Cùng tìm hiểu Khi R&D là cốt lõi của sự thành công, chi tiết bài viết:
R&D được xem là cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và thành công của Samsung trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất TV.
Trung thành với mục tiêu trở thành nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ số 1 thế giới, Samsung hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc phải làm chủ công nghệ để tạo ra những sản phẩm đột phá. Do đó, R&D (nghiên cứu và phát triển) là bộ phận được xem là cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và thành công của Samsung trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất TV.
Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối thập niên 90, Chủ tịch Samsung khi đó là ông Lee Kun Hee đã quyết tâm dốc toàn lực để đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật số vốn còn rất sơ khai. Trong đó, TV chính là mặt hàng chủ lực trong kế hoạch dẫn đầu lĩnh vực kỹ thuật số đầy tham vọng này của Samsung. Ông đã từng phát biểu rằng: “Trong thời đại analog, thật khó để bắt kịp với các hãng điện tử đi trước. Nhưng trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tốc độ chính là yếu tố để quyết định kẻ chiến bại”.
Từ đó, chiến lược được Samsung đề ra là tự mình sản xuất hầu hết các sản phẩm với sự cải tiến về công nghệ nhanh chóng nhằm đón đầu thị trường. Để đáp ứng được yêu cầu này, hơn 1 thập kỷ qua, R&D là bộ phận được coi trọng và đầu tư mạnh mẽ nhất của hãng. Cho đến thời điểm hiện tại, bộ phận R&D của Samsung đã có đến hơn 50.000 nhà khoa học và kỹ sư với nhiều quốc tịch khác nhau, chiếm hơn 1/4 tổng số nhân viên của Samsung trên toàn thế giới.
Đội ngũ R&D hùng hậu này có mặt tại hơn 42 trung tâm nghiên cứu ở 8 quốc gia trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Nga, Israel, Ấn Độ, Nhật, Trung Quốc và được Samsung dành cho ngân sách trung bình 10% trong tổng doanh thu hàng năm của Hãng. Nhờ vào sự đầu tư mạnh mẽ này, đội ngũ R&D Samsung những năm gần đây đã liên tục cho ra đời những sản phẩm công nghệ đột phá, đặc biệt là TV, ngành hàng chủ lực của Hãng, tạo ra những xu hướng giải trí hoàn toàn mới mẻ và khác biệt trên chiếc TV tại gia.
Việc ứng dụng thành công công nghệ đèn nền LED vào chiếc TV năm 2009 được xem là một thành quả cực kỳ quan trọng mà bộ phận R&D Samsung đã đóng góp cho lĩnh vực nghe nhìn thế giới những năm gần đây. Công nghệ LED (còn gọi là Diot phát quang) đã được ứng dụng từ lâu trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị hay quảng cáo điện tử ngoài trời với ưu điểm là có màu sắc rực rỡ, độ tương phản và độ sáng cao. Tuy nhiên, công nghệ này chưa bao giờ được ứng dụng trong lĩnh vực TV vì đèn nền LED chỉ có thể áp dụng cho các màn hình cực lớn với chi phí rất cao. Do đó, khi Samsung chính thức công bố thế hệ TV đầu tiên của mình sử dụng công nghệ này đã tạo nên bất ngờ rất lớn cho giới công nghệ. Bởi lẽ, không chỉ ứng dụng thành công đèn nền LED vào chiếc TV với các ưu điểm về độ sáng, tương phản, màu sắc vượt trội so với công nghệ LCD mà Samsung còn tạo ra độ mỏng chỉ 29,9 mm (mỏng hơn 7 cm so với TV LCD) trên các thế hệ TV LED đầu tiên.
Sau thành công của sản phẩm TV LED, một năm sau đó, năm 2010, đội ngũ R&D Samsung tiếp tục cho ra đời công nghệ 3D trên chiếc TV tại gia chỉ vài tháng sau khi siêu phẩm 3D đầu tiên là Avatar vừa được công chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn cầu. Không chỉ mang đến những hình ảnh 3D sống động, rõ nét với các chip xử lý mạnh mẽ Valencia, Arsenal 3D, đội ngũ R&D Samsung còn thành công trong việc phát triển tính năng chuyển đổi nội dung từ 2D sang 3D theo thời gian thực. Với tính năng này, việc trải nghiệm không gian 3 chiều trên chiếc TV tại gia của người dùng thêm phong phú và không phụ thuộc nhiều vào nguồn phát 3D.
Sau công nghệ 3D, đội ngũ R&D Samsung tiếp tục giới thiệu một bước tiến mới của TV là dòng Smart TV với giao diện Smart Hub độc đáo trong năm 2011. Giao diện này cung cấp những tính năng, tiện ích chưa từng có với các thế hệ TV trước đây với khả năng duyệt web, chat video, cập nhật mạng xã hội, tải ứng dụng. Thêm vào đó là kho ứng dụng Samsung Apps với hơn 400 ứng dụng, trò chơi để người dùng tự tải về.
Đáng chú ý nhất trong các thế hệ TV những năm gần đây của Samsung là việc ép thành công độ mỏng màn hình và đường viền của chiếc TV đến mức khó tin. Tháng 7.2010, mẫu TV LED C9000 có độ mỏng 7,89 mm được chính thức có mặt trên thị trường. Chỉ vài tháng sau đó, vào tháng 1.2011, 2 mẫu TV LED D7000, D8000 được Samsung ra mắt với đường viền TV siêu mỏng chưa đến 5 mm. Đây là những độ mỏng thách thức mọi giới hạn về công nghệ và thiết kế mà đội ngũ R&D Samsung đã nghiên cứu và phát triển thành công, điều chưa từng có hãng điện tử nào có thể làm được.
Những thành công trong việc phát minh và cải tiến vượt bậc về công nghệ của đội ngũ R&D đã giúp TV Samsung gặt hái được nhiều giải thưởng lớn trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong 3 năm liên tục, từ 2009 đến 2011, TV Samsung đều đoạt giải thưởng công nghệ danh giá nhất trong năm “Sản phẩm có công nghệ sáng tạo tốt nhất” do CES (Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ) bầu chọn và 2 giải thưởng EISA (do Hiệp hội Nghe nhìn châu Âu bình chọn) vào năm 2010, 2011 với các mẫu TV đỉnh cao của Hãng.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của DisplaySearch, đến quý II/2011, Samsung vẫn đang dẫn đầu thị trường TV toàn cầu với 22,6% thị phần. Đây là quý thứ 24 liên tiếp kể từ quý I/2006 Samsung giữ vị trí quán quân trong lĩnh vực này và gần như chắc chắn rằng, 2011 sẽ là năm thứ 6 liên tiếp Samsung dẫn đầu về thị phần TV toàn cầu.
TV Samsung đang được nhìn nhận như là một thương hiệu TV của sự đổi mới và có chất lượng cao nhờ vào đội ngũ R&D đầy nhiệt huyết và sáng tạo của Hãng. Hằng ngày, đội ngũ R&D Samsung vẫn tiếp tục miệt mài khám phá và tạo ra những công nghệ và mẫu TV mới nhất để đón đầu thị trường và phục vụ cho người tiêu dùng trên 120 quốc gia mà TV Samsung đang có mặt.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google