Cùng tìm hiểu Để cãi nhau là một điều… thú vị!, chi tiết bài viết:
Vợ chồng gắn bó vì có nhiều điều cùng nhau giải quyết: nuôi dưỡng, giáo dục con cái, tiền bạc, họ hàng, cha mẹ hai bên… Và đó cũng là những vấn đề gây ra bất hòa, tranh cãi.
Dễ xa nhau
Người phụ nữ nào cũng cần được chồng coi trọng. Vậy mà, cứ sau một đợt tranh cãi, bà Lê Thị Châu, tiểu thương chợ An Đông, lại cảm thấy chồng mình cố tình lờ đi hoặc coi thường “sáng kiến” của vợ. Tuần trước, mẹ chồng than mệt, bác sĩ nói bà chỉ bị bệnh già. Vì thế, bà đề nghị đưa cụ về quê, không khí trong lành, mát mẻ… Nhưng ông chồng gạt phăng ngay lập tức: “Bà chỉ được cái nói tào lao. Tôi sẽ thuê người chăm sóc mẹ, bà khỏi phải bận tâm”. Đó là một trong rất nhiều câu nói của ông làm bà tổn thương. Mà bà đâu phải là cô con dâu thiếu trách nhiệm.
Bất hòa là cơ hội
Bất hòa không hẳn là “sát thủ” của hạnh phúc lứa đôi. Nó có thể là cơ hội để bạn bộc lộ khả năng thu xếp, giải quyết các vấn đề của gia đình, qua đó, tình cảm giữa hai người càng thêm gắn bó.
Thế nhưng, không ít cặp vợ chồng, dù ý thức được mặt tích cực của bất hòa, nhưng vẫn không thể ngồi lại với nhau. Khi nhận ra ý kiến, quan điểm của mình bị đối phương phủ nhận, họ thường không thể “giữ mình”. Trạng thái mất cân bằng, dẫn đến mất khả năng lắng nghe, diễn đạt lung tung… Trong khi đó, một cuộc tranh cãi bổ ích, không thể thiếu sự bình tĩnh.
“Giữ mình” không chỉ trước khi bắt đầu, mà suốt trong thời gian tranh cãi. Bởi theo các nhà tâm lý, giữ trạng thái ổn định còn quan trọng hơn giữ quan điểm của bạn. Để làm rõ nguyên tắc này, nhà tâm lý Mỹ Daniel Goleman giải thích: “Khi mất bình tĩnh, các xúc cảm hoàn toàn chiếm ưu thế. Chúng trở nên mạnh mẽ đến nỗi ngăn cản các ông chồng, bà vợ không thể hiểu quan điểm của bạn đời. Lúc ấy, không còn là cuộc tranh luận giữa hai luồng ý kiến khác nhau, mà là cuộc chiến của cảm xúc”. Và khi cả hai cùng trở nên giận dữ, thì sẽ đẩy nhau ra xa.
Phần lớn các cặp vợ chồng thường bị sốc, choáng trong lúc tranh cãi. Song, điều đáng nói là khi một bên nhận thấy hình như mình đang bị tấn công, đang bị đối phương gây sức ép, thì anh ta (hoặc cô ta) sẽ ngừng tranh cãi, để chuyển sang chế độ cảnh giác và sẵn sàng “chiến đấu”. Vướng vào “trận đồ bát quái” này, cơn cãi nhau sẽ bùng phát, nhưng với mục đích buộc đối phương phải rút lui, chứ không phải để giải quyết vấn đề của gia đình. Hệ quả khủng khiếp nhất là vợ chồng bắt đầu sống cách biệt, trở nên “đồng sàng dị mộng”.
Aaron Beck, nhà xã hội học người Mỹ, người sáng lập ra bộ môn trị liệu nhận thức – ứng xử đã chỉ ra rằng, có một hệ thống “ý nghĩ tự động”, hoạt động ngoài ý muốn của chúng ta. Dù bạn không muốn nghĩ xấu về bạn đời, nó vẫn tuôn ra, và sinh sôi nảy nở. Hệ thống này rất mạnh, có thể điều khiển hành vi của bạn. Vì thế, trong cuộc sống vợ chồng, muốn đảm bảo tính hiệu quả cho một cuộc tranh cãi, cần “kế hoạch hóa” việc “sinh nở” các loại suy nghĩ. Suy nghĩ quá nhiều, quá nhanh và tiêu cực, khiến người nghĩ “mất sức” và không còn khả năng giải quyết vấn đề.
Còn nhà tâm lý học Mỹ Haim Ginott, cha đẻ của “Lối trao đổi có hiệu quả”, đã giúp các “chiến binh” mở đầu cuộc tranh cãi bằng công thức “XYZ”. Bà vợ có thể theo lộ trình: “Quan điểm của anh X, tôi cảm thấy Y phù hợp hơn, sao chúng ta không bàn bạc để có một kết quả là Z”. Tóm lại, trao đổi thật sự có nghĩa khi loại bỏ sự gay gắt, đe dọa, áp đặt, và nhất là sự phủ nhận, lăng nhục. Ngoài ra cũng phải loại bỏ cả sự tự vệ, rút lui, hay nhượng bộ.
Vì thế, có thể xem bất hòa như một người bạn, đem đến nhiều bài học, để rồi người trong cuộc tự nhận ra: “Cãi nhau với vợ (chồng) mình là một điều thú vị trong đời”.
Theo Phụ nữ
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google