Cùng tìm hiểu CEO Mai Linh: Hạnh phúc được làm doanh nhân, chi tiết bài viết:
Trở về từ cuộc chiến, giữ vững phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, doanh nhân cựu chiến binh, Hồ Huy – CEO của Tập đoàn Mai Linh vẫn tiếp tục tiên phong trên mặt trận kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy có nhiều khó khăn của Tập đoàn khi đối mặt với con số nợ hàng ngàn tỷ, song bản lĩnh doanh nhân của cựu chiến binh vẫn hiện hữu trong vị doanh nhân vẫn kiên định hơn bao giờ hết…
Khai phá thị trường taxi
Thành lập ngày 12/7/1993 với số vốn ban đầu chỉ là 300 triệu đồng, 2 chiếc xe du lịch 4 chỗ và 25 nhân viên, có thể nói Mai Linh là một trong những công ty mạnh dạn khai phá thị trường taxi tại Hà Nội. Cho đến nay, Tập đoàn Mai Linh đã có hơn 100 Cty thành viên trên 52 tỉnh thành cả nước và mở rộng hoạt động sang các nước khác trên thế giới) tạo công ăn việc làm cho gần 20.000 người lao động.
Ông Hồ Huy – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh Group
Dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Huy, Tập đoàn Mai Linh đã phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp vận tải đường bộ hàng đầu trong cả nước. Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, Mai Linh giờ đã mở rộng ngành nghề kinh doanh với nhiều loại hình khác nhau như: du lịch – lữ hành, đào tạo, xây dựng, công nghệ thông tin, quảng cáo truyền thông, tài chính, tư vấn và quản lý…
Xác định rõ văn hoá là nền tảng tinh thần quan trọng, doanh nhân cựu chiến binh Hồ Huy đã phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn xây dựng đất nước; góp phần xây dựng một văn hoá kinh doanh Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Với khởi đầu khá gian nan, do thời kỳ đầu kinh tế thị trường, quy định nhà nước chưa thông thoáng nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Tổng Giám đốc Hồ Huy, Mai Linh đã huy động tất cả vốn nhàn rỗi của anh em để mua cổ phần với phương châm: “Ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều, chắt chiu từng đồng vốn của chính mình, gắn bó và có trách nhiệm với đồng tiền mình bỏ ra…
Với hai năm ròng rã lo thủ tục thành lập công ty, vay vốn ngân hàng không hề dễ dàng chút nào, ông Hồ Huy nhớ lại: “Cũng chính từ thời gian ở Tiệp Khắc, tôi nhận thấy họ có hệ thống taxi phục vụ du khách rất thuận tiện và hiệu quả, vậy tại sao mình không làm được. Tôi ấp ủ ý định này rất lâu rồi quyết tâm đột phá thực hiện mong muốn của mình dù phải đi vay mượn bạn bè. Cũng chính lúc này, tinh thần đồng đội của người lính một lần nữa được khẳng định, những người bạn chiến trường xưa lại đồng cam cộng khổ với tôi, cùng chung tay góp những đồng vốn ít ỏi, có người thế chấp nhà cửa để “phiêu lưu” cùng tôi. Họ đã tin tưởng tôi và chúng tôi đã thành công”.
Ông cũng nhận định mình là người may mắn khi trở thành doanh nhân – bởi bản thân chỉ nghĩ rằng mình sinh ra là người lính. Sinh ra trên đời, mỗi người có một sứ mệnh khác nhau, công việc khác nhau. Xã hội tự phân công cho mỗi người một vị thế. Cá nhân tôi từ khi sinh ra được đào tạo làm người lính. Trưởng thành hơn thì được nhà nước đào tạo thành công chức, chưa bao giờ tôi được giáo dục trong đầu tồn tại chữ doanh nhân hay thương nghiệp…
Cho đến nay, Mai Linh được mọi người biết đến không chỉ đơn thuần là tên của một công ty, mà nó đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam với màu xanh rất ấn tượng – màu xanh của hy vọng vươn xa trên khắp mọi miền đất nước.
Trong thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào ngành vận tải taxi. Nhưng không phải ai cũng thành công trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, xóa sổ, hoặc tìm đường liên doanh, hoặc chuyển hướng sang lĩnh vực khác và Mai Linh không nằm trong ngoại lệ đó. Chia sẻ với chúng tôi, ông Hồ Huy trả lời một cách rất ngắn gọn: “Ai đã từng khoác áo lính sẽ hiểu ý nghĩa quan trọng của cuộc sống. Người lính là phải biết hy sinh, có trách nhiệm với đất nước và cộng đồng và những việc mình đã làm và chịu trách nhiệm”.
Vượt qua giông bão nhờ tái cấu trúc
Hơn một năm trước, Mai Linh đứng trước tình cảnh bi đát. Nợ nhà đầu tư không trả được, nợ lương công nhân, kinh doanh đình trệ phải bán xe, bán dự án trả nợ… Trước nguy cơ phá sản, Chủ tịch Hồ Huy đã phải đứng ra xin lỗi và kêu gọi nhà đầu tư, nhân viên giúp đỡ cùng ông vượt qua thời điểm sinh tử.
Báo cáo hợp nhất năm 2014 chưa được công bố nhưng những thông tin ban đầu cho thấy Mai Linh Group đã có lãi trở lại. Các khoản nợ cũng đã giảm sau khi Mai Linh bán đi hàng nghìn xe cho các tài xế. Trong dịp Tết Giáp Ngọ – 2014 vừa qua hàng vạn người lao động tại Mai Linh đã có thưởng sau một năm bị cắt.
Để thoát khỏi khó khăn, một năm qua,dưới sự lãnh đạo của Hồ Huy Mai Linh đã thuê nhà tư vấn PwC để tái cơ cấu. Mai Linh đang trở về với thế mạnh của mình, tập trung vào một chiến lược duy nhất là kinh doanh taxi. Những nỗ lực như thoát đa ngành, tập trung vào lĩnh vực taxi, bán tài sản để giải quyết nợ nần, triển khai phương án. Bên cạnh việc tập trung cắt giảm các chi phí không thích hợp, rút khỏi đa ngành, Mai Linh cũng đang khai thác triệt để thương hiệu của mình thông qua bán thương quyền.
Việc xử lý nợ đang tiếp tục được thực hiện với kế hoạch bán thêm nhiều đầu xe cũ trong năm 2014 và hướng tới một năm mới với lợi nhuận có thể lên tới cả trăm tỷ đồng.
Trên thực tế, sự suy yếu của Mai Linh ở miền Nam và đang bị đe dọa ở miền Bắc có nguyên nhân sâu sa từ chiến lược phát triển ồ ạt, vay vốn lớn và không kiểm soát hiệu quả của đồng vốn đầu tư. Vay vốn quá nhiều để đầu tư những dàn xe với số lượng lớn ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước cộng với việc lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác đã khiến Mai Linh lâm vào tình trạng nợ nần…
Không chỉ nợ ngân hàng, Mai Linh còn nợ rất nhiều cá nhân. Suốt từ 2007 tới 2012, Mai Linh chỉ có một năm có lãi duy nhất là 2010, còn lại đều thua lỗ nặng nề, bất chấp DN đã nhận ra sai lầm và thực hiện hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi phí, dồn nhân lực trong thời gian gần đây. Tính tới cuối 2012, lỗ lũy kế đã ăn cụt hơn 50% vốn điều lệ của DN này.
Cuối năm 2012 và trong cả năm 2013 là thời điểm DN của ông Hồ Huy (người đang nắm giữ khoảng 51% cổ phần Mai Linh) thực hiện tái cấu trúc một cách mạnh mẽ nhất. Hàng nghìn đầu xe đã được bán để cân đối lại tình hình tài chính sau khi đại gia này lâm vào cảnh vỡ nợ.
Những tín hiệu ở trên cho thấy Mai Linh đang dần phục hồi. DN này đã quay về với thế mạnh của mình. Hệ thống Mai Linh đang được sắp xếp lại theo hướng co gọn hơn, hoạt động tập trung vào những khu vực mang lại lợi nhuận, tránh tình trạng vay quá nhiều và mở rộng mạng lưới ở khắp nơi nhưng hiệu quả thấp.
Tuy nhiên, xét về toàn cục tập đoàn này vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Việc bán hàng loạt các đầu xe trong năm 2012-2013 chủ yếu là để giải quyết các khoản nợ cá nhân. Các khoản nợ này trên thực tế không phải là lớn nhất.
Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa năm 2013, Mai Linh vẫn còn nợ gần 4.400 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là gần 2.300 tỷ đồng. Tổng nợ của Mai Linh lớn gấp gần 10 lần vốn chủ sở hữu của tập đoàn này. Nợ và lỗ lũy kế lớn chắc chắn vẫn sẽ là rào cản lớn cho quá trình hồi phục này.
Sự trỗi dậy của Mai Linh có thể sẽ rất lớn nhờ vào thương hiệu mà doanh nghiệp này đã xây dựng trong hơn 20 năm qua. Kế hoạch phát triển hệ thống thông qua bán quyền thương hiệu là một trong những thế mạnh có thể giúp doanh nghiệp này giành lại vị thế của mình. Kế hoạch chuyển nợ thành vốn cũng giúp tình hình tài chính của Mai Linh mạnh lên.
Với tinh thần của người lính vào thương trường, xây dựng văn hóa kinh doanh riêng biệt trong kinh doanh vì quyền lợi của khách hàng, tự tái cấu trúc khi gặp khó khăn đồng thời tạo dựng những truyền thống tốt đẹp, có lẽ một ngày không xa nữa, ông ‘vua’ taxi một thời có thể giành lại thị phần giữ vững thương hiệu-màu xanh hi vọng được nhiều người yêu thích…
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google