Cùng tìm hiểu Bò sữa khó “đấu” với TPP, chi tiết bài viết:
(Dân Việt) TP.HCM hiện có đàn bò sữa và năng suất sữa thuộc hàng cao nhất cả nước, nhất là mấy năm gần đây có sự đầu tư lớn về công nghệ. Thế nhưng, theo các chuyên gia, sự tăng trưởng đó vẫn chưa đủ sức để “đấu” lại các nước khi Việt Nam ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP (dự kiến trong năm 2015).
Giá thành cao
Mặc dù là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc phát triển đàn bò sữa nhưng TP.HCM cũng là nơi khởi phát và hiện đang có nhiều hộ nuôi bò sữa nhỏ lẻ. Do nghề nuôi bò sữa ở TP.HCM được phát triển theo hướng di chuyển dần từ quận vùng ven ra ngoại thành, người nuôi không có sự kế tục nhiều thế hệ trong gia đình như những nước có truyền thống nuôi bò sữa Hà Lan, Mỹ… nên tay nghề, kỹ năng của người nuôi bò sữa ít được nâng cao.
Bò sữa TP.HCM vẫnchưa thể “đấu” lại các đối thủ đến từ Hiệp định TPP.
Ngoài ra do đa phần bò sữa của TP.HCM là bò lai, chưa nhiều bò thuần HF nên dù năng suất bình quân sữa đạt khoảng 5.600kg/con/chu kỳ, cao hơn mức bình quân cả nước, nhưng vẫn thua các nước Úc, Mỹ (hơn 6.000kg/con/chu kỳ), đặc biệt là Nhật, Israel tới 9.000 – 11.000kg/con/chu kỳ.
Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên chi phí chăn nuôi bò sữa ở TP.HCM vẫn còn cao. Hiện giá sữa mà nông dân TP.HCM bán cho các công ty sữa từ 12.000 – 13.000 đồng/kg, trong khi giá sữa nhập khẩu về tới Việt Nam chỉ có 9.000 đồng/kg. Đây thật sự là thách thức lớn cho ngành bò sữa, đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, trước nguồn bò sữa ngoại nhập sẽ ồ ạt tràn vào một khi Hiệp định TPP được ký kết. Bởi khi đó thuế suất nhập khẩu sẽ bằng 0%.
Tăng năng lực sản xuất
Mặc dù đang bán sữa với giá cao hơn các nước, nhưng thực tế hiện nay số hộ chăn nuôi bò sữa có được lợi nhuận cao không nhiều, do nguyên liệu đầu vào mấy năm nay tăng cao, nông dân lại phải mua qua nhiều khâu trung gian. Theo kết quả điều tra của Sở NNPTNT TP.HCM, chỉ những hộ tự trồng cỏ và tự vắt sữa mới có lợi nhuận tương đối (873 – 1.994 đồng/kg). Còn những hộ thuê vắt sữa, mua cỏ chỉ có khoản lợi nhuận thấp, thậm chí thua lỗ.
Do đó, trước áp lực TPP (và nhiều hiệp định thương mại khác cũng sẽ được ký kết trong năm 2015 với EU, ASEAN…) đòi hỏi ngành bằng mọi giá phải có ngay các biện pháp giảm giá thành sản xuất cho người nuôi bò sữa, từ khâu giống, thức ăn, đến quy trình, công nghệ nuôi và hệ thống máy móc, nhà xưởng.
Theo TS Hồ Cao Việt – Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, cần khuyến khích nông dân thành lập các nhóm, tổ hoặc hợp tác xã bò sữa bên cạnh các trang trại lớn để quy mô đàn tăng lên. Khi đó việc mua thức ăn, phụ phẩm từ trồng trọt, thuốc thú y,… có thể tránh được các chi phí trung gian, mua được giá gốc; việc chuyển giao công nghệ hay phòng ngừa dịch bệnh cũng dễ dàng hơn. Để giảm chi phí đầu tư ban đầu, Sở NNPTNT, trung tâm khuyến nông cũng cần hướng dẫn nông dân tự sản xuất giống bò lai thế hệ sau; nâng cao kiến thức, kỹ năng cho hộ nông dân nhằm giảm thiểu chi phí… Bên cạnh đó, cần hình thành hệ thống thu mua và giá mua dựa trên chất lượng sữa do nông dân sản xuất một cách chuyên nghiệp và khoa học hơn.
Ngoài ra, theo ông Việt, cũng cần thay đổi cấu trúc chuồng trại, có hệ thống phun sương, làm mát… để hạn chế đàn bò không bị stress nhiệt, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa. Thành phố cần hỗ trợ việc xây dựng 100% hệ thống hầm biogas để tận dụng chất phế thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dùng năng lượng phục vụ trở lại việc chăn nuôi và sinh hoạt…
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google