Cùng tìm hiểu Ghìm giá cước vận tải: Bệnh khó chữa?, chi tiết bài viết:
(PetroTimes) – Mặc dù xăng dầu liên tục giảm giá trong thời gian qua, tuy nhiên bằng nhiều lý do các doanh nghiệp vận tải chỉ giảm giá cước nhỏ giọt, thậm chí không giảm khiến người dân và dư luận bức xúc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây đã trở thành căn bệnh khó chữa của doanh nghiệp!
Năng lượng Mới số 384
Nước xuống, thuyền vẫn neo
Đến nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã giảm 10 lần với mức giảm 5.391 đồng/lít. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp vận tải chỉ giảm giá 1 lần duy nhất với mức giảm khá ít hoặc chần chừ chưa chịu giảm giá cước.
Bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân bức xúc: “Do nhu cầu đưa hàng hóa ra các kênh phân phối ở khắp nơi nên công ty phải sử dụng dịch vụ vận tải rất nhiều. Mặc dù công ty đã có 60 đầu xe nhưng vẫn phải thuê thêm xe ở bên ngoài để vận chuyển. Mấy tháng nay, giá xăng dầu liên tục giảm nhưng cước vận tải công ty thuê bên ngoài vẫn không hề giảm. Đơn cử, một chuyến hàng 10 tấn công ty vận chuyển ra chi nhánh ở Hà Nội vẫn chịu giá 32 triệu đồng, không giảm được đồng nào!”.
Bà Huân đề nghị, các cơ quan quản lý phải kiểm tra và yêu cầu các doanh nghiệp vận tải giảm giá cước cho phù hợp với giá xăng dầu giảm sâu như hiện nay, góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như người dân trong tình hình kinh tế còn khó khăn.
Cước vận tải giảm nhỏ giọt
Tương tự, bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức khẳng định, lượng hàng về chợ mỗi đêm vẫn ổn định nên giá cả không biến động nhiều. Có một số mặt hàng giảm giá nhẹ là do quy luật cung cầu, nguồn cung dồi dào thì giá giảm chứ không xuất phát từ nguyên nhân giảm giá xăng dầu. Theo các tiểu thương kinh doanh tại chợ, rất ít doanh nghiệp vận tải giảm giá cước vận chuyển, hoặc chỉ giảm giá vài trăm ngàn đồng, trên cả chục triệu đồng phí vận tải cho một chuyến hàng, mức giảm này không đáng kể nên họ chưa thể căn cứ vào đó để giảm giá hàng hóa.
Khi được hỏi giá xăng dầu giảm, các hãng taxi có giảm giá cước hay không, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM, Phó tổng giám đốc Hãng Taxi Vinasun phân bua: “Giá cước taxi đã giảm cách đây nửa tháng nên các đợt giảm giá xăng mới đây sẽ không có chuyện giảm giá cước tiếp”.
Ông Hỷ lý giải, giá xăng dầu chỉ chiếm 25-30% trong giá cước taxi, còn rất nhiều chi phí khác như: khấu hao tài sản, phí quản lý, điều hành, thuế…; đồng thời, mỗi khi tăng hay giảm giá các hãng taxi phải thực hiện việc điều chỉnh kỹ thuật rất lớn. Mỗi lần như vậy, hãng phải triệu tập hàng ngàn xe về để đi kiểm tra, niêm chì, dán tem… phát sinh chi phí lớn. Do đó, không phải lúc nào xăng giảm giá các hãng taxi cũng phải giảm giá theo.
Được biết, từ ngày 14/11, tại khu vực TP HCM, Hãng taxi Vinasun đã giảm giá 500 đồng/km so với trước đây. Đối với xe 4 chỗ Toyota Vios giá cước hiện nay của hãng này là 16.000 đồng/km, xe 7 chỗ Toyota Innova G là 18.000 đồng/km. Cùng thời điểm, Hãng taxi Mai Linh cũng công bố giảm giá cước 500 đồng/km, với mức giá 15.500 đồng/km loại xe Kia Morning và 17.700 đồng/km với xe Toyota Innova G.
Về vận tải hành khách, cũng có rất ít các doanh nghiệp, hãng xe đăng ký giảm giá vé và mức giảm cũng không nhiều, theo ông Thượng thanh Hải, Phó giám đốc Bến xe miền Đông, chỉ khoảng 10% doanh nghiệp vận tải hành khách tại đây đăng ký giảm giá vé vì khi giảm giá ngoài yếu tố xăng dầu doanh nghiệp còn phải căn cứ vào các chi phí đường bộ liên quan và nhiều chi phí vận hành khác.
Đó là lý giải của các hãng vận tải, các tiểu thương, ai cũng đưa ra được nguyên nhân “chính đáng” để không giảm giá cước vận tải hay giá hàng hóa theo giá xăng dầu. Tuy nhiên, trái ngược với điều này, trước đây trong nhiều lần xăng tăng giá thì chỉ cần một, hai ngày sau đó là các hãng vận tải và hàng hóa trên thị trường nhấp nhỏm tăng ngay theo và lúc đó họ cũng đưa ra được những lý do rất “chính đáng” cho việc này. Điều đó cho thấy, rõ ràng đã có tình trạng “té nước theo mưa” trong những đợt điều chỉnh tăng giá vận tải hay giá hàng hóa khi xăng dầu tăng giá và tình trạng doanh nghiệp chây ỳ, cố tình trì hoãn hoặc giảm giá chiếu lệ cho có để hưởng lợi khi xăng dầu giảm giá.
“Xăng hiện nay giảm giá rất mạnh, nhưng giá taxi hay các phương tiện giao thông vận tải khác chưa giảm đúng mức. Các hãng vận tải cứ vin vào cớ khó khăn trong điều chỉnh đồng hồ, in lại vé, các chi phí khác gia tăng… Nhưng người dân có quyền đặt câu hỏi, tại sao chỉ cần xăng rục rịch tăng giá thì các hãng này điều chỉnh ngay được. Cần có biện pháp quán lý để công khai, minh bạch hơn ở vấn đề cước vận tải này, PGS.TS Trần Văn Thiện, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến TP HCM bức xúc.
Tăng dễ, giảm khó!
Không như các đợt tăng giá cước vận tải theo giá xăng dầu, rất nhanh và chủ động, đến khi phải giảm giá thì Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và các sở, ngành địa phương phải nhiều lần lên tiếng kêu gọi, nhắc nhở mà doanh nghiệp vẫn “im hơi lặng tiếng”.
Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải TP HCM thừa nhận, tình trạng giảm giá chậm hoặc không chịu giảm giá của các doanh nghiệp vận tải là có. Và đây là thiếu sót của ngành vận tải.
Lý giải về việc này, ông Chung cho rằng, đây đã trở thành bệnh chung của doanh nghiệp, tăng giá thì dễ nhưng giảm rất khó và doanh nghiệp nào cũng muốn tăng giá tối đa còn giảm thì ở mức tối thiểu có thể. Tuy nhiên, không có cách nào giải quyết được tình trạng này vì giá vận tải hiện nay do các doanh nghiệp tự quyết định và điều tiết theo cơ chế thị trường, không do đơn vị nào quản lý. Hiệp hội Vận tải chỉ kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp giảm giá cước khi giá xăng dầu giảm còn quyết định tăng hay giảm là quyền của doanh nghiệp, Hiệp hội không thể can thiệp sâu vào việc này.
Ông Chung nhận định, nếu một số đơn vị vận tải giảm giá thì trong thời gian tới các doanh nghiệp vận tải khác sẽ phải giảm giá theo vì nếu không giảm giá thì sẽ không cạnh tranh được, mất khách hàng. Khi cước vận tải giảm giá đúng mức sẽ tạo điều kiện cho các mặt hàng khác giảm giá theo vì hầu như ngành nghề, lĩnh vực nào cũng liên quan đến xăng dầu, vận chuyển.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là nếu phần đông các doanh nghiệp vận tải không giảm giá cước thì mặt bằng giá chung trên thị trường khó có thể thay đổi. Bởi khi cước vận tải không giảm thì các hàng hóa khác cũng vin vào đó để không giảm giá bán.
Đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp vận tải vẫn còn chần chừ trong việc giảm giá cước khi giá xăng dầu đã giảm rất sâu. Lý do chính được đưa ra là cước vận tải bị chi phối nhiều yếu tố khác nhau, xăng dầu chỉ là một trong những thành phần cấu thành giá vận tải! Ngược lại hoàn toàn với lập luận khi xăng tăng giá thì xăng dầu là yếu tố chính quyết định cước vận tải, chiếm 40-50% giá thành. Rõ ràng, đây đã trở thành căn bệnh của các doanh nghiệp vận tải, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ vận tải nói riêng cũng như tất cả người dân nói chung. Giải quyết vấn đề này, cần động thái rõ rệt hơn của các cơ quan, ban, ngành đối với việc quản lý giá cước vận tải, cũng như ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình đối với khách hàng và xã hội.
Lê Mai
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google