Cùng tìm hiểu Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, chi tiết bài viết:
Nếu mẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không đúng cách, trẻ có thể mắc các bệnh nguy hiểm như nấm lưỡi, tưa lưỡi hoặc là bệnh đen miệng.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sẽ chưa biết vệ sinh và cũng không thể vệ sinh miệng cho bản thân được chính vì thế mà các bà mẹ cần thường xuyên rơ lưỡi, rơ miệng giúp khoang miệng trẻ được đảm bảo vệ sinh. Rơ lưỡi cũng giống như việc đánh răng mỗi ngày của người lớn, khi thức ăn bám trên các kẻ răng thì cần phải đánh răng để các vi khuẩn không bám lại.
Rơ lưỡi cho trẻ cũng vậy, giúp trẻ làm sạch các mảng trắng bám trên lưỡi khi trẻ bú sữa mẹ nhiều và đóng thành mảng và bám lại. Nếu để các mảng trắng này bám dày trên lưỡi sẽ khiến lớp lưỡi bị dày lên khiến trẻ sẽ biếng bú, hơn nữa thường gây ra bệnh về lưỡi, nấm lưỡi… Để làm sạch lưỡi, miệng trẻ sơ sinh các bà mẹ cần có dụng cụ và cách rơ lưỡi an toàn, đúng cách.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất!
Khi trẻ bị nấm, tưa lưỡi, mẹ tuyệt đối không tìm cách cạo sạch những đốm trắng trên lưỡi trẻ, vì rất dễ làm chảy máu gây nhiễm trùng.
Thay vào đó, mẹ nên dùng gạc vô trùng, quấn quanh ngón tay, thâm với nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng trên lưỡi bé. Mỗi ngày làm ít nhất một lần cho đến khi tình trạng nấm, tưa đỡ dần.
Bước 1: Mẹ cần vệ sinh tay mình sạch sẽ và chuẩn bị nước ấm để nguội
Bước 2: Đeo miếng gạc vào ngón tay trỏ sau đó chấm vào nước ấm cho miếng gạc được mềm
Bước 3: Bế trẻ sơ sinh đặt vào lòng, đầu trẻ được nâng lên trên ngang ngực mẹ, trẻ nằm trên cánh tay mẹ, bàn tay giữ mông trẻ an toàn
Bước 4: Dùng ngón tay trỏ đã mang miếng gạc sau đó lau nhẹ qua môi trẻ, từ từ cho vào 2 bên vùng má, rồi đến phần lưỡi của trẻ. Nhớ phải nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh khiến trẻ nôn óa, và xước lưỡi.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?
– Ở bất kỳ nhà thuốc nào cũng có bán băng gạt hoặc có miếng rơ lưỡi hình ngón tay cho bé. Dùng miếng rơ tẩm nước muối sinh học lau nhẹ ở nướu và lưỡi sau khi bú, nhất là ở vùng có nanh sữa.
– Rơ lưỡi có thể kích thích làm trẻ nôn ói, do đó, mẹ nên thực hiện thao tác này lúc bé đói, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi trẻ ngủ dậy.
– Trước khi rơ, mẹ cần vệ sinh tay mình sạch sẽ, tránh cọ xát mạnh làm đau lưỡi bé.
– Mẹ rơ theo tứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng, sau đó mới rơ lưỡi cuối cùng, từ ngoài vào trong để trẻ bớt khó chịu.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh theo mẹo dân gian
– Dùng rau ngót: Rửa sạch rau ngót, đun sôi cùng nước muối loãng. Khi nước nguội, nghiền lá rau, chắt lấy nước. Dùng nước này rơ lưỡi cho trẻ đều đặn mỗi sáng, mỗi tối.
– Dùng lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, đập dập, cho ít nước sôi vào khuấy đều. Chắt nước dùng rơ lưỡi cho trẻ 2 lần sáng, tối. Tránh chà xát mạnh gây nhiễm trùng.
Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ ính bằng mật ong?
Các mẹ thường truyền tai nhau cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong. Cách này liệu có an toàn? Thực chất, mật ong có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn khá tốt, nhưng đồng thời trong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Nghiêm trọng hơn, chất này còn có thể làm trẻ rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, ảnh hưởng đến sự an toàn của tính mạng.
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là nhũ nhi từ 0-6 tháng tuổi, cực kỳ nhạy cảm với độc tố này. Hơn nữa, mẹ có chắc loại mật ong mình đang dùng không tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc khác do bị pha tạp hợp chất hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh chế biến.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Thùy Linh
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google