Cùng tìm hiểu Đầy rẫy vi khuẩn E.coli trong thực phẩm, chi tiết bài viết:
Liên tiếp nhiều du khách tại Đà Lạt bị ngộ độc thực phẩm, do thực phẩm nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn E.coli vốn đang gây hoảng loạn tại châu Âu.
E.coli lan tràn khắp nơi
Nhập khoa Tiêu hóa BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM cách nay hơn 1 tuần, anh Hoàng Trọng T. (ngụ quận 8, TPHCM) chưa hết bàng hoàng: “Đi tiêu chảy liên tục. Người mệt nhoài và gần như kiệt sức. Bụng quặn đau sùng sục”.
Chủ nhật vừa qua, anh cùng 2 người bạn làm chung nhà máy rủ nhau làm gỏi cá, đầu và xương cá nấu lẩu chua ăn với rau sống. Sau cuộc ăn nhậu khoảng 3 giờ đồng hồ thì anh T. đau bụng lâm râm và tiêu chảy cấp, phải nhập viện cấp cứu. Nguyên nhân được xác định là do thực phẩm nhiễm khuẩn, trong đó có vi khuẩn E.coli. Rất may 2 người bạn của anh bị nhẹ hơn và đã kịp thời uống thuốc trị tiêu chảy Berberin nên qua khỏi.
Một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể cấp cứu tại BV quận Gò Vấp, TPHCM. Ảnh: T.L |
Trong khi đó, tại BV Nhi đồng 2 TPHCM, BS Phạm Thị Ngọc Tuyết, Trưởng khoa Tiêu hóa cho biết phần lớn bệnh nhi mắc tiêu chảy do Rotavirus. Tuy nhiên, đôi khi cũng gặp một số trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy có cả vi khuẩn E.coli. “Thực phẩm mất vệ sinh, ôi thiu, nấu không chín kỹ hoặc bảo quản không tốt dễ phát sinh vi khuẩn gây tiêu chảy”, BS Tuyết nói.
Điều BS Tuyết lo ngại là đường lây nhiễm của những dòng E.coli gây hại là dây chuyền phân – tay – miệng. Do đó những gia đình không chăm sóc con cái kỹ lưỡng khiến lúc trẻ đi vệ sinh có thể vấy phân lên tay và vô tình đưa lên miệng hoặc dính lên quần áo của trẻ.
Theo các chuyên gia y tế, E.coli có thể xâm nhập thịt gia cầm hay thịt heo, bò trong quá trình làm thịt. Nếu thịt bị nhiễm và không nấu chín thì vi khuẩn có thể sống sót và thịt bị nhiễm khuẩn.
TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Trưởng khoa Xét nghiệm BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết vi khuẩn E.coli là vi khuẩn đường ruột có trong người, động vật và hiện diện hầu hết mọi nơi trong môi trường, đặc biệt trong nguồn nước ô nhiễm phân người, ao hồ, sông suối, nước cạnh nhà vệ sinh, nước cống.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm rau quả cũng được các chuyên gia y tế khuyến cáo nguy cơ nhiễm E.coli cao nếu không được rửa sạch, nấu chín. Theo TS Siêu, độc tố của E.coli bền với nhiệt độ nên khi hâm lại thức ăn cũ bị nhiễm E.coli thì người sử dụng vẫn bị tiêu chảy do độc tố.
Một cuộc khảo sát mới đây được Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN-PTNT) công bố cho thấy nhiều mẫu thịt heo và thịt gà lấy ở nơi giết mổ tại TP Hà Nội và TPHCM nhiễm khuẩn E.coli vượt giới hạn cho phép. Điều Cục Quản lý chất lượng nông lâm lo ngại là hiện phần lớn các vùng nông thôn vẫn tưới rau, trái bằng những loại phân chuồng, phân tươi. Do đó, nguy cơ nhiễm vi khuẩn E.coli rất cao.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cũng từng gióng chuông báo động khi điều tra ghi nhận hơn 67% bàn tay người trực tiếp chế biến và bán thực phẩm, nhất là các loại hàng rong trên địa bàn TPHCM bị nhiễm khuẩn E.coli.
-
Đẩy mạnh phòng ngừa
Theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, các loại thực phẩm như thịt động vật, rau sống, hải sản đông lạnh để lâu ngày… dễ bị vi khuẩn E.coli xâm nhập nếu không bảo quản, chế biến tốt. Hiện đang vào mùa thời tiết nắng nóng, BS Diệp cảnh báo các loại thực phẩm rất nhanh ôi thiu, nhiễm vi sinh vật và ăn phải những thực phẩm này thì khả năng ngộ độc là khó tránh khỏi.
Thực phẩm bán ở lề đường khó đảm bảo vệ sinh. Ảnh: MH |
Trước tình hình liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm gần đây và vi khuẩn E.coli biến chủng gây tử vong ở châu Âu, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cho biết đang chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng các địa phương tăng cường tuyên truyền đến người dân. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng vừa chỉ đạo y tế các địa phương phòng chống nhiễm khuẩn E.coli nhóm Enterohaemorrhagic E.coli (EHEC) tại Việt Nam.
Theo đó, cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc tiêu chảy cấp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm khuẩn E.coli, xử lý kịp thời những trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để lây lan, bùng phát thành dịch. Đặc biệt đối với những tỉnh thành có cửa khẩu biên giới phải tăng cường các hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế, cách ly điều trị các trường hợp có sốt cao và tiêu chảy cấp nhằm giảm thiểu việc lây nhiễm E.coli vào nước ta.
Theo Quỳnh Chi – Sài Gòn Giải Phóng
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google