Cùng tìm hiểu Không nên “né” thịt heo, chi tiết bài viết:
Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết virus tai xanh ở heo không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm
Liên tục trong hơn một tuần qua, lượng thịt heo bán ra tại các chợ ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng… đã sụt giảm từ 30% – 70%. Đỉnh điểm sụt giảm là ở Bắc Ninh, Hà Nội và Hưng Yên.
Cá – gà – bò lên hương
Chị Hoàng Thị Hoa (chủ quầy thịt heo tại chợ Chờ, tỉnh Bắc Ninh) tâm sự: “Heo tôi nhập về toàn loại khỏe mạnh vậy mà chẳng ai hỏi mua. Từ hơn tuần nay, mỗi ngày tôi chỉ bán được vài cân”. Chị Hoa cho biết trước tình cảnh này, nhiều hàng thịt heo ở chợ Chờ phải chuyển đổi hoặc bán thêm nhiều loại thực phẩm khác để duy trì thu nhập.
Cùng cảnh như chị Hoa, chị Chi (chủ hàng thịt heo tại chợ tạm Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết trong gần một tuần trở lại đây, lượng thịt heo bán ra đã giảm 50% và chưa khi nào người dân Hà Nội lại sợ thịt heo như đợt này.
Chị Chi đã phải nhập thêm mỗi ngày 20 con gà thịt để bán bù vào phần thịt heo bị ế. Ngược với cảnh thịt heo ế khách, thịt bò, gà, cá và nhiều loại thực phẩm khác lại được tiêu thụ mạnh.
Chị Chi (chủ cửa hàng thịt heo tại chợ tạm Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải nhập thêm gà để bán bù vào phần thịt heo bị ế
Những loại thực phẩm này bán ra ở chợ đều tăng từ 30% – 70% so với ngày thường. Tình trạng “né” thịt heo không chỉ xuất hiện ở các bếp ăn gia đình mà đã lan sang các bếp ăn tập thể của nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học.
Chị Nguyễn Kim Anh (phụ trách bếp ăn của một công ty cơ khí ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) cho biết từ 2 tuần nay, thực đơn hằng ngày đã loại món thịt heo và thay bằng các thực phẩm khác.
Theo chị Anh, dù sử dụng các loại thực phẩm khác như gà, cá, bò sẽ đắt hơn thịt heo từ 40%-70% nhưng để bảo đảm sức khỏe cho cả trăm công nhân nên công ty phải thêm chi phí. Cùng với thịt heo sống, các thực phẩm chế biến từ thịt heo như giò, chả, thịt heo quay, nem chua, ruốc, mắm tép chưng thịt… cũng vắng khách, với lượng bán ra giảm từ 50%-60%.
Tuyệt đối không ăn tiết canh heo
Trước tình trạng người dân lo ngại về sự an toàn của thịt heo, ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết virus tai xanh ở heo không có cơ chế lây nhiễm sang người như cúm gia cầm nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi chọn mua và sử dụng những loại thịt tươi, không bị tụ máu, không quá bóng, không có mùi tanh hoặc mùi kháng sinh… Thịt heo có bệnh cũng rất dễ nhận biết vì tím tái, đặc biệt khi nấu chín thường ra nước, ăn không ngon và nhìn không hấp dẫn như thịt heo khỏe mạnh.
Theo ông Năm, trong thời gian này, người dân tuyệt đối không ăn tiết canh và các món gỏi, tái, nem chua… được làm từ heo, kể cả chế biến từ thịt các con vật khác như gia cầm, bò, cừu, dê, chó… vì liên cầu khuẩn có thể lây sang các con vật này.
Mặc dù bệnh tai xanh và liên cầu khuẩn là hai bệnh hoàn toàn khác nhau và liên cầu khuẩn mới là bệnh có thể lây trực tiếp từ heo sang người nhưng nhiễm tai xanh cũng là điều kiện để heo bị nhiễm liên cầu khuẩn.
Dịch đang có chiều hướng lan rộng Theo Cục Thú y, diễn biến dịch tai xanh ở heo vẫn rất phức tạp và đang có chiều hướng lan rộng nếu không thực hiện kịp thời các biện pháp ngăn chặn. Trong các ngày 6 và 7-5, dịch heo tai xanh tiếp tục xảy ra tại 3 xã của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là Nhuế Dương, Đại Tập và Tứ Dân. Hiện 12 địa phương trên cả nước có dịch heo tai xanh là Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Lạng Sơn, Nghệ An và Quảng Ninh. |
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google