Cùng tìm hiểu Bí quyết minh mẫn ở tuổi 90 của nữ GS kéo cờ Tổ quốc trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, chi tiết bài viết:
Bà là một trong hai cô gái dẫn đầu “Đội quân tóc dài” kéo cờ Tổ Quốc trong lễ Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.
Sau 70 năm, từ một thiếu nữ tuổi đôi mươi, GS Lê Thi đã bước sang tuổi 90. Nhưng sau hai
phần ba thế kỷ, người phụ nữ này vẫn khỏe mạnh, trí óc minh mẫn và hàng ngày nghiên cứu lịch sử
viết sách, cống hiến cho dân tộc.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, đầu óc nhanh nhạy, hiếm có ở tuổi già
như vậy, bà đã có những nguyên tắc nhất định trong những sinh hoạt hàng ngày.
Nhớ rõ ký ức “mùa thu độc lập”
Chúng tôi đến thăm nữ giáo sư vào một ngày đầu thu, khi cả nước vẫn còn rộn ràng dư âm của Tết
Độc lập 2/9, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thời khắc ấy đã trở thành ký ức không thể phai
mờ trong lòng người dân đất Việt hôm nay và mãi về sau.
Trong buổi lễ lịch sử long trọng đó, một
trong hai thiếu nữ được vinh dự kéo lá cờ Tổ quốc trên nền bài hát Quốc ca chính là GS Lê Thi
– tên thật là Dương Thị Hoa. Khi ấy, bà vừa bước vào tuổi 19.
Đã qua thời khắc lịch sử 70 năm, chân
đã mỏi nhưng đôi mắt tinh anh cùng trí nhớ của bà vẫn rất tốt. Bởi vậy, bà vẫn nhớ như in cảm giác
tự hào cùng người chị Đàm Thị Loan kéo lá cờ Tổ quốc trong ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập –
2/9/1945.
Ở tuổi 90, GS Lê Thi vẫn miệt mài với công tác nghiên cứu
Bà Lê Thi sinh năm 1926 trong gia đình Nho học và là thứ nữ của cố GS Dương Quảng Hàm.
Trong căn phòng chứa đầy những kệ sách cùng kỷ vật về thời thiếu nữ, bà nhẹ nhàng bước lại gần kệ
tủ cầm bức hình đưa cho chúng tôi xem.
Năm 1942, khi đang học ở trường Đồng Khánh (nay là trường
Trưng Vương, phố Hàng Bài, Hà Nội), bà cùng một số chị em bí mật truyền tay nhau tờ báo Cứu quốc và
nhanh chóng giác ngộ cách mạng. Sau khi tốt nghiệp trường Trưng Vương, bà không theo con đường sư
phạm (con đường đã được bố mẹ định hướng từ trước) mà bí mật tham gia hoạt động cách mạng.
Đến năm
1945, bà Thi trở thành chiến sĩ Việt Minh, đồng thời hoạt động bí mật trong Hội Phụ nữ Cứu quốc.
Cùng với khiếu ăn nói, ngoại hình dễ nhìn, cô gái trẻ nhanh chóng vận động được bạn bè, quần chúng
tham gia cách mạng. Hơn thế, cô nữ sinh còn vận động mọi người quyên góp được nhiều lương thực gửi
ra tiền tuyến.
Khi hoạt động cách mạng, bà được điều động lên Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để làm Phó Chủ tịch Hội Phụ
nữ, rồi sau đó tiếp tục làm Chủ tịch Hội Phụ nữ Tuyên Quang. Tại đây, bà không chỉ hướng dẫn người
dân miền núi trồng trọt, chăn nuôi mà còn khuyến khích họ tham gia vào cách mạng, xây dựng khu này
trở thành hậu phương vững chắc phục vụ tiền tuyến.
Cuối năm 1949, bà được điều về hoạt động tại Thủ
đô. “Tại Hà Nội, tôi vẫn tiếp tục đi vận động mọi người chủ động chuẩn bị cho kháng chiến trường
kỳ, gian khổ. Cùng mọi người xây dựng lòng tin cho người dân với cách mạng, vạch trần âm mưu của kẻ
thù”, bà nhớ lại.
Gần một tháng trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám, cô nữ sinh Lê Thi xin đơn vị về nhà chào tạm
biệt cha mẹ. “Trên đường trở lại thăm gia đình, tôi luôn nghĩ mình phải nói thế nào để cha mẹ khỏi
lo lắng. Thế nhưng khi vừa bước vào nhà, tôi không biết nói gì ngoài việc rưng rưng nước mắt ngước
nhìn cha mẹ một hồi rồi ôm chầm lấy họ.
Hôm đó, tôi chỉ nói chuyện với cha mẹ trong quảng thời gian
rất ngắn. Cha mẹ dặn dò con gái cẩn thận rồi tôi lại nhanh chóng ra đi” – bà Thi kể. Trong quãng
đời hoạt động cách mạng, bà luôn không ngừng cống hiến cho đất nước với những việc làm thiết thực
cả trong thời chiến lẫn thời bình.
Đất nước hòa bình, bà về công tác tại Hà Nội và lập nên Viện
nghiên cứu gia đình và giới. Sau những cống hiến không ngừng cho đất nước, năm 1991 bà được Nhà
nước phong hàm giáo sư.
nước trao tặng
Cách giữ gìn sức khỏe
Những năm tháng hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ khiến sức khỏe của bà Lê Thi bị ảnh hưởng.
Trong cuộc chiến trường kỳ gian khổ, có khi cơm không đủ no, áo không đủ ấm, thuốc thang cũng khan
hiếm vô cùng. Cuộc đời bà cũng giống như những chiến sĩ hoạt động cách mạng khác, gian khổ, khó
khăn nhưng vẫn kiên cường.
Khi hòa bình lập lại, non sông thống nhất, bà trở về với cuộc sống bình
yên, làm những công việc của người trí thức nhưng sức khỏe lại giảm sút do ảnh hưởng bởi những di
chứng của chiến tranh. Về già, sức khỏe càng giảm đi rõ rệt nhưng chính việc luyện tập đầu óc, trí
não thường xuyên khiến bà vẫn minh mẫn và tiếp tục cống hiến những công trình nghiên cứu cho nước
nhà.
Thông thường, những người cao tuổi thường ngủ rất ít, bị mất ngủ vào ban đêm dẫn đến sa sút trí
tuệ, giảm trí nhớ thì bà Thi cũng vậy. Hơn nữa, những năm tháng miệt mài nghiên cứu, thói quen thức
đêm làm việc trong mấy chục năm qua đã ăn sâu càng khiến bà khó ngủ.
Tuy nhiên, ý thức được giấc
ngủ là quan trọng, là cách để bộ não được nghỉ ngơi, hoàn thiện lại, bà Lê Thi tự cho phép mình
thức dậy vào lúc 8g sáng để có thời gian ngủ thêm. Những loại thuốc ngủ, thuốc gây suy giảm trí
nhớ bà cũng đặc biệt tránh xa. Khi thức dậy, bà không ngồi dậy luôn mà từ từ xoa bóp, tự mát xa cho
cơ thể để tránh bị choáng, chóng mặt – chứng bệnh phổ biến của người già.
Sau khi vệ sinh cá nhân,
bà uống một cốc nước lọc rồi tập thể dục. Tập thể dục với một người bước sang tuổi 90 như bà chỉ là
những động tác đơn giản, đôi khi là đi bộ nhẹ nhàng quanh nhà cũng giúp cơ thể lưu thông máu, cung
cấp oxy cho não để ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ.
Nói về cách ăn uống của mình, GS Lê Thi chia sẻ: Bà không bao giờ sử dụng thực phẩm bừa
bãi, luôn ăn uống điều độ, đúng giờ. Do hệ tiêu hóa của người già không còn hoạt động khỏe mạnh như
người trẻ nên người già nên ăn uống thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn một ít để cơ thể hấp thu tốt hơn.
Buổi sáng sau khi ngủ dậy, bà chỉ ăn súp, loại súp này cũng là tự nấu cho phù hợp với khẩu vị lại
đủ chất dinh dưỡng, Hơn nữa, súp mềm khiến dễ tiêu hóa, cơ thể nhanh chóng hấp thu được dinh dưỡng
và chống được táo bón ở tuổi già.
Buổi trưa và tối, giáo sư vẫn ăn cơm bình thường, thực phẩm được
nấu mềm và đa dạng để đủ chất dinh dưỡng, cũng không ăn quá no khiến hệ tiêu hóa và cơ thể nặng nề.
Vào buổi chiều, khoảng 3 – 4 giờ, bà bổ sung thêm một bát súp như buổi sáng. Buổi tối cũng không ăn
khi quá khuya vì lúc này cơ thể dễ dàng hấp thụ chất béo, gây khó tiêu hóa và kéo theo một loạt các
căn bệnh khác của tuổi già.
Dù bước sang tuổi 90 nhưng đối với bà Thi, niềm say mê cách mạng cũng như thói quen đọc – viết
sách, nghiên cứu vẫn được duy trì như một thói quen hàng ngày. Chính việc nghiên cứu, viết sách và
suy ngẫm để não được thường xuyên hoạt động cũng chính là bí quyết để giáo sư có trí nhớ minh mẫn
như hiện nay.
Đã bước xa cái tuổi “thất thập cổ lai hy” rất xa nhưng bà vẫn mong muốn cống hiến cho
đất nước khi còn có thể. “Thói quen nghiên cứu, đọc sách đã in hằn trong nếp sống của tôi. Giờ bảo
ngồi yên một chỗ thì buồn tay chân lắm”, bà Thi nói.
đề kháng yếu, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm hơn trước nên thường dẫn tới nhiều chứng bệnh về tiêu
hóa. Họ thường cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon miệng cùng với những triệu chứng khó chịu như đầu
hơi, chướng bụng, đặc biệt là táo bón.
Vì vậy, việc ăn uống đối với người cao tuổi cần hết sức cẩn
trọng. Như thói quen ăn súp của giáo sư Lê Thi là rất tốt, vì súp là là món ăn được làm bằng nhiều
nguyên liệu kết hợp với nhau như thịt và rau quả, trái cây…, hầm mềm nên vừa đủ chất dinh dưỡng vừa
không làm hệ tiêu hóa bị quá tải hay gây táo bón.
Ngoài ra để đề phòng táo bón hoặc hạn chế các
bệnh tiêu hoa nên ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn. Các loại rau phù hợp với người cao tuổi là rau
mồng tơi, rau khoai lang, rau muống, rau dền, rau đay. Nên ăn một số thức ăn có nhiều chất xơ.
Nên
ăn một số quả như: cam, quýt, bưởi (nên ăn cả múi để có chất xơ), đu đủ chín, dưa chuột, mướp đắng,
quả mướp. Chuối chín hoặc củ khoai lang cũng có giá trị đáng kể trong việc phòng táo bón.
Theo Hồng Hạnh – Gia đình và Xã hội
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google