Hôm nay có người bạn làm trong ngành SEO hỏi tôi để website của bạn đó làm sao lên được google khám phá (discover), tìm hiểu một hồi lâu trong hệ thống webmaster tool thì thấy vài điểm sau để xác định nội dung trong website được cho là: NGON. Trích dẫn từ blog google: “Trên Khám phá, hệ thống tự động của chúng tôi hiển thị nội dung từ những trang web có nhiều trang riêng, thể hiện được kiến thức chuyên môn, tính xác đáng và độ tin cậy (hay E-A-T, viết tắt của ba từ tiếng Anh “expertise“, “authoritativeness” và “trustworthiness”) “.
Hay còn nói là content chất lượng, theo Google thì:
Những nội dung mà Google đã lập chỉ mục và đáp ứng chính sách nội dung của Khám phá sẽ tự động đủ điều kiện xuất hiện trên Khám phá. Bạn không bắt buộc phải sử dụng dữ liệu có cấu trúc hay thẻ đặc biệt. Xin lưu ý rằng cho dù nội dung của bạn đủ điều kiện thì nội dung đó cũng chưa chắc sẽ xuất hiện trên Khám phá.
Các bạn có để ý từ “...chưa chắc sẽ xuất hiện trên Khám phá” có nghĩa là thánh SEO onpage nào onpage quá kỹ AMP,Schema các kiểu con đà điểu… mà nội dung không đủ E-A-T thì google nó cũng không cho lên khám phá đề xuất.
Nội dung khám phá nhìn trên mobile:
4 yếu tố câu hỏi ít ai đọc kỹ trong E-A-T content cho SEO như sau bạn hãy đọc kỹ nhé!
Yếu tố 1: Câu hỏi về nội dung và chất lượng website của bạn
- Nội dung này có cung cấp thông tin, báo cáo, nghiên cứu hoặc bài phân tích do bạn tự thực hiện không?( Ý nó nói là phải Unique content)
- Nội dung này có cung cấp thông tin giá trị, đầy đủ hoặc toàn diện về chủ đề đang nói đến không?( Ý nó nói là phải Unique content chưa đủ phải mở rộng thêm thông tin)
- Nội dung này có cung cấp thông tin phân tích chuyên sâu hoặc thông tin thú vị hơn mức bình thường không? ( Ý nó nói là phải Unique content chưa đủ phải mở rộng thêm thông tin có thể là thêm nhiều hình ảnh hoặc video)
- Nếu tham khảo các nguồn khác, thì nội dung này có tránh được việc chỉ sao chép hoặc viết lại theo các nguồn đó hay không, và thay vào đó có gia tăng thêm đáng kể giá trị và tính độc đáo hay không?( Ý nó nói là phải Unique content chưa đủ phải mở rộng thêm thông tin trả lời xong câu này thì chắc content phải 2k từ)
- Tiêu đề và/hoặc tên trang có mô tả ngắn gọn và hữu ích về nội dung hay không? (Đương nhiên rồi)
- Tiêu đề và/hoặc tên trang có tránh được cách viết phóng đại hay gây sốc không? (Đương nhiên rồi)
- Đây có phải là loại trang mà bản thân bạn muốn đánh dấu, chia sẻ với bạn bè hay giới thiệu cho người khác không? (Đương nhiên rồi, ý là phải share mạng xã hội mạnh vào thì tao mới cho lên khám phá nhiều)
- Bạn có nghĩ rằng có khả năng một ấn phẩm tạp chí, sách hoặc bách khoa toàn thư sẽ trích dẫn hoặc tham khảo nội dung này không?(À ý này muốn nói là hãy viết như chuyên gia để thằng khác còn trích dẫn tham khảo, ủa vậy nó cổ xúy cho việc tổng hợp content, đạo ý à ahihi )
Yếu tố 2: Câu hỏi về chuyên môn
- Cách trình bày thông tin trong nội dung này có tạo cảm giác đáng tin cậy không? Chẳng hạn: nội dung có dẫn chiếu nguồn rõ ràng, bằng chứng cho thấy có chuyên gia tham gia, thông tin giới thiệu về tác giả hoặc trang web xuất bản nội dung này (ví dụ: thông qua đường liên kết đến trang tác giả hoặc trang Giới thiệu của trang web).(Đương nhiên rồi ý nó là phải có trang Author rõ ràng)
- Giả sử bạn là người đã tìm hiểu về trang web cung cấp nội dung này, liệu bạn có ấn tượng rằng đây là trang web đáng tin cậy hay được công nhận rộng rãi là nguồn thông tin có căn cứ hay không? (Đương nhiên rồi ý nó là phải có trình bày site nhìn chuyên nghiệp)
- Tác giả của nội dung này có phải là một chuyên gia hoặc một người có nhiệt huyết và thể hiện rõ hiểu biết về chủ đề liên quan hay không? (À ý này muốn nói là hãy viết như chuyên gia)
- Nội dung này có lỗi sai sự thực nào dễ dàng kiểm chứng không? (À ý này muốn nói là hãy viết có thêm trích dẫn nào đó của MXH hoặc content nhúng từ Tweeter uy tín vào)
- Liệu bản thân bạn có cảm thấy an tâm tin tưởng nội dung này trong các vấn đề liên quan đến tiền bạc hoặc cuộc sống của mình không? (Đương nhiên rồi)
Yếu tố 3: Câu hỏi về cách trình bày và quy trình xuất bản trên website của bạn
( Xem thêm bài viết sau của tôi về quy trình nhân rộng mô hình sản xuất nội dung: 29 chiến lược xây dựng content đúng là King – 5 Phương pháp nhân rộng nội dung)
- Nội dung này có vấn đề nào về chính tả hoặc văn phong không? (Đương nhiên rồi)
- Nội dung này được trình bày bài bản hay trông cẩu thả hoặc được xuất bản quá gấp rút? (Đương nhiên rồi, ý nó là phải trình bày đẹp dễ nhìn)
- Nội dung này có phải do một số lượng lớn người viết sản xuất hàng loạt hay được giao cho nhiều người viết bên ngoài hay không? Hay có dàn trải trên một mạng lưới lớn gồm nhiều trang web, dẫn đến việc từng trang hay trang web không được chú ý hay chăm chút cẩn thận không? (Ý google nói là tuy có thuê người viết thì cũng phải chuẩn quy trình không được làm láo dù chỉ 1 bài)
- Nội dung này có quá nhiều quảng cáo gây mất tập trung hoặc xen vào nội dung chính hay không? (Đương nhiên rồi)
- Nội dung này có hiển thị rõ ràng và đẹp mắt khi xem trên thiết bị di động không? (Đương nhiên rồi)
Yếu tố 4: Câu hỏi so sánh conten website của bạn
- Nội dung này có giá trị đáng kể so với các trang khác trong kết quả tìm kiếm không? (Đương nhiên rồi)
- Nhìn vào nội dung này, bạn nghĩ là chủ sở hữu nội dung đang phục vụ lợi ích thực sự của khách truy cập vào trang web hay chỉ đơn giản là đang cố đoán ra nội dung nào có thể đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm? (Đương nhiên rồi content xịn kiểu gì Google cũng ưu tiên hiển thị, cứ viết bài dài vào đảm bảo 4 yếu tố thì tao cho ít nhất là top 2x 😛 )
Ngoài việc tự hỏi mình những câu hỏi này, hãy cân nhắc việc nhờ những người mà bạn tin tưởng nhưng không liên quan đến trang web để họ đưa ra ý kiến đánh giá trung thực.
Trên đây là tham khảo từ nguồn:
https://developers.google.com/search/blog/2019/08/core-updates
https://developers.google.com/search/docs/advanced/mobile/google-discover#rss