Cùng tìm hiểu Chuyện lạ nơi thiếu nữ 16 tuổi qua 3 đời chồng, chi tiết bài viết:
Ở bản Hoàng Liên 1 (Xã Nậm Xe, Phong Thổ, Lai Châu) chuyện trai gái lấy chồng, lấy vợ dễ như xuống chợ mua mớ rau vậy. Chỉ cần trai gái ưng cái bụng là về ở với nhau, nên vợ nên chồng.
|
Bởi họ lấy nhau chóng vánh thế nên bỏ nhau cũng nhanh không kém. Thậm chí, có những sơn nữ tuổi đời mới vừa tròn 16 mà đã trải qua 3 lần đò. “Trò đùa” về hôn nhân ở nơi đây tạo nên không ít những câu chuyện khôi hài, cười ra nước mắt.
Thiếu nữ 16, một năm lấy… 3 chồng
Căn nhà thấp lè tè của anh Dua, chị Mỷ nằm ở giữa bản. Giữa những ngày rét buốt, vậy mà mấy đứa trẻ phong phanh manh áo mỏng đứng trước cửa nhà.
Vừa gặp chúng tôi, anh Dua bố của Dở đã lôi tuột vào nhà mời uống rượu. Sau chén rượu nhận đồng niên, anh Dua tự hào khoe: “Tôi đã có con rể rồi đấy nhà báo à”.
Cầm cuốn sổ hộ khẩu của ông bạn đồng niên trong tay, khi giở đến trang ghi về nhân thân của Vàng Thị Dở, tôi bỗng giật bắn mình vì Dở năm nay mới 14 tuổi. Cái tuổi mà các cụ bảo “ăn chưa no, lo chưa tới”, vậy mà Dở đã lấy chồng.
Khi chúng tôi hỏi đến chuyện chồng con, Dở có vẻ mắc cỡ. “Chú hỏi về chồng nào, chứ cháu đã có 3 đời chồng rồi”, Dở vẫn còn đỏ mặt khi nhắc tới chuyện này.
Cô bé Mẩy (người bên phải) năm nay 14 đã 2 lần kết hôn |
Phải đến khi chị Vàng Thị Mỷ (mẹ Dở) xác nhận, tôi mới tin là cô gái này nói thật: “2 thằng chồng trước của nó, không ở cùng với nhau được nên nó bỏ. Tháng trước nó kiếm được người chồng mới bên xã Dào San (Phong Thổ) rồi. Nó theo chồng về bên đó ở”.
Nhà Dở nghèo lại đông anh em nên Dở nghỉ học sớm. Chuyện Dở lấy chồng dễ như việc hàng ngày người dân lên nương, lên rẫy vậy. Mùa xuân năm ngoái, Dở xuống chợ chơi gặp được bạn trai. Người yêu đã “kéo” Dở về nhà. 3 hôm sau, 2 đứa qua nhà Dở báo cáo với bố mẹ. Thế là 2 gia đình tổ chức đám cưới cho đôi trẻ.
Vài tháng sau, Dở bỗng dưng bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Chị Mỷ gặng hỏi con: “Sao không ở nhà chồng lại về đây?”. Dở chỉ nói độc một câu: “Con không thích nó nữa nên con về”.
Ở nhà được vài tháng, Dở lại quen một chàng trai khác ở xã Dào San. Dở thấy “ưng cái bụng” thế là lại theo anh chàng kia về nhà làm dâu. Tuy nhiên, cũng giống như lần trước, Dở ở nhà chồng chưa được 1 mùa rẫy rồi bỏ về nhà mẹ đẻ.
“Vừa rồi nó bảo đã tìm được người yêu mới, nó về nhà người ta sống thử một thời gian. Nếu mọi chuyện êm xuôi, cuối năm nay, gia đình nhà trai mới sang bàn chuyện cưới xin cho đàng hoàng”, chị Mỷ buồn rầu kể về người chồng thứ 3 của con gái.
Theo chị Mỷ, cái cách lấy vợ, lấy chồng của trai, gái nơi đây rất đơn giản. Chỉ cần thấy thích thì theo nhau về ra mắt bố mẹ, làm mâm cơm “trình” với ông bà tổ tiên và mời dân làng. Thế là xong 1 đám cưới và cũng chấm dứt một tuổi thơ hồn nhiên của không ít… cô bé, cậu bé.
Trường hợp của Dở chỉ là một trong số vô vàn câu chuyện buồn nơi mảnh đất này. Chẳng nói đâu xa, ngay trong bản Hoàng Liên 1 này, cô bé Giàng Thị Mẩy (sinh năm 1998) lấy chồng chưa tròn 3 tháng đã bỏ.
Những ngày ở bản tôi có dịp tiếp xúc nhiều lần với các sơn nữ nơi đây, họ có một điểm chung là còn quá trẻ và không ngần ngại nói về cuộc hôn nhân đã đổ vỡ. Không thích ở nhà chồng thì về nhà bố mẹ, tiếp tục đợi “thời cơ” khác để lấy chồng.
Cái nghèo vẫn luôn ngự trị ở vùng đất đầy gian khó này |
Riêng cô bé tên là Vàng Thị Dơ (16 tuổi) thì chỉ trong 1 năm mà đã 3 lần lấy chồng. Khi chúng tôi đến thấy Dơ vẫn đang chơi cùng mấy cô em gái. Nói chuyện với Dơ mà tôi không khỏi xót xa khi hay tin, cuộc hôn nhân thứ 3 của Dơ cũng vẫn chưa phải là lần cuối. Nói về nguyên nhân cuộc hôn nhân lần thứ 3 này tan vỡ, Dơ chỉ chỏng lỏn: “Em không thích nó thì em về thôi!”.
Cuộc đời của Dơ giờ cũng chẳng có gì phải vấn vương. Dơ kể, em sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con. Ngày nhỏ, Dơ cũng được bố mẹ cho đi học nhưng khi Dơ vừa biết con chữ là nghỉ ở nhà trông em.
Đến tuổi cập kê, thấy các bạn gái cùng trang lứa trong bản đi chơi hội, Dơ cũng theo. Lần đầu tiên, Dơ gặp anh bạn tên Dia ở xã bên. Qua vài buổi nói chuyện, Dơ đã đồng ý theo Dia về nhà ở. 3 ngày sau, Dia sang thưa chuyện với bố mẹ Dia xin được cưới Dơ làm vợ.
Đôi vợ chồng nhí này ở với nhau được hơn 1 tháng thì xảy ra cãi nhau. Theo như lời của Dơ, nguyên nhân là do chồng Dơ có tính… ăn tham. Hôm chồng dẫn Dơ đi chợ, Dia chỉ mua 2 que kem mà chẳng cho Dơ que nào.
Một lần khác, Dơ đi làm nương tối ngày, ở nhà Dia mổ gà tiếp bạn. Khi Dia đi làm về mệt mà chẳng còn cái để ăn. Tức bụng Dơ đã bỏ thẳng về nhà mẹ đẻ. Từ bữa đó, Dia cũng chẳng sang đón Dơ về.
2 tháng sau, Dơ đi làm nương và làm quen với anh Páo ở bản bên. Dơ đã bị hạ ngục ngay lần gặp đầu tiên vì Páo thổi khèn rất hay. Không ngần ngại, Dơ đã đồng ý làm vợ của Páo.
Cũng giống như cuộc hôn nhân lần trước, Dơ chỉ ở với Páo được dăm bữa nửa tháng lại bỏ. Lý do Dơ đưa ra là Páo có nhiều người tình quá. Dơ không chịu nổi khi cứ những đêm trăng sáng, Páo lại vác khèn đi nơi khác thổi để “tán” gái.
Và cũng ngay trong năm đó, Dơ đã có thêm một cuộc hôn nhân nữa, nhưng họ cũng sớm chia tay vì những lý do cỏn con. Giờ đây, Dơ bỗng trở thành “gái còn son”. Sau 3 lần lấy chồng không thành, Dơ cũng chẳng lấy gì làm buồn, Dơ vẫn hy vọng mình sớm tìm được đấng lang quân phù hợp.
Trò đùa của hôn nhân
Việc các đôi trai gái “dựng vợ, gả chồng từ thủa còn thơ” là do người dân ở đây ít tiếp xúc với cộng đồng nên họ không am hiểu về luật pháp. Do đó, họ cũng không biết nhắc nhở với con cái. Họ cho rằng, con cái lập gia đình càng sớm thì càng tốt vì nhà sẽ có thêm người đi làm nương.
Việc kết hôn sớm, nhà lại nghèo, không có trình độ nên cuộc sống của những cặp vợ chồng trẻ hay cả vợ chồng già đều luẩn quẩn bên cái nương, cái rẫy, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Các ông chồng trẻ thường hay rượu chè nên làm các cô vợ trẻ không chịu nổi. Cũng vì thế các cặp vợ chồng trẻ thường bỏ nhau.
Theo lời trưởng bản Lìu A Phong, đa phần trai gái nơi đây kết hôn đều chưa đủ độ tuổi nên chẳng ai xuống xã đăng ký kết hôn. Họ lấy nhau là tự do tìm hiểu rồi tự nguyện đến với nhau, chứ chẳng ai nghĩ đến cái việc là được pháp luật công nhận bằng tờ hôn thú.
Điều quan trọng nhất với những đôi trai gái là được gia đình, họ hàng đồng ý. Họ tổ chức đám cưới, làm cỗ mời bà con lối xóm đến chung vui, chứng kiến, chúc phúc cho đôi trẻ, thế là nên vợ thành chồng. Bao năm nay, đời ông bà, bố mẹ họ sống vẫn thế, giờ họ cũng làm vậy. Đôi trẻ nào ở với nhau cảm thấy hợp thì tiếp tục cuộc hôn nhân, còn đôi nào không ưng nhau thì đường ai nấy đi.
Trưởng bản Phong cười trừ phân bua: “Được cái bù lại là, con gái nơi đây bỏ chồng, thì mùa xuân sang năm lại đi chợ, đi hội, gặp được chàng trai nào thấy “ưng cái bụng, vừa con mắt” là lại kéo nhau về thưa chuyện mẹ cha”. Đó là lý do giải thích tại sao mà nhiều sơn nữ nơi đây có thể lấy 2-3 đời chồng được. Ngay cả những bậc sinh thành cũng coi việc này là chuyện thường nên chẳng ai có thể cấm đoán họ được.
Từ đầu năm đến nay, ở bản Hoàng Liên 1 có 8 cặp vợ chồng tảo hôn. Trong đó 5 cặp người trong bản lấy nhau và 3 cặp người ngoài bản. Đến nay có 3 cặp đã bỏ nhau, có người đã đi lấy chồng khác.
“Ở đây có quan niệm, con gái trong vùng từ 13 đến 16 tuổi là đã bắt chồng. Sơn nữ nào “cao số” đến 16 tuổi mà vẫn chưa bắt được chồng thì liền bị xếp vào hàng gái già, ít được chàng trai nào ngó ngàng tới nữa”, trưởng bản Phong tâm sự.
|
Song Nữ
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google