Cùng tìm hiểu Đồng tính lại bị điều trị tâm thần, chi tiết bài viết:
(Dân Việt) Dân Việt – Chịu cảnh bạn bè xỉ nhục, người thân ruồng bỏ, đánh đập, đánh đập, phát điên vì bị cha mẹ ép chữa trị tại bệnh viện tâm thần, chịu sự lạm dụng chì vì muốn sống là mình… Những áp lực mà người đồng tính, song tính và chuyển giới (gọi tắt LGBT) đang phải chịu đựng vẫn diễn ra hàng ngày.
Không điên cũng sắp điên
N.N.H (19 tuổi, Hà Nội) đã bị cha mẹ ép đi điều trị tại một bệnh viện tâm thần chỉ vì “trông mày uốn éo, không ra nam, không ra nữ”. Ngay từ nhỏ H. đã liên tục bị cha mẹ mắng chửi, thậm chí đánh đòn chỉ vì em thích mặc quần áo con gái. Đến tuổi trưởng thành, em đã thích một bạn nam cũng lớp. Em luôn tìm cách lại gần, thậm chí viết thư bày tỏ tình cảm của mình với bạn nam đó.
Hình ảnh tại ngày hội Thức tỉnh cầu vồng của cộng đồng LGBT tại Hà Nội. Ảnh do ICS cung cấp
|
Đáp lại, bạn nam đó đã chặn đường và đánh em một trận hộc máu mồm. Nhưng chưa hết, chuyện đến tai bố mẹ, em đã bị cha mẹ đưa vào bệnh viện tâm thần để ‘trị cho hết thói bệnh hoạn‘ của mày”. Em sống vật vờ trong bệnh viện, phải uống thuốc điều trị, lúc nào cũng lơ mơ, nửa mê, nửa tình.
Điều H. sợ nhất chính là những người điên thường xuyên la hét, khóc lóc, khiến em cũng luôn rơi vào cảm xúc bấn loạn. “Nửa đêm, khi thuốc ngủ nhạt đi em mới lơ mơ mở mắt ra được. Phòng sau có một ông già đã nhờn thuốc ngủ, ông ta hát, hô hét hành quân, rồi gào thét suốt đêm. Đêm nào ông ấy cũng hành quân lúc mờ mờ sáng.
Em sợ ông già ấy. Em sợ tiếng hô hành quân. Em sợ cả cái dãy nhà u ám toàn những người tỉnh táo thì khuôn mặt âu sầu, và những người điên thì cười nói la hét cả ngày. Nước mắt em chảy trong câm lặng. Nhiều lúc em cũng chợt cười, chợt khóc. Có lẽ em sắp điên thật rồi” – H. đau khổ.
TS Lê Quang Bình – Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội môi trường và kinh tế iSEE cho biết, không ít bạn trẻ đã bị bố mẹ cho vào bệnh viện tâm thần chữa trị khi nghi ngờ hoặc khi con công khai mình là LGBT.
Theo nghiên cứu iSEE, vẫn có đến 48% số người được hỏi cho rằng “đồng tính là một bệnh và có thể điều trị được”. Một tỷ lệ khá lớn khác cho rằng đồng tính là một trào lưu bệnh hoạn, học đòi, a dua, cần phải chấn chỉnh bằng các biện pháp mạnh.
Kết quả khảo sát của đường dây tư vấn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình, Phụ nữ và Vị Thành Niên (CSAGA) có đến 28% người đồng tính gọi đến chia sẻ họ bị cha mẹ đánh đập, 34% bị anh, chị em hành hạ, 38% bị kỳ thị bạo lực bởi cộng đồng…
Có người bị biệt giam trong nhà, có người bị xích chân vào chân giường, bị bỏ đói cho đến khi nào chịu từ bỏ “thói a dua, học đòi”, có em trai còn bị mẹ dùng roi đánh tóe máu rồi đổ nước mắm lên vết thương cho “chừa thói bệnh hoạn làm con gái”. Đặc biệt, có không ít bố mẹ tìm mọi cách đưa con đi “cai nghiện” và chữa trị tâm thần khi phát hiện con kết đôi với người cùng giới.
Nguy cơ tự tử cao
Còn em T.T.M (16 tuổi, Hà Nội) – một người chuyển giới (hình thức) đã bị cả lớp tẩy chay chỉ vì “như đàn ông”. Cô giáo chủ nhiệm cũng điện thoại cho mẹ em M. để yêu cầu phụ huynh nên chuyển trường cho con chỉ vì sợ “ảnh hưởng đến nề nếp của lớp”.
Người mẹ đã gọi điện đến đường dây tư vấn của iSEE vì lo lắng cho con gái. Hiện nay, em chỉ muốn bỏ học, ngồi lì trong phòng, suốt ngày trầm uất, buồn chán. Nguy hiểm hơn, bà phát hiện ra trong phòng con gái mình có rất nhiều dao lam và đã có lần, con bà rạch nhiều nhát vào tay mình, rồi ngồi nhìn vô cảm. Bà rất lo lắng cho số phận của con gái mình.
“Bà chỉ muốn tìm cách nào đó để con gái học hết phổ thông một cách suôn sẻ, đồng thời con bà sẽ không bị dè bỉu, kỳ thị đến mức tự tử” – TS Bình cho biết.
Cũng chia sẻ về điều này, ông Sơn Minh Ban điều hành mạng lưới đồng tính MSM cho biết, ông đã làm tư vấn về đồng tính nam nhiều năm nay, từng làm Chủ tịch CLB Hải Đăng, CLB Niềm tin xanh. Tại đây đều có những câu chuyện rất buồn đau về sự kỳ thị, thậm chí đều có các ca tự tử chỉ vì bị gia đình ruồng bỏ, bạn bè diễu cợt, xúc phạm.
Gần đây nhất, có một em học lớp 10 sống tại Hà Nội đã gọi điện cho ông Minh chia sẻ: khi biết em là người đồng tính, mẹ em đã bắt em chuyển về Thanh Hóa học để “tách xa đám bạn hư hỏng”. Để “triệt suy nghĩ bệnh hoạn”, anh rể của em còn thường xuyên đánh đập em. Ngay cả đứa cháu mới 3 tuổi cũng hỏi: “Chú bị bệnh pê đê à”, khiến em đau lòng chỉ muốn chết.
Ông Sơn cũng vừa được thông báo một đồng tính nam mới 17 tuổi ở Tp Vinh (Nghệ An) vừa treo cổ tự tử, để lại một lá thư tuyệt mệnh oán trách cha mẹ đã không cho mình được sống là mình
Còn nghiên cứu về sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính trong trường học của Trung tâm sáng kiến sức khỏe dân số CCIHP, trong số 500 người trả lời có đến 44% từng bị bạo lực (thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế) chỉ vì vẻ bề ngoài “không giống số đông” của mình. Trong số 17 em bị bạo lực nặng nề đều bị trầm cảm ở các mức độ khác nhau. 6 em đã từng tự tử và 3 em tự làm đau mình (dùng dao lam cứa vào tay).
Trong nghiên cứu của CCIHP có em N.H.N (sinh năm 1991, Hà Nội) đã từng tự tử đến 3 lần. “Trong đầu em chỉ muốn chết thôi. Lần đầu tiên bị gia đình đánh đập, bạn bè trêu chọc là hồi em học lớp 8. Em đã mua thuốc chuột về uống. Nhưng chắc em mua phải thuốc chuột rởm nên chỉ ngủ một giấc rồi dậy. Lần thứ 2, buồn chán, em mua muột vì thuốc ngủ 30 viên, uống hết.
Uống xong em đau đầu quá, buồn nôn nên lại nôn hết ra. Lần thứ 3, em cũng uống thuốc. Lúc đó, em đang ngồi ở hầm Ngã Tư Sở, uống thuốc xong, em định trèo lên cầu lao đầu vào ô tô nhưng người ta lôi lại. Rồi em đau quá, cứ đập đầu xuống đất, lại có người đưa em đi cấp cứu” – N tâm sự. Hiện em cũng bỏ học, lang thang kiếm sống nơi đường phố.
Diệu Linh
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google