Cùng tìm hiểu Bí kíp tâm lý “thôi miên” khiến đối phương nghe lời bạn răm rắp, chi tiết bài viết:
Bạn có hay, các CEO nổi tiếng trên thế giới luôn có những biện pháp khác nhau để “điều khiển” tâm lý đối phương.
Bạn có bao giờ thắc mắc những nhà lãnh đạo có phẩm chất gì mà mọi người đều lắng nghe và làm theo họ không? Thực tế việc này không hề phức tạp như mọi người tưởng. Một số nghiên cứu về tâm lý học đã chỉ ra rằng, có rất nhiều bí kíp để “điểu khiển” một người mà không để họ phát hiện ra.
1. Đưa ra “mồi nhử” để dụ dỗ
Để giải thích về “hiệu ứng mồi” (decoy effect), nhà kinh tế học hành vi Dan Ariely đã lấy ví dụ về cách bán quảng cáo của hãng Economist.
Một ví dụ về “lựa chọn mồi” – decoy option
Hãng này đưa ra ba mức đăng kí quảng cáo như sau: 59 USD cho quảng cáo online (khoảng 1,3 triệu VND), 159 USD (khoảng 3,5 triệu VND) cho quảng cáo trên giấy và gói 159 USD nếu sử dụng cả quảng cáo giấy và online.
Ariely giải thích rằng gói quảng cáo giấy chỉ tồn tại với mục đích khiến gói quảng cáo kép trên giấy và online trở nên hấp dẫn hơn, kích thích khách hàng mua gói quảng cáo này.
Khi muốn kích cầu khách hàng, “lựa chọn mồi” sẽ là một phương pháp hữu hiệu
Nói một cách khác, khi bạn gặp khó khăn trong việc bán 2 sản phẩm với giá thành đắt, hãy tạo thêm một “lựa chọn thứ 3” sao cho các lựa chọn ban đầu trở nên “bớt đắt” và vì vậy hấp dẫn hơn đối với khách hàng.
2. Bắt chước ngôn ngữ cơ thể để giành sự yêu mến
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng con người chúng ta thường có cảm tình với người đối thoại hơn khi họ có tư thế, kiểu cách và nét mặt giống mình. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng tắc kè hoa” – chameleon effect.
Những người giống nhau có xu hướng yêu quý nhau hơn
Điều kì lạ ở hiện tượng này là nó hoạt động một cách gần như hoàn toàn vô thức – hầu hết các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đều không hề nhận ra rằng người đối diện đang cố gắng “bắt chước” họ.
3. Tăng tốc độ nói để giành sự đồng tình
Cách bạn truyền đạt ý tưởng của mình cũng quan trọng không kém gì bản thân ý tưởng đó.
Nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Georgia đã tiết lộ, khi một người bất đồng ý kiến của bạn, việc đưa ra các luận điểm phản biện với tốc độ nhanh có thể khiến đối phương “gật đầu trong vô thức”. Cách này giúp rút ngắn thời gian xử lý thông tin của người đối diện, làm họ dễ “chiều” theo ý của bạn hơn.
Ngược lại, khi đối phương đã đồng tình với ý kiến của bạn thì hãy nói chậm hơn. Điều này sẽ tạo hiệu quả, giúp người nghe hiểu rõ và ngấm lâu hơn.
4. Gây nhầm lẫn để có được điều mình muốn
Một nghiên cứu đăng trên tờ báo “Tính cách và tâm lý xã hội” số 76 năm 1999 đã đưa ra thực nghiệm về kĩ năng DTR (disrupt-then-reframe – tạm dịch: phá vỡ rồi định nghĩa lại).
Trong thí nghiệm, những nhà nghiên cứu đã đi đến từng nhà để bán các thẻ ghi chú với mục đích từ thiện. Đầu tiên, họ bán thẻ với giá 3USD/8 thẻ (khoảng 66.000 VND) và chỉ có 40% hộ gia đình đồng ý mua.
Nhưng khi họ thay đổi cách nói là “300 cent 8 thẻ”, họ đã kiếm được gấp đôi. Dù 300 cent cũng tương đương với 3 USD nhưng bằng cách sử dụng DTR, những người bán hàng đã “bẻ gãy” suy nghĩ thông thường của người mua, khiến họ không thể suy xét một cách lý trí và qua đó chi phối được quyết định chi tiêu của họ.
5. “Thôi miên” đối phương để tăng trách nhiệm
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Newcastle chỉ ra rằng, chúng ta cư xử có văn hóa hơn khi nhìn thấy hình ảnh… đôi mắt.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã đặt tấm hình những đôi mắt trong một căng tin công cộng thay vì hình những bông hoa và theo dõi phản ứng của khách hàng. Kết quả là số lượng người dọn dẹp sạch sẽ góc của mình sau khi ăn nhiều hơn hẳn.
Cảm giác bị theo dõi khiến con người ta cư xử có văn hóa hơn
Vì vậy khi muốn đảm bảo mọi người hành động có văn hóa và trách nhiệm, hãy khiến họ cảm thấy rằng “mình đang bị theo dõi”.
6. Sức mạnh của nỗi sợ
Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm Xã hội đã kết luận, con người ta khi bình tâm sau một giai đoạn lo âu sợ hãi, sẽ có phản ứng tích cực hơn với các yêu cầu được giúp đỡ.
Một ví dụ được đưa ra như sau, các nhà khoa học làm giả tiếng còi báo động cảnh sát đúng lúc một người đang đi qua đường.
Họ nhận ra là những người này có xu hướng dễ chấp nhận trả lời những câu hỏi phỏng vấn sau đó hơn là người không nghe thấy còi báo động.
Các khoa học gia giải thích rằng đây có thể là do năng lực nhận thức của những người này vẫn đang bị rối loạn vì nỗi sợ hãi họ vừa gặp phải. Chính vì vậy mà họ thường không xem xét kỹ về yêu cầu được đặt ra ngay tiếp sau đó.
Nguồn: BusinessInsider
Theo Bích Đào / Trí Thức Trẻ
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google