Cùng tìm hiểu Cách làm ăn mới: Mua bán nông sản bằng hợp đồng tương lai, chi tiết bài viết:
Sau cà phê sẽ đến đậu tương, cao su và tiến tới là gạo, ca cao… sẽ được mua bán trực tiếp trên sàn giao dịch quốc tế
99% giao dịch thực hiện qua mạng
Techcombank là đơn vị đầu tiên trên cả nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức dịch vụ mua bán bằng hợp đồng tương lai với các thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Chí Thanh, chuyên viên giao dịch tiền tệ ngoại hối của Techcombank, cho biết: DN muốn tham gia giao dịch những loại nông sản nói trên phải là đơn vị chuyên kinh doanh những loại đó và hiểu biết sâu về thị trường hàng hóa này. DN ký một hợp đồng nguyên tắc, mở tài khoản ở Techcombank và đăng ký giao dịch hằng ngày. Do nối mạng Internet trực tiếp với các sàn giao dịch như: LIFFE, NYBOT, SIMEX, TOCOM… của châu Âu nên DN tại Việt Nam phải lên mạng giao dịch từ 16 giờ 30 đến gần 24 giờ. Căn cứ bảng giá nhấp nháy và những thông tin đọc được trên màn hình nối mạng trực tuyến, DN dự đoán hàng hóa mình đang buôn bán sắp tới giá sẽ lên hay xuống để đặt lệnh mua, bán về số lượng và giá cả cho hợp đồng tương lai. Lệnh này sẽ được chuyển về trung tâm của Techcombank. Sau khi kiểm tra cứ liệu chắc chắn, chuyên viên giao dịch sẽ cho khớp lệnh với sàn giao dịch. Nếu lệnh được khớp thì nó sẽ được nhập trực tiếp đến sàn giao dịch ở nước ngoài và tại trung tâm của Techcombank. Như vậy, giao dịch coi như đã thực hiện xong. Mỗi đơn vị hợp đồng (lot) đối với cà phê là 5 tấn.
Được biết, việc thực hiện hợp đồng tương lai thông thường bằng 2 cách: sẽ giao hàng thực theo thỏa thuận hoặc chỉ thanh toán tiền qua tài khoản với nhau mà không cần giao nhận hàng. Theo ông Nguyễn Chí Thanh, việc mua bán bằng hợp đồng tương lai chủ yếu để tìm kiếm lợi nhuận, trực tiếp xem diễn biến thị trường để phòng ngừa rủi ro cho việc kinh doanh trong tương lai. Vì vậy có đến 99% các giao dịch của DN được thực hiện trên mạng, tiền thanh toán chuyển khoản, các đối tác không hề biết nhau, không hề đụng đến hàng hóa mình mua bán.
Đã thực hiện hàng chục ngàn lot cà phê
Đến nay đã có 8 DN trong ngành cà phê Việt Nam tham gia mua bán trên thị trường tương lai của thế giới. Ông Vân Thành Huy, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Xuất nhập khẩu Đắk Lắk kiêm Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam, cho biết kể từ ngày tham gia giao dịch hợp đồng tương lai trên mạng (26-11-2004) đến nay công ty ông đã mua bán trên 7.000 lot cà phê. Nếu tính cả 7 DN khác thì con số này đã lên tới hàng chục ngàn lot. Việt Nam là một “cường quốc” cà phê trên thế giới nên được giới đầu tư tại các sàn giao dịch cà phê lớn ở Âu, Mỹ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, từ trước tới nay các DN Việt Nam chỉ loay hoay mua bán ngoài sàn nên hiểu biết ít về thị trường cà phê thế giới. Bằng nghề mới kinh doanh này DN có điều kiện trực tiếp tham gia mua bán ở sàn giao dịch nên sẽ tạo được chỗ đứng trên thị trường cà phê thế giới.
Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào nước ta nên số DN thực hiện còn ít. Vì mới mẻ nên nhiều trường hợp DN dự đoán sai giá cả tương lai đành phải chịu thua lỗ đậm. Theo ông Vân Thành Huy, vì chưa có hành lang pháp lý dành cho việc mua bán kiểu này nên đối với các DN quốc doanh khi làm ăn thua lỗ sẽ dễ bị thanh tra “hỏi thăm”.
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập nhanh với thế giới. Những nghề mua bán hiện đại đã, đang và sẽ du nhập mạnh vào nước ta. Sau sản phẩm cà phê là đậu tương, cao su và tiến tới là gạo, ca cao… sẽ được mua bán trên thị trường tương lai tại các sàn giao dịch của nhiều nước trên thế giới. Nếu thiếu khung pháp lý thì DN sẽ ít mạnh dạn bước vào nghề mới nên sẽ hội nhập chậm với thế giới, như vậy càng làm cho năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam ngày càng tụt hậu xa hơn so với đối tác nước ngoài.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google