Cùng tìm hiểu Cây lược vàng – Có đúng “thần dược” chốn dân gian?, chi tiết bài viết:
“Có bệnh thì vái tứ phương”, đó là tâm lý chung của nhiều người mắc bệnh, đặc biệt là những căn bệnh nguy nan.
Gần đây, có nhiều tin đồn về tác dụng của cây Lược vàng trong việc trị bách bệnh. Vậy thực hư chuyện “thần dược” này như thế nào?
“Thần dược” chốn dân gian
Cây Lược vàng có tên khoa học là callisi fragrans. Theo một số tài liệu tiếng Nga thì cây Lược vàng còn có tên là Thân bồ vàng, vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Kinh nghiệm dân gian của người dân đất nước này cho thấy cây Lược vàng được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, bỏng dị ứng, hắc lào, vết thương ngoài da, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu…
Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lược vàng có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ để làm thuốc. Chỉ cần rửa sạch lá Lược vàng tươi rồi nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Đối với thân cây tươi thì thái mỏng, ngâm rượu, sau một tháng, khi thấy rượu đổi sang màu đỏ như rượu vang là uống được. Mỗi ngày uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Ngoài ra, cũng có cách sử dụng khác là đem lá và thân phơi khô, pha uống thay chè.
Lợi bất cập hại
Ví như đồng tiền luôn có hai mặt, đặc biệt là với các loại dược, bên cạnh những tác dụng tích cực bao giờ cũng là tác dụng phụ tiềm ẩn. Cây Lược vàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. TS.Trịnh Thị Điệp – đại diện nhóm nghiên cứu về cây Lược vàng thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho biết, ăn quá nhiều cây Lược vàng có thể bị ngộ độc. Trong một thí nghiệm trên loài chuột bạch cho thấy, ở liều tương đương với 2.100 – 3.000 gam dược liệu trên mỗi kilogam thể trọng, loại cây này sẽ gây chết chúng.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây Lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp. Do đó, không nên sử dụng với liều lượng quá nhiều, đặc biệt là khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô để đề phòng tụt huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay người dân thường chỉ sử dụng 5-6 lá mỗi ngày, đây được xem là liều lượng không đủ khả năng nguy hại đến tính mạng con người. Điều này cũng đồng nghĩa là chúng ta không nên xay cây Lược vàng nhiểu như rau má để uống.
Tác dụng chưa được kiểm chứng
Trước những tin đồn về “thần dược” Lược vàng, nhiều người dân đã đổ xô tìm mua, thậm chí tìm giống về trồng. Ở miền Bắc, Thanh Hóa được xem là “thánh địa” của loại dược liệu này. Tuy nhiên, cây Lược vàng không khó trồng, do vậy, cây Lược vàng không được loại vào hàng những loài dược quý như nấm Linh Chi hay Cao sâm. Ở Hà Nội, Hoàng Hoa Thám – con đường chuyên bán chim, cây cảnh thường bán cây Lược vàng với giá từ 25.000 – 45.000 đồng/cây.
Hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về tác dụng của cây Lược vàng như kinh nghiệm dân gian cho thấy. Do đó, trước một dược liệu dân gian chưa được kiểm chứng khoa học, chúng ta cần cân nhắc liều lượng trước khi sử dụng.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google