Cùng tìm hiểu 6 bí quyết thuyết phục đỉnh cao, chi tiết bài viết:
Nếu bạn đang cố gắng thuyết phục ai đó, hãy suy nghĩ và làm giống như các nhà báo: đưa thông tin quan trọng nhất lên đầu tiên. Bạn cũng cần đoán trước những lời phản đối và có những câu trả lời thành thật. Đây là một trong những bí quyết thuyết phục đơn giản và hiệu quả giúp bạn đạt được mọi thứ bạn muốn.
Dù bạn đang bán một sản phẩm mới hay chính năng lực của bạn, hoặc bạn đang cố thuyết phục sếp chấp thuận một ý tưởng mới thì bạn đều phải mất nhiều thời gian thuyết phục rồi mới đạt được mọi thứ.`Những bí quyết sau sẽ khiến mọi người xung quanh luôn sẵn sàng ủng hộ ý tưởng hoặc nỗ lực của bạn.
1. Rõ ràng và súc tích
Theo Bill McGowan, người sáng lập nên Clarity Media Group, một công ty đào tạo về truyền thông có trụ sở tại thành phố New York, và là tác giả của cuốn sách Pitch Perfect: How to Say It Right the First Time Every Time (Tạm dịch là: Chào hàng hoàn hảo: Làm thế nào để luôn nói đúng ngay từ lần đầu tiên) thì: Hiểu rõ chủ đề mà mình đang đề cập và trình bày trường hợp của bạn một cách cô đọng, súc tích sẽ giúp mọi người tập trung vào điều bạn phải nói và cảm thấy tin tưởng quan điểm của bạn hơn. Nếu những điều bạn chuyển tải quá dài dòng, ngắc ngứ hoặc không chắc chắn hoặc bị ngắt quãng bởi những tiếng đệm như “ừm” và “các bạn biết đấy”, bạn sẽ mất khán giả.
2. Suy nghĩ giống như nhà báo
Theo ông McGowan, khi các phóng viên có một câu chuyện để kể, họ thường đưa thông tin quan trọng nhất ở khổ đầu tiên. Hãy làm giống như vậy khi bạn đang cố thuyết phục ai đó. Hãy nói về vấn đề bạn đang giải quyết hoặc lợi ích mà bạn đang đem lại và lý do tại sao nó quan trọng ngay lập tức.
“Nếu bạn dần dần hé lộ ý tưởng ở giây thứ 40 hoặc 50 của bài thuyết trình sau khi bạn đã cố tạo ra một lập luận chặt chẽ vì sao ý tưởng của bạn lại tuyệt vời, rất ít khán giả còn lắng nghe câu chuyện của bạn”.
3. Chăm chút hình ảnh bản thân
Hình ảnh sẽ tạo ra ấn tượng ban đầu của khán giả, vì vậy hãy tập trung vào phần hình ảnh cá nhân của bạn trước. Khán giả của bạn sẽ muốn thấy gì? Đừng đóng bộ quá cứng nhắc nếu nó gây khó chịu cho khán giả và đừng ăn vận tuềnh toàng nếu họ muốn sự trang trọng.
Ngoài vấn đề trang phục, hãy cân nhắc những điều khán giả kỳ vọng ở bạn. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ, thì đừng trưng ra những thiết bị đã lỗi thời. Theo McGowan, mặc dù bạn có thể vượt qua phần khởi đầu kém ấn tượng nhờ một ý tưởng tuyệt vời và niềm đam mê, nhưng việc gì bạn phải làm khó cho bản thân như vậy.
4. Chạm tới những điểm “nóng” của khán giả
Theo Marc J. Sachnoff, người sáng lập nên Kirkland, một công ty tư vấn đào tạo có trụ sở tại thành phố Washington, “Thuyết phục có nghĩa là tạo ra một sự kết nối sâu hơn với ai đó. Ngay cả khi bạn chỉ bán thứ gì đó trên mạng, mọi người vẫn tìm kiếm mọi tín hiệu cho thấy họ có nên tin cậy và tin tưởng bạn hay không”.
Bạn cần hiểu một số điều về khán giả và những điều quan trọng đối với họ. Cách trình bày ý tưởng về một sản phẩm hoặc dịch vụ mới với người hướng dẫn của bạn sẽ khác với cách trình bày để tạo sự phấn khích về tính khả thi của các ý tưởng cho các thành viên trong tập thể.
Người hướng dẫn có thể quan tâm tới những rủi ro về tài chính tổng thể với công ty, sự phân bổ nguồn lực và ứng dụng thương hiệu còn các thành viên trong nhóm của bạn có thể băn khoăn về tác động của những thay đổi như vậy với các công việc hằng ngày của họ và quỹ đạo nghề nghiệp tổng thể. Theo Sachnoff, khi tạo nội dung thuyết trình, hãy đảm bảo rằng bạn coi trọng đối tượng khán giả và bạn thuyết trình nó vào đúng thời điểm những người ra quyết định có thể tiếp thu nó.
5. Sử dụng 3 lời tuyên bố tích cực
Một nghiên cứu được các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Georgetown và Đại học California, Los Angeles thực hiện năm 2013 đã phát hiện ra rằng đưa ra ba lời tuyên bố tích cực là một việc tối ưu khi đang thuyết phục ai đó. Sau ba lời tuyên bố, mọi người sẽ trở nên tò mò hơn. Vì thế, khi bạn đang liệt kê ra những lợi ích tiềm tàng hoặc chứng minh rằng ý tưởng sẽ hiệu quả, ba lời tuyên bố có thể tạo ra sức hấp dẫn. Đó gọi là “sức quyến rũ của bộ ba”.
6. Sẵn sàng đối mặt với những lời từ chối
Theo McGowan, hãy đoán trước những lời phản đối và có những câu trả lời thành thật. Bạn không muốn mình quá lạc quan về rủi ro tiềm tàng hoặc nếu không bạn sẽ để mất sự tín nhiệm. Để tăng tính thuyết phục, bạn cần chỉ ra rằng bạn đã cân nhắc tất cả các góc độ và bạn chấp nhận khả năng ý tưởng sẽ không hiệu quả. Sau đó, bạn phải nghĩ thông suốt điều sẽ xảy ra nếu mọi việc không theo đúng kế hoạch.
McGowan cho rằng: “Sự phản đối này giống như mẩu giấy quỳ để kiểm tra xem liệu ý tưởng của bạn có thực sự hợp lý không”.
(Dịch từ Fastcompany)
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google