Cùng tìm hiểu Điều trị chứng ốm nghén, chi tiết bài viết:
Phụ nữ khi mang thai là lúc cơ thể có nhiều thay đổi, xáo trộn. Trong đó, tình trạng “ốm nghén” là ít tránh khỏi, nhất là các bà mẹ trẻ, mới lần đầu có bầu.
Tin liên quan:
|
Nôn ói gặp nhiều nhất
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi và rất nhạy với những tác nhân bên ngoài. Biểu hiện thường gặp là nôn mửa và chán ăn mà dân gian thường gọi là “ốm nghén”. Nôn mửa nhẹ là biểu hiện thường thấy nhất trong thời kỳ chị em có thai ở giai đoạn đầu, qua vài tuần thì hết không cần điều trị gì. Nhưng cũng có những trường hợp các bà bầu bị ốm nghén hành kinh khủng, nôn mửa nhiều lần, hễ ăn món gì vào là nôn ra hết món ấy, thậm chí uống nước cũng nôn luôn. Với những trường hợp này thì có thể dẫn tới tình trạng mất nước và mất các chất điện giải của cơ thể, có thể gây nguy hiểm tính mạng của cả bà mẹ và em bé. Lúc này cần phải đi khám để bác sĩ khắc phục ngay.
Những bài thuốc dân gian
Ở khía cạnh y học cổ truyền, theo lương y Vũ Quốc Trung: nguyên nhân chủ yếu gây nôn lúc mang thai là vì khí thai trào ngược, dạ dày mất cân bằng. Trên lâm sàng phân thành 2 thể chủ yếu, gồm: thể tỳ vị hư nhược – biểu hiện người khó chịu, nôn ra nước trong, tinh thần mỏi mệt, thèm ngủ. Cách chữa chủ yếu là tiện kỳ, hòa vị, giảm nôn. Dùng bài thuốc gồm: bạch truật 10g, bán hạ 8g, trần bì 8g, phục linh 12g, mộc hương 10g, nhân sâm 8g, chích thảo 6g. Nấu uống ngày 1 thang. Với thể can vị bất hòa – biểu hiện khó chịu, nôn ra dịch chua, hoặc đắng, lồng ngực căng đau, tinh thần u uất, đắng miệng, nóng ruột. Cách trị chủ yếu là bình can, hòa vị, giảm nôn. Dùng bài thuốc gồm: trần bì, phục linh, tỳ bà diệp, trúc nhự, mạch môn (mỗi loại 12g), bán hạ 8g, đảng sâm 16g, cam thảo 6g, sinh khương 6g. Sắc (nấu) uống ngày 1 thang.
Hạt bưởi – những nguyên liệu dễ tìm trong dân gian dùng trị ốm nghén
Ngoài ra còn có những cách trị đơn giản mà dân gian thường dùng chữa ốm nghén như:
Hạt bưởi 15g đem nấu uống ngày 2 lần; hoặc lấy vỏ quất 15g, gừng tươi 10g, đường đỏ 20g đem nấu uống thay trà.
Gừng tươi 3 – 5 lát, ngậm nuốt nước dần trong ngày.
Gừng tươi 30g, ô mai mơ 10g đem nấu lấy nước bôi lưỡi ngày vài lần.
Lá tía tô 20g, vỏ quýt 6g, gừng tươi 3 lát, đem nấu uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Lá tía tô 20g, hoàng liên 3g, đem nấu lấy nước để uống nhiều lần trong ngày.
Cây thóc lép 30g, gừng tươi 10g, nấu nước uống.
200g lá cây củ cải giã nhuyễn vắt lấy nước, cho thêm 50g đường và 100 ml nước chín để uống. Ngày uống 2 lần chữa ốm nghén, nôn mửa, chán ăn.
Lấy 10g gừng tươi ép lấy nước cho vào ly nước mía (độ 200 ml) rồi đun nóng lên uống. Ngày dùng 2 lần.
Lấy 1 – 2 củ tỏi bóc vỏ, sao chín, nghiền nhuyễn cho thêm vào nước sôi, hòa cùng mật ong để uống, ngày 2 lần.
Nên dùng những món có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, ăn ít nhưng ăn làm nhiều bữa trong ngày; uống nhiều nước…; giữ tinh thần thoải mái; những lúc nôn nhiều cần nghỉ ngơi…
Theo Khoemoingay
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google