không dùng phim hoạt hình để thử
Bạn có để ý rằng một số nhà bán hàng thường trình chiếc những bộ phim hoạt hình để khách xem trong khi chọn mua TV không? Đó là “mẹo” bán hàng của họ đấy vì ngày nay hầu hết các bộ phim hoạt hình đều được sản xuất bằng công nghệ đồ họa vi tính nên hình ảnh của chúng hiển thị rất tốt trên những màn hình kỹ thuật số.
Để có đánh giá chuẩn xác nhất, hãy yêu cầu người bán chiếu một bộ phim hành động hay tốt nhất là bật một chương trình TV bình thường nào đó.
10. Xem và nghe
Bên cạnh chất lượng hình ảnh, chất lượng âm thanh của chiếc TV cũng là một điều đáng bàn nhưng khi đi mua, hầu hết khách hàng đều không mấy để ý đến vấn đề này hoặc có để ý nhưng không thể đánh giá chính xác vì xung quanh họ là hàng chục chiếc TV khác cũng đang được bật.
Nếu bạn mua chiếc TV HD để hoàn chỉnh cho bộ “rạp hát tại gia” tức đã có một hệ thống âm thanh riêng biệt, bạn có thể bỏ qua yếu tố này. Còn nếu không, hãy yêu cầu người bán đặt riêng chiếc TV ra một chỗ thật yên tĩnh và lắng nghe âm thanh phát ra từ bộ loa của nó để đảm bảo rằng nó có thể trình diễn “âm thanh vòng lập thể” như nhà sản xuất quảng cáo.
Một lần nữa lời khuyên: Hãy tự mình cảm nhận và đánh giá thực tế! được nhắc lại thay vì tin tưởng vào những con số thông số kỹ thuật được dán trên nhãn của sản phẩm.
Theo PCW
Công việc chọn mua một chiếc TV HD hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ. Những nhân viên “khéo ăn nói” và những thủ thuật trình chiếu hình ảnh của nơi bán hàng đã khiến nhiều người cảm thấy “phí tiền” và thất vọng với chiếc TV mới của mình. Vậy làm thế nào để có thể thoát khỏi “cái bẫy” của người bán và tìm được chiếc TV HD đúng nghĩa, vừa túi tiền và nhu cầu của mình.
10 “điều cần biết” sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.
1.Hãy quên đi quan niệm cũ kỹ về công nghệ LCD
Trước kia, nhiều chuyên gia đã tư vấn cho người tiêu dùng mua TV rằng: Màn hình plasma có kích thước lớn hơn, hình ảnh rự rỡ hơn nhờ sự tương phản rất rõ rệt của màu sắc và có thể hiển thị những hình ảnh chuyển động nhanh sắc nét hơn còn màn hình LCD chỉ có ở các kích thước nhỏ và sáng.
Nhưng ngày nay, sự khác biệt ấy đã gần như biến mất khi các mẫu TV đạt đến kích thước từ 40 đến 50 inch trở lên. Chính vì thế, khi đến cửa hàng để chọn mua TV, hãy quên đi sự khác biệt giữa công nghệ màn hình plasma và LCD nhưng có điều với công nghệ màn hình LED thì hãy cân nhắc vì cả plasma và LCD đều “không phải là đối thủ” của loại màn hình mới này.
2. Tiêu thụ điện năng
Trong tiêu chí này, màn hình LCD vẫn vượt trội hơn so với plasma bởi sự khác biệt về công nghệ nhưng thế hệ màn hình LED mới ra mắt lại có mức tiêu thụ điện năng ít hơn cả LCD nhiều lần. Nếu có điều kiện về tài chính, lời khuyên là người tiêu dùng nên chọn mua một chiếc TV LED để vừa tận hưởng sự nổi trội hơn về công nghệ vừa mang lại lợi ích lâu dài trên mỗi hóa đơn tiền điện hàng tháng.
3. Hãy mang “đồ nghề” của bạn đi thử
Rất nhiều người đi mua TV HD về đã than phiền rằng: Tại sao chiếc TV đó khi về nhà tôi, hình ảnh của nó không đẹp như khi ở cửa hàng?
Đơn giản là các cửa hàng đều chọn cách trình chiếu hình ảnh tối ưu nhất để màn hình TV nhận được những hình ảnh đẹp nhất như phát qua đầu Blu-ray, cáp nối HDMI… Khi sử dụng trọng gia đình, bạn không có những chế độ đó và kết quả là hình ảnh không còn “long lanh” như trước. Để có đánh giá chuẩn xác nhất, hãy mang dụng cụ của chính bạn đi thử, mua TV HD như: một bộ phim lưu trong ổ USB, trong máy tính xách tay, thử trình chiếu đoạn phim hay hình ảnh từ chiếc máy quay của chính bạn hay thậm chí là chiếu ngay một đoạn video trong điện thoại di động.
Nếu bộ phim trong chiếc USB mà bạn xem bình thường bằng chiếc TV cũ ở nhà nhưng lại xuất hiện “răng cưa” trên chiếc TV mới, hãy nhất quyết nói “Không” và đi chọn một mẫu khác.
Vấn đề là bạn phải thuyết phục được nhân viên bán hàng cho phép bạn thử bằng những dụng cụ đó.
|
Những mảng tường sẽ tố cáo bộ mặt của một chiếc TV kém |
4. Hãy xem sự chuyển động của hình ảnh
Hãy xem kỹ hình ảnh trên màn hình vì thực tế là không phải tất cả những thành phần trong một cảnh chuyển động đều sẽ chuyển động mà đúng ra là nó phải đứng yên. Nếu các thành phần này bị “rung rinh”, vô tình nó sẽ tạo ra những mảnh răng cưa và làm mất đi độ nét.
Mẹo nhỏ: Hãy dừng hình ảnh lại và xem kỹ những mảng tường, hay những đường nét trên một miếng vải (quần áo…), nếu các chi tiết trên đó hiển thị rõ ràng, không bị “gợn sóng”… đó là một chiếc màn hình tốt.
5. Xem xét hình ảnh
Khi màn hình chuyển qua các cảnh khác nhau, nếu nó để lại “vết” bóng của cảnh trước, đó là một chiếc TV tồi.
Ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất đều cho ra đời những mẫu TV có tần số làm tươi hình ảnh rất cao (240 Hz hay thậm chí là 480 Hz) thay vì 60 hay 120 Hz như trước kia nên hiện tượng bóng mờ đã được giải quyết nhưng tốt nhất là hãy tự mình kiểm tra vì đôi khi các nhà quảng cáo cũng hay “nói vống” thông số kỹ thuật lên để đánh lừa người tiêu dùng ít hiểu biết.
|
Một chiếc TV tốt sẽ không để lại “vết bóng” như thế này khi chuyển cảnh |
6. Hãy đặt chiếc TV vào không gian nhà bạn
Hãy nhớ là ánh sáng môi trường xung quanh của phòng khách nhà bạn và không gian của gian hàng trưng bày sản phẩm không giống nhau. Hầu hết các mẫu TV HD hiện nay đều có 2 chế độ: home – use (dùng trong nhà) và store – demo (trình chiếu tại nơi bán). Tất nhiên là người bán sẽ bật chiếc TV ở chế độ “store demo” để bạn cảm nhận được những hình ảnh đẹp nhất nhưng khi đặt chiếc TV đó vào phòng khách, có thể bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.
Hãy đề phòng trường hợp này bằng cách yêu cầu nhân viên bán hàng thiết lập những thông số của chiếc TV ở chế độ “dùng trong gia đình” và đặt ở một không gian gần giống với nơi bạn dự định để nó nhất và đánh giá chất lượng hình ảnh hiển thị.
7. Khám phá những chế độ cài đặt sẵn
Các mẫu TV HD ngày nay đều được nhà sản xuất thiết lập sẵn một số chế độ hiển thị (sự phối hợp tốt nhất về độ sáng, độ tương phản, cường độ màu sắc…) dành cho các mục đích sử dụng khác nhau như: chơi game, xem thể thao, xem phim…
Hãy kiểm tra các chế độ cài đặt này và so sánh chúng với “gu” thưởng thức của bạn để đề phòng trường hợp “khẩu vị” của nhà sản xuất và của bạn không giống nhau.
8. Đánh giá về màu sắc qua… màu da
Đôi khi sự đánh giá về màu sắc của bạn không được chuẩn xác lắm. Hãy dùng một đoạn video có người và chỉnh màu sắc sao cho màu da của người trong video đó “thật” nhất (với cảm quan của bạn) và sau đó nhìn sang màu sắc của những thành phần khác. Nếu tất cả đều “vừa mắt”, chiếc TV đó sẽ phù hợp với gia đình bạn.
Có đôi khi bạn muốn xem TV với màu sắc sáng sủa hơn bình thường nhưng hãy đảm bảo rằng màu da của người trong video clip đó không giống với màu da của người bị cháy nắng – hiện tượng thường xảy ra khi một số màu trên màn hình bị chỉnh lên mức tối đa.
9. Không dùng phim hoạt hình để thử
Bạn có để ý rằng một số nhà bán hàng thường trình chiếc những bộ phim hoạt hình để khách xem trong khi chọn mua TV không? Đó là “mẹo” bán hàng của họ đấy vì ngày nay hầu hết các bộ phim hoạt hình đều được sản xuất bằng công nghệ đồ họa vi tính nên hình ảnh của chúng hiển thị rất tốt trên những màn hình kỹ thuật số.
Để có đánh giá chuẩn xác nhất, hãy yêu cầu người bán chiếu một bộ phim hành động hay tốt nhất là bật một chương trình TV bình thường nào đó.
10. Xem và nghe
Bên cạnh chất lượng hình ảnh, chất lượng âm thanh của chiếc TV cũng là một điều đáng bàn nhưng khi đi mua, hầu hết khách hàng đều không mấy để ý đến vấn đề này hoặc có để ý nhưng không thể đánh giá chính xác vì xung quanh họ là hàng chục chiếc TV khác cũng đang được bật.
Nếu bạn mua chiếc TV HD để hoàn chỉnh cho bộ “rạp hát tại gia” tức đã có một hệ thống âm thanh riêng biệt, bạn có thể bỏ qua yếu tố này. Còn nếu không, hãy yêu cầu người bán đặt riêng chiếc TV ra một chỗ thật yên tĩnh và lắng nghe âm thanh phát ra từ bộ loa của nó để đảm bảo rằng nó có thể trình diễn “âm thanh vòng lập thể” như nhà sản xuất quảng cáo.
Một lần nữa lời khuyên: Hãy tự mình cảm nhận và đánh giá thực tế! được nhắc lại thay vì tin tưởng vào những con số thông số kỹ thuật được dán trên nhãn của sản phẩm.
Theo PCW
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google