Cùng tìm hiểu “Bí quyết” thành công của doanh nhân trẻ nắm “triệu đô”, chi tiết bài viết:
BizLIVE – Chính lối tư duy bị gò bó vào sản phẩm thay vì giải quyết nhu cầu khiến các doanh nghiệp trẻ khi khởi nghiệp chỉ tìm ra lý do để kiếm tiền trong một thị trường thu nhỏ và trong một điều kiện không thay đổi. Tweet
Các diễn giả tham gia BizTALK với chủ đề “Doanh nhân trẻ vượt bão” do báo BizLIVE tổ chức sáng 17/9 tại TP.HCM
Do đó, hầu hết các doanh nhân trẻ đều tỏ ra loay hoay trước những cơ hội lớn, khiến cho các doanh nghiệp mới mãi có quy mô nhỏ, phân tán, thiếu nhất quán và không chắc chắn khi thị trường mở rộng.
Những chia sẻ trên được các doanh nhân đưa ra tại tọa đàm “Doanh nhân trẻ vượt bão” do BizLIVE tổ chức tại TP.HCM sáng 17/9.
Hào hứng
Một điều dễ nhận thấy gần đây, mỗi câu chuyện khởi nghiệp đang dần có sức hút hơn với người trẻ tại Việt Nam, đặc biệt với giới doanh nhân.
“Phải chọn nhà phân phối lớn”
Con đường để đến đích “sở hữu 1 triệu USD vào năm 30 tuổi” của ông chủ trẻ của thương hiệu nước uống Tetal Trần Ngọc Bình là một ví dụ.
Bình vốn sớm có ý định , ngay từ thời còn là sinh viên Bình đã sản xuất nước uống cung cấp cho những đối tượng này. Sau đó, Bình vào công ty bán nước làm việc, thấy thích thú thì sau đó về làm đại lý cho công ty. Nước uống đóng chai vốn ít nên rất có lợi thế cho những bạn trẻ
Theo Ngọc Bình, đối với những người mới khởi nghiệp, ngay từ đầu quan trọng nhất là nhà phân phối. Chọn phân phối là phải chọn những nhà phân phối lớn, liên kết với những thương hiệu lớn trên thị trường mới mong có cơ hội.
“Thu bạc cắc nhưng rất nhiều tiền”
Lê Hải Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Mắt Bão dường như đang gặt hái khá nhiều thành công với phương châm kinh doanh này.
Theo chia sẻ từ Hải Bình, Mắt Bão đã được thành lập từ khi anh đang đi học. Khởi nghiệp thị trường về web, khi đó Internet mới vào Việt Nam. Thời điểm năm 2001 làm web có giá rất cao, nên chuyện kiếm tiền dễ nhất là làm web.
Sau 13 năm làm việc, Mắt Bão không còn là công ty về web nữa, vì bây giờ doanh thu chung của công ty khoảng hơn 900 tỷ đồng, mảng web chỉ chưa tới 100 tỷ.
Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp làm web, Hải Bình bộc bạch, sau khi bước chân vào mảng kinh doanh dịch vụ web, thực sự rất loay hoay để tìm con đường đi. Bởi vì, trong lĩnh vực này quan trọng nhất: Ai là người làm trước? Ai là người dẫn đầu?
Năm 2003 mắt bão chuyên qua làm tên miền, doanh thu chiếm 30%. Tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành khác rất nhiều vì bản chất là dịch vụ.
Tính tới thời điểm hiện tại, Hải Bình tự nhận mình đã may mắn khi tìm được ngách của thị trường, tìm những hướng đi mà người ta ít làm. Thu bạc cắc nhưng rất nhiều tiền!
Ví dụ làm tên miền, 1 năm chỉ 10USD. Nhưng riêng tên miền và hotsting, Mắt Bão hiện đang cung cấp cho 100.000 khách hàng, chiếm 30% thị phần Việt Nam.
Một yếu tố nữa khiến Mắt Bão thành công chính là nguyên tắc tiếp cận khách hàng của ông chủ trẻ này. Có lần Hải Bình đã thú thực: Tôi học kỹ thuật nhưng chọn tiếp cận khách hàng theo kiểu kinh doanh hiểu về ngành kỹ thuật. Cơ bản là ngành này có lợi là khách hàng năm nay trả tiền rồi thì năm sau họ sẽ trả tiền nữa.
Trên phạm vi toàn cầu, thường những công ty công nghệ tốc độ phát triển rất nhanh, đến ngưỡng nào đó sẽ bị đi ngang.
“Tôi may mắn khi ít bị khách hàng rời bỏ. Cái khó của ngành là làm sao biết họ có nhu cầu hay không?”, Hải Bình nhấn mạnh.
“Kinh doanh không có yếu tố may mắn”
Sau quá trình kinh doanh hơn mười mấy năm, ông chủ đồ lót Việt – Hà Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty May Sơn Việt, Chủ nhiệm câu lạc bộ doanh nhân 2030 đã thẳng thắn nhìn nhận như vậy.
Theo Xuân Anh, kinh doanh phải nỗ lực từ từ, không có yếu tố may mắn hỗ trợ.
Rà soát lại những mốc chính trong cuộc đời kinh doanh của mình, Xuân Anh chia sẻ, cơ hội chính thức học được nghề kinh doanh là thiết kế chế độ ngoại vi, học phần mềm quản lý… Lúc đó tôi đang làm bán thời gian về kinh doanh, chọn phỏng vấn thì mỗi mình tôi trúng. Học được 1 vài năm thì ra trường làm cho Vintec với chức vụ trợ lý tổng giám đốc.
Ra trường quay về ngân hàng làm đúng chuyên ngành, nhưng khi làm ngân hàng thì thấy không đơn giản.Quyết định thành lập công ty tự do thoải mái để làm phân phối nhập hàng từ Hồng Kông, phân phối lại cho các siêu thị trong nước.
Nhưng làm nghề này bị phụ thuộc nhiều thứ và chỉ mang tính kiếm tiền qua lại. Nghĩ lại chỉ có sản xuất mới là nền tảng lâu dài. Nhìn thấy thị trường may mặc có thể phát triển, cùng người bạn hùn hạp đầu tư học nghề làm đồ lót. Vì khi đó đồ lót trong nước chưa có nhiều đơn vị phát triển. Đến tận năm 2005 mới ra được thương hiệu mới thiết lập thị trường trong nước, song song làm vừa xuất khẩu, vừa gia công vừa thiết kế sản phẩm đồ lót nam.
“Cơ duyên trong kinh doanh”
Trong quá trình kinh doanh, có những thứ được xem là cơ duyên đối với những người trẻ. Trần Thùy Trang, Tổng giám đốc Công ty Sản xuất và thương mại Trang Trần, bước ra làm kinh doanh, khi có thai thấy rằng nhu cầu quần áo của trẻ em rất cần thiết.
Thời gian nghỉ sanh thì mở shop bán hàng, dụng cụ chăm sóc cho mẹ và bé. Bán sản phẩm quần áo thôi chứ không muốn bán thêm những sản phẩm trên nữa. Lúc đầu bán lẻ, sau bán sỉ, sau đó tự may luôn.
Tuy nhiên, cơ duyên đến là một chuyện, chọn đối tác lại là việc hoàn toàn khác.
“Những lô hàng đầu bị hư phải bỏ hết, sau đó có kinh nghiệm, biết được những đơn vị gia công lừa mình thì sau đó tìm kiếm đối tác chất lượng hơn, tốt hơn”, Thùy Trang bộc bạch.
Lăn lộn trong ngành may mặc, vấn đề lớn nhất mà Thùy Trang gặp phải là tồn kho. Kinh nghiệm từ Công ty Trang Trần cho thấy, ngoài sản xuất, phải nên có ít nhất 1 cửa hàng để giải quyết hàng tồn kho.
Đó không phải ế mà bỏ ra, đó là những sản phẩm bị lỗi kỹ thuật hoặc rớt size đưa ra cửa hàng. Những sản phẩm tồn kho của năm thường bán hết vào các dịp tết, hàng cũ vào cuối năm là bán hết sạch, Thùy Trang chia sẻ.
Băn khoăn trước biển lớn
Không ít doanh nhân trẻ đều bộc bạch, họ đam mê nghề nghiệp, sẵn sàng thử thách nhưng hầu hết đều băn khoăn trước những cơ hội lớn.
Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Mắt Bão Lê Hải Bình, bước ngoặt của Mắt Bão chính là vào năm 2010, khi đó trên thị trường, ở cùng lĩnh vực kinh doanh có 5 công ty đứng đầu, chiếm 87% thị phần. Mắt Bão có công ty ngang ngửa, nhưng đó cũng là thời điểm anh và công ty loay hoay làm sao để tăng thị phần.
Ông chủ trẻ Lê Hải Bình đã chọn cách đơn giản nhất là mua lại công ty thứ 5. Qua đó, tổng thị phần của công ty sẽ cao hơn và vươn lên đứng đầu thị trường.
Với kinh nghiệm kinh doanh sau hơn 13 năm cho thấy, đại đa số các công ty khởi nghiệp công nghệ hiện nay vốn rất thấp. Việt Nam như công ty zero khởi nghiệp bằng đầu.
“Người giỏi nhiều nhưng người may thì ít, với những doanh nghiệp tin tưởng thị trường thì người ta ở lại, những người khởi nghiệp là những người kỹ thuật”, vị chủ tịch Mắt Bão nhìn nhận.
Mắt Bão đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn mình ra tầm khu vực, tham vọng này dường như vẫn khiến ông chủ trẻ này khá phiền muộn.
Bởi lẽ, với doanh thu hàng năm lên tới gần 1.000 tỷ đồng, đứng đầu thị phần ở Việt Nam nhưng hiện nay, Mắt Bão vẫn chưa thu hút được vốn bên ngoài.
Theo chia sẻ của Chủ tịch Mắt Bão, trên thực tế, 3 năm trước công ty đã có ý định tìm kiếm quỹ đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư hầu như thiên về nội dung và giải trí, đầu tư hạ tầng đòi hỏi rất nhiều tiền.
Ví dụ thời điểm năm 2011, lập công ty dạng này chỉ cần 15 tỷ đồng, nhưng nay muốn thành lập phải ít nhất 2 triệu USD.
“Ở Việt Nam, họ không đầu tư con số lớn như thế. Họ chọn đầu tư những công ty khởi nghiệp chỉ khoảng 1- 200.000USD, sau 2 năm họ thu về 1 – 2 triệu USD”, anh Bình phân tích thêm.
Do đó, đến thời điểm hiện tại, Mắt Bão vẫn là một công ty tư nhân mà chưa có vốn bên ngoài vào.
Trong khi tiềm năng phát triển thị trường Lào, Campuchia, Philippines… nhu cầu về tên miền là chưa có. Nhưng tiền của bản thân doanh nghiệp không đủ để đưa đi đầu tư vào nhưng thị trường đó.
“Bỏ tiền làm hạ tầng mất vài năm mới thu được tiền, nên không ai mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này, họ chỉ thích đầu tư vào game”, ông chủ Mắt Bão khẳng định.
Có cùng băn khoăn như trên, ông chủ đồ lót của Việt Nam Hà Xuân Anh cho biết, hiện thị trường Lào, Campuchia tương đồng với Việt Nam nên có cơ hội rất nhiều cho các doanh nghiệp trẻ.
Tuy nhiên, hiện May Sơn Việt vẫn chỉ tập trung vào phân khúc đồ lót trung cấp Relax. Công ty đang lên kế hoạch mua lại nhãn hiệu cao hơn của nước ngoài để làm sản phẩm cao cấp. Ba năm gần đây mon men ra đồ lót nữ, hy vọng sẽ phát triển.
Theo Hà Xuân Anh nhìn nhận, hàng thời trang thì giá thấp không phải là không có chất lượng, chẳng hạn như Camel và Relax, hai thương hiệu khác nhau, giá khác nhau nhưng chất lượng như nhau.
“Hàng Camel mắc hơn chỉ vì tiền marketing và mượn showroom nên chi phí cao hơn, với lại mang thương hiệu là nước ngoài”, Xuân Anh tiết lộ.
Trước thực trạng trên, một vấn đề được đặt ra là phải có những kế hoạch hỗ trợ, ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp cho những người trẻ trước ngưỡng cửa hội nhập.
Theo Giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Trương Lý Hoàng Phi, Việt Nam là nước có dân số trẻ nên tiềm năng là rất lớn; thực tế cho thấy, những giá trị tạo ra của việc hỗ trợ doanh nghiệp đã được công nhận.
“Khi các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động thì họ chưa vào được hội đoàn, chỉ sống loanh quanh bên ngoài. Hiệp hội doanh nghiệp chưa để ý đến những doanh nghiệp mới và chưa có sân chơi. Nên chuyện đưa doanh nhân trẻ vào thị trường là một cơ hội cực kỳ lớn”, vị này khẳng định.
VŨ MINH
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google