Cùng tìm hiểu CTCK “thoát” kiểm soát đặc biệt, cách nào?, chi tiết bài viết:
(ĐTCK) Để đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng nhằm tránh rơi vào bị kiểm soát đặc biệt, một số CTCK đang tìm cách thoát hiểm.
>
Cắt giảm nghiệp vụ và bán tài sản rủi ro
Chủ tịch HĐQT một CTCK nằm trong danh sách 6 CTCK vừa bị kiểm soát đặc biệt cho hay, để khắc phục tình trạng bị kiểm soát đặc biệt, thời gian qua, Công ty đã thực hiện bán toàn bộ các khoản đầu tư chứng khoán có thể bán được. Trong một vài tháng tới, Công ty sẽ cắt bỏ nghiệp vụ môi giới, chuyển trụ sở hoạt động để giảm bớt các khoản mục chi phí rủi ro.
Theo Thông tư 226/2010/TT-BTC về an toàn tài chính các tổ chức kinh doanh chứng khoán, tỷ lệ vốn khả dụng bằng (=) tổng giá trị vốn khả dụng chia (:) tổng giá trị rủi ro nhân (x) 100%.
Trong đó, vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong khoảng thời gian 90 ngày. Tổng giá trị rủi ro bao gồm 3 thành phần là: giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán, giá trị rủi ro hoạt động.
Do đó, việc cắt bớt các nghiệp vụ hoạt động làm giảm chi phí, bán các tài sản rủi ro làm giảm giá trị rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, từ đó làm tăng tỷ lệ vốn khả dụng. Dù vậy, vị chủ tịch HĐQT công ty nêu trên cho biết, việc cắt giảm nghiệp vụ không cải thiện nhiều tỷ lệ vốn khả dụng, bởi tổng chi phí hoạt động nghiệp vụ môi giới của công ty ở mức rất thấp.
SBS đã phải chấp nhận công khai tình trạng tài chính khó khăn khi thực hiện rà soát lại toàn bộ khoản nợ của khách hàng
Huy động vốn dài hạn, vốn chủ sở hữu
Một trong những cách đơn giản nhất để tăng tỷ lệ vốn khả dụng là tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, phát hành cổ phiếu tăng vốn là điều không dễ dàng, bởi TTCK khó khăn, dòng tiền nói chung khan hiếm.
Khảo sát với các CTCK trong danh sách bị kiểm soát đặc biệt cho thấy, đa số CTCK không tìm được nguồn vốn chủ sở hữu bổ sung (huy động từ cổ đông hiện hữu). Việc tìm nguồn vốn chủ sở hữu của CTCK, nếu có, chỉ đến từ các ông chủ mới.
CTCK Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín (SBS) đã phải chấp nhận công khai tình trạng tài chính khó khăn khi thực hiện rà soát lại toàn bộ các khoản nợ của khách hàng và bán các khoản đầu tư trong quý I/2012. Với con số lỗ ghi nhận lên tới 660 tỷ đồng trong quý I/2012, SBS nhiều khả năng sẽ phải đóng cửa hoạt động trong 6 tháng tới, do vốn chủ sở hữu chỉ còn 91 tỷ đồng trên vốn điều lệ 1.266 tỷ đồng. Cứu cánh tồn tại của Công ty chính là việc phát hành thành công khoản trái phiếu chuyển đổi trị giá 800 tỷ đồng.
Một cách khác có thể giúp CTCK thoát khỏi tình trạng “nguy hiểm” là vay nợ với kỳ hạn 10 năm trở lên, không có tài sản đảm bảo. Thông tư 226 quy định, nếu các khoản vay có kỳ hạn ban đầu từ 10 năm trở lên, đáp ứng một số điều kiện theo quy định sẽ được xem xét tính bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Theo đó, chỉ cần một nguồn vốn (thậm chí có thể cam kết trên giấy tờ, được thể hiện trên tài khoản mỗi kỳ báo cáo) từ 10 – 20 tỷ đồng là đã có thể cứu vãn tình huống bị kiểm soát đặc biệt của không ít CTCK.
Cách làm này rất thuận tiện với các CTCK trực thuộc ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Trên thực tế, ĐTCK đã ghi nhận nhiều trường hợp CTCK chạy ngược chạy xuôi tìm nguồn để bù đắp được vốn khả dụng, từ đó làm tăng tỷ lệ vốn khả dụng vào mỗi kỳ báo cáo. Ở góc độ nào đó, mối quan hệ “mẹ con” với các tổ chức tín dụng cũng chính là khoản bảo hiểm quan trọng, góp phần đảm bảo thanh khoản tạm thời cho CTCK.
Ký lại các hợp đồng hỗ trợ vốn
Đảo nợ, chiêu không mới của các NHTM đã và đang được không ít CTCK áp dụng triệt để nhằm “làm đẹp” báo cáo tài chính, cũng như chỉ tiêu vốn khả dụng.
Trên thực tế, nhiều CTCK từ lâu đã thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ tài chính cho NĐT thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hỗ trợ giao dịch chứng khoán ngày T (từ T+3 đến T+60, thậm chí lâu hơn). Với những khoản cho vay quá hạn phải thu, thời gian quá hạn càng lớn thì mức độ trích lập dự phòng càng cao. Do đó, việc ký lại các hợp đồng hỗ trợ vốn cho khách hàng cũng là cách mà CTCK sử dụng để tránh phải ghi nhận nợ xấu, giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, thậm chí không phải trích lập dự phòng trong báo cáo tài chính.
Trên đây chỉ là một vài chiêu thức mà các CTCK có thể làm hoặc đã làm nhằm tránh bị kiểm soát đặc biệt để giữ gìn hình ảnh trong mắt NĐT, tìm cơ hội làm lại khi thị trường đi lên. Nhưng với khả năng “linh hoạt”, rất có thể ngoài những phương thức nêu trên, theo thời gian, các CTCK sẽ tìm được thêm nhiều cách để đưa tỷ lệ vốn khả dụng về con số mong muốn. Trong đó, chiêu thức… không báo cáo UBCK của CTCK SME cũng là một cách làm!
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google