Cùng tìm hiểu Bi đát cảnh con bị ung thư, mẹ già ngã vỡ xương chậu không tiền đi viện, chi tiết bài viết:
Dân trí Vợ vào Tây Nguyên làm thuê, mẹ nằm một chỗ vì tai nạn, 2 đứa con còn nhỏ, anh Lực phải thui thủi nằm viện một mình. Đau đớn, có lẽ anh quen rồi, chỉ thương mẹ già, con dại ở nhà lâu lắm rồi chưa được ăn một bữa cơm ngon.
Bác sỹ Dương Thị Thắm – Khoa nội 1, Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An buồn bã khi giới thiệu với tôi về tình trạng của bệnh nhân Nguyễn Vĩnh Lực (SN 1987, xóm 17, xã Mỹ Thành, Yên Thành, Nghệ An): “Căn bệnh ung thư vòm họng đã di căn sang gan, phổi. Dù không muốn nhưng thời gian của anh Lực không còn nhiều nữa, vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu bệnh nhân ra Hà Nội xạ hình xương vì nghi ngờ tế bào ung thư đã xâm lấn xương. Mấy năm nay, chỉ thấy anh ấy đi viện một mình, tội lắm”.
Căn phòng điều trị của khoa nội 1 là hàng lang sảnh tầng 1, chỗ nằm của bệnh nhân Nguyễn Vĩnh Lực ngoài cùng, nơi buổi chiều nắng dọi vào tận giường. Người đàn ông ngồi trước mặt tôi tiếng nói đã không tròn, một bên tai bị giảm thính lực, con mắt bên trái không còn mở được nữa. Hai anh em trò chuyện mà như cãi nhau vì phải hỏi thật to anh mới nghe được, trong khi đó, anh lại nói quá nhỏ khiến tôi phải căng hết cả tai để nghe.
Sau hai năm đi bộ đội, anh Lực phục viên về nhà, lấy vợ, sinh con đẻ cái, tham gia các hoạt động đoàn thể địa phương. Vợ anh làm ruộng, anh vừa làm cán bộ chi đoàn xóm, vừa chạy chân loa đài phục vụ đám cưới, cúng bái cho các đám tang, cuộc sống nói chung cũng không đến nỗi khó khăn. Đùng một cái, cuối năm 2010, anh Lực được chẩn đoán bị ung thư vòm họng. Sau mấy chục mũi xạ trị, mấy lần chuyền hóa chất thì gia sản khánh kiệt. Anh Lực xin bệnh viện về nhà. Sức khỏe suy kiệt, gần như không có khả năng lao động, mọi việc lại đổ dồn lên vai chị Phạm Thị Hường.
Những cơn đau đớn luôn hành hạ khi tế bào ung thư đã di căn sang gan, phổi và được chẩn đoán lan vào xương.
Trong cơn túng quẫn, chị Hường quyết định vào Tây Nguyên làm thuê, khi đó thằng út mới được 2 tuổi. Mọi việc trong nhà đành nhợ cậy cả vào bà Phan Thị Nhạc – mẹ anh Lực đã ngoài 70 tuổi. Lao động phổ thông nên thu nhập chẳng được bao nhiêu, mỗi tháng chị Hường chỉ gửi về được tầm 1 – 1,5 triệu đồng. Mọi chi phí trong nhà, rồi thuốc thang chữa bệnh của anh Lực để trông mong vào đó. Suốt cuộc nói chuyện ít khi anh nhắc đến vợ, có lẽ có nỗi niềm riêng nào đó khiến tôi không dám hỏi kỹ thêm.
Bao nhiên tiền của dồn chữa bệnh cho anh Lực, căn nhà cũ nát cũng không có điều kiện để sữa chữa. Nhà sập, mấy bà cháu lại sang nhà chị Nguyễn Thị Phượng – chị gái của anh Lực ở nhờ. Chị Phượng vào miền Nam làm công nhân, tằn tiện từng đồng gửi về cho mẹ phụ em nuôi cháu, thêm ít đồng mua thuốc cho anh Lực nhưng bao nhiêu tiền gửi về của cả chị, cả vợ chỉ như muối đổ bể.
Căn bệnh tái phát, anh Lực xuống Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An kiểm tra. Các bác sỹ cho biết, các tế bào ung thư đã di căn sang gan, phổi. Trong cơn túng quẫn cơn đại họa vẫn chưa buông tha gia đình anh. Khi anh Lực đang nằm viện một mình thì cụ… ở nhà bị ngã. Cú ngã mạnh cộng với sức khỏe của tuổi già khiến xương chậu bị gãy. Nếu mổ phải mất mấy chục triệu, từng đó tiền lấy đâu ra? Bà cụ đành nằm một chỗ, chờ đợi phép màu từ bài thuốc lá.
Sức khỏe anh Lực ngày càng kiệt quệ nhưng vẫn phải tự chăm sóc mình. Trong khi các bệnh nhân khác có người nhà đi cùng chăm sóc, nâng đỡ từng miếng cháo, thìa sữa thì anh phải tự mình làm tất cả mọi việc. Ông Nguyễn Văn Thông – bệnh nhân nằm điều trị cùng buồng với anh Lực cho biết: “Từ hồi nằm viện đến giờ, thỉnh thoảng tôi mới thấy anh Lực có người nhà đến thăm, một nhoáng rồi về. Anh em ở đây đều mắc trọng bệnh, tiền của không có nhưng tình cảm thì nhiều lắm. Có cơm chia cơm, có cháo nhường cháo. Hôm nào có cháo miễn phí của bệnh viện thì anh Lực ăn cháo, không có cháo thì anh em chúng tôi san sẻ cơm của mình. Người ốm, ăn chẳng hết bao nhiêu nhưng thiếu thốn về tình cảm thì không có gì bù đắp được”.
Căn bệnh ung thư vòm họng khiến tiếng nói của anh Lực bị bóp méo, ăn uống cũng khó khăn. Các dây thần kinh số 2,3,4,6 bị liệt khiến nửa khuôn mặt phía trái của anh không cử động được, một con mắt không nhìn thấy gì, tai trái bị điếc hoàn toàn. “Giờ ngồi hay nằm cũng đau lắm. Các bác sỹ bảo có khả năng tế bào ung thư lan vào xương rồi, giới thiệu ra Hà Nội kiểm tra nhưng anh chưa vay được tiền. Nợ cả trăm triệu rồi, ai người ta dám cho mình vay”, anh nói bằng cái giọng khó nhọc như bị ai bóp lấy yết hầu. Câu chuyện giữa chúng tôi liên tục bị gián đoạn bởi cơn co giật thường xuyên trên mặt và cổ. Những lúc như thế, anh Lực lại đưa tay lên giữ chặt cổ, mặt nhăn nhúm đợi cơn đau qua đi rồi mới có thể nói chuyện tiếp.
Cụ Phan Thị Nhạc – mẹ anh Lực cho hay, biết hoàn cảnh của gia đình cụ, người trong làng, trong xã thương lắm. Từ ngày cụ bị đau, chị dâu anh Lực kiêm luôn nhiệm vụ chăm sóc, giặt giũ quần áo cho mẹ chồng và các cháu thay em. Nhưng chồng chị cũng đang đau, kinh tế cũng chẳng khá giả gì để có thể giúp em được nhiều hơn. 3 bà cháu cụ Nhạc ăn xuề xòa cũng qua bữa. Có hôm, con bé Trà My (8 tuổi) lủn cũn xách rổ đi chợ, các cô, các bác ngoài chợ lại dúi cho con cá hay bán rẻ cho lạng thịt, vậy là bữa đó mâm cơm của bà cháu có tý chất tươi.
“Cũng may Nhà nước miễn hết tiền học, tiền ăn cho hai chị em nó (bé Nguyễn Vĩnh Mạnh – 5 tuổi học bán trú ở trường mầm non xã) chứ nếu không chắc chúng nó cũng không được đến trường. Bà già rồi, sống chết khi nào không hay. Bố nó giờ bệnh tật như rứa, nghe chừng cũng không được mấy hơi nữa. Chỉ thương hai chị em nó, chẳng mấy khi được bố mẹ ôm ấp, vỗ về, cưng nựng như con cái người ta, mai mốt không còn bà, không còn bố thì biết mần răng đây?…”, bà lão khe khẽ đưa ống tay áo lên quệt hai giọt nước đang rỉ ra từ đôi mắt đùng đục, kèm nhèm.
Ngôi nhà mấy bà cháu đang ở nhờ cũng trống huơ trống hoác. Anh Lực vừa từ bệnh viện trở về, chỉ biết ôm hai đứa con rồi thở dài. Bác sỹ bảo anh ra Hà Nội kiểm tra nhưng mà lấy đâu tiền mà đi. “Đợt này cố gắng mà sửa lại mái ngói cho mấy bà cháu, mưa gió, nước dột hết vào nhà”, anh rầu rĩ. Dường như, anh linh cảm mình đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa, rất xa…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1585: Anh Nguyễn Vĩnh Lực – xóm 17, xã Mỹ Thành, Yên Thành, Nghệ An ĐT 0164 695 0392 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Hoàng Lam
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google