Cùng tìm hiểu Châu Á trước nguy cơ rút vốn từ châu Âu, chi tiết bài viết:
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang đánh vào một trong những điểm yếu nhất của nền kinh tế châu Á. Đó là vốn.
Với con số cho vay ước tính 1.600 tỉ USD cho khu vực châu Á, không tính đến việc cho vay trên các thị trường tiền tệ, một đợt rút vốn trên diện rộng của các ngân hàng châu Âu có thể sẽ dẫn đến một đợt siết chặt thanh khoản như đã từng chứng kiến vào cuối năm 2008. Đó là cảnh báo của giới chuyên gia kinh tế về nguy cơ mà nền kinh tế châu Á đang đối mặt.
Nỗi lo gia tăng
Với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang lan sang các nền kinh tế Ý, Tây Ban Nha, Pháp, giới phân tích lo ngại những đợt sóng tác động vào châu Á sẽ càng tăng lên. Mối quan tâm lớn nhất là các ngân hàng châu Âu đang gặp khó khăn có thể sẽ giảm mạnh quy mô cho vay sang châu Á và các thị trường mới nổi khác, nhất là khi họ phải cân đối nguồn vốn để đáp ứng các quy định tài chính chặt chẽ hơn dự kiến sẽ được thi hành vào năm tới.
Theo tính toán của Ngân hàng Morgan Stanley, tính đến cuối tháng 6.2011, các ngân hàng châu Âu đã cho vay tổng cộng 1.600 tỉ USD cho khu vực châu Á (ngoại trừ Nhật). Xét từ những diễn biến khá bình lặng trên thị trường vốn những tháng gần đây (tức không có nhiều giao dịch), phần lớn dòng tiền vẫn chưa rời khỏi châu Á. Tuy nhiên, nếu xuất hiện đợt rút vốn trên diện rộng thì áp lực sẽ rất lớn, vì theo ông Frederic Neumann, người đồng đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC tại Hồng Kông, sự tăng trưởng kinh tế tại châu Á trong những năm gần đây đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tín dụng nước ngoài.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về các nền kinh tế Đông Á được công bố vào thứ Ba tuần qua (22.11) cũng cảnh báo về rủi ro này. Theo WB, mức cho vay của ngân hàng châu Âu sang châu Á nhìn chung vẫn ổn định trong suốt 6 tháng đầu năm 2011. Tuy nhiên, bất cứ sự hạ màn đột ngột nào trên các thị trường tín dụng cũng sẽ gây ra cú sốc lớn cho châu Á. “Các hệ thống tài chính châu Á nhìn chung có đủ thanh khoản để tiếp sức cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thế nhưng, nếu các ngân hàng châu Âu rút vốn khỏi khu vực này, điều đó sẽ gây ra sự gián đoạn rất lớn. Bởi lẽ, châu Á sẽ cần có một khoảng thời gian điều chỉnh để giải quyết vấn đề thiếu vốn”, ông Neumann cho biết.
Trong khi đó, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp châu Á qua các thị trường tài chính đã bị giảm mạnh trong thời gian qua. Các thị trường chứng khoán châu Á đều đã lao dốc mạnh theo đà giảm của các chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu. Kể từ đầu năm đến nay, các chỉ số chứng khoán tại Hồng Kông, Ấn Độ và Đài Loan đều đã giảm khoảng 20%. Vốn huy động được từ các đợt lên sàn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng giảm xuống, chỉ còn khoảng 74 tỉ USD tính từ đầu năm đến nay, so với con số gần 159 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ hãng tin Reuters.
Singapore, Hồng Kông và Indonesia nằm trong diện rủi ro cao
Giới chuyên gia khuyến cáo, khi cuộc khủng hoảng lan rộng, điều đầu tiên các ngân hàng châu Âu làm là rút các khoản tiền gửi trong các ngân hàng tại châu Á và các danh mục đầu tư. Điều đó sẽ khiến cho các trung tâm tài chính châu Á như Singapore và Hồng Kông cực kỳ dễ bị tổn thương. Indonesia cũng là quốc gia có nguy cơ cao, vì các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ tới hơn 30% thị trường trái phiếu bằng đồng rupiah.
Sự rút vốn của châu Âu cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến những quốc gia đang cần vốn để tài trợ cho mức thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ như Ấn Độ. Sự tác động đó thể hiện qua việc đẩy cao chi phí vay vốn đối với quốc gia này. Thậm chí, các tổ chức châu Âu có thể buộc phải giảm tỉ lệ cổ phần nắm giữ tại các ngân hàng châu Á như Shinhan của Hàn Quốc hay Yes Bank của Ấn Độ.
Krishna Hedge, chiến lược gia về tín dụng tại Barclays Capital, cho biết, các ngân hàng châu Âu xưa nay rất tích cực trong việc cung cấp các khoản cho vay hợp vốn và tài trợ thương mại, nhưng nay cuộc khủng hoảng nợ công sẽ buộc họ phải thoái vốn. Đã có những dấu hiệu cho thấy các tổ chức cho vay châu Âu đang rút lui khỏi thị trường vay hợp vốn trị giá 65 tỉ đô la Úc của nước Úc. Theo hãng tin Reuters, các ngân hàng như BNP Paris, Societe Generale, Banco Santander và BBVA đã và đang chào bán các khoản cho vay này. Các ngân hàng trên chủ yếu đang bán các khoản cho vay tài trợ dự án, như vụ Ngân hàng Bank of Ireland đã bán khoản cho vay 300 triệu đô-la Úc vào đầu tháng 11 vừa qua.
Số liệu được Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố vào thứ Tư tuần qua cũng cho thấy, nợ bên ngoài ngắn hạn đã giảm 10% chỉ trong quý III, còn 138,5 tỉ USD. Hầu hết mức giảm là đến từ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại quốc gia này. Điều này càng khiến giới phân tích thêm lo ngại về nỗi lo rút vốn từ ngân hàng mẹ châu Âu. Hai trong số những ngân hàng lớn nhất nước Úc cũng đã hoãn kế hoạch phát hành trái phiếu do chi phí vốn đã ở mức quá cao. Chi phí vay vốn tăng cao có thể buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất đối với các cá nhân và doanh nghiệp đi vay trong nước.
Trên thực tế, việc tiếp cận vốn đã không còn dễ dàng. Một doanh nghiệp đi vay ở Hồng Kông là IFC Development ban đầu lên kế hoạch vay 17 tỉ đô-la Hồng Kông, nhưng đã giảm xuống còn 10 tỉ và sau đó là giảm còn một nửa trong tháng vừa qua, do chi phí vay quá cao.
(Tổng hợp)
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google