Cùng tìm hiểu Làm sao để thích học, chi tiết bài viết:
Trong suốt thời gian đi học, đã có lúc nào bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường và muốn vứt bỏ tất cả chưa? Tôi dám tin chắc rằng không dưới một lần các bạn từng nghĩ đến điều đó. Nhất là với mỗi mùa thi về. Bài vở thì nhiều mà không biết bắt đầu từ đâu. Đôi khi kết quả lại khiến chúng ta thất vọng so với công sức mình bỏ ra. Vậy nên làm sao để các bạn có hứng với việc học tập? Nó bao gồm cả các nguyên nhân chủ quan và khách quan, và dưới đây là kinh nghiệm của bản thân tôi đưa ra để mọi người cùng tham khảo
-
1
Không khí học tập của tập thể:
Các bạn học sinh, sinh viên rất dễ bị cuốn theo tập thể, vì ai cũng muốn hòa đồng, thể hiện. Do vậy không có lý do gì, mà vừa bước vào lớp đã thấy các bạn lấy sách vở ra học bài, trao đồi bài cũ mà ta lại có thể dửng dưng không đoái hoài, cũng như vừa bước vào lớp mà ngày nào cũng chỉ thấy truyện tranh, nhạc nhẽo lại khiến ta có hứng học. Tôi còn nhớ hồi học năm lớp mười. Không khí học tập trong lớp đã thực sự hích tôi phấn đấu bằng bạn bằng bè. Có hai kỷ niệm mà tôi nhớ nhất đó là: bài kiểm tra lý mười lăm phút đầu năm cả lớp được mười điểm, tôi được tám. Tổng kết giữa học kỳ một, cả lớp đạt học sinh giỏi trên tám phẩy, tôi được bảy phẩy tám.
-
2
Thái độ của giáo viên giảng dạy:
Thầy giáo, cô giáo trên lớp luôn là tấm gương cho chúng ta noi theo. Học sinh như tờ giấy trắng, các thầy cô giáo dạy gì thì nó sẽ được hằn in lên tờ giấy đó và khó có thể phai nhòa. Một thầy cô nhiệt tình giảng dạy, tác phong đúng mực sẽ là tấm gương sáng cũng như khích lệ các em học tập tốt. Dĩ nhiên ngược lại, một giáo viên dạy úi xùi cho qua thì cũng sinh ra tâm lý chán nản học cho qua của học sinh. Điều này nếu ai đã từng đi học có lẽ cũng không cần phải nói gì thêm.
Đó là các yếu tố khách quan. Còn đây là yếu tố chủ quan.
-
3
Biết môn học này để làm gì:
Chúng ta không thể làm tốt cũng như dốc hết tâm sức vào làm một việc mà chúng ta còn không biết làm để làm gì, được gì cho mai sau. Cũng giống như hình ảnh những người lính cụ Hồ là những người lính biết được mục tiêu chiến đấu, chiến đấu là để bảo vệ độc lập tự do cho bản thân và đất nước. Biết được lý do chiến đấu nên họ không tiếc sinh mạng, tuổi trẻ…. Còn ngược lại những người không tìm ra lý do chiến đấu thì khi vào trận họ sẽ đầu hàng, đào ngũ, dễ hiểu thôi, tại sao tôi lại phải bán mạng cho một thứ mà tôi không tin không biết nó là gì? Do vậy nếu trước khi học một môn nào đó, bạn tìm ra được lý do, tác dụng của việc học môn đó, và bạn cho đó là cần thiết với bản thân thì chắc chắn môn học đó bạn sẽ đạt kết quả cao.
-
4
Không khí của bản thân:
Biết học để làm gì rồi, tự khắc trong bản thân bạn sẽ có một sự tự giác, một thái độ thoải mái khi học tập. Sẽ không còn xuất hiện các câu hỏi học để làm gì, khó thế không thi đâu bỏ qua thôi, trong lúc bạn học. Mọi vấn đề không hiểu sẽ chỉ có một giải pháp là tìm mọi cách để hiểu. Đây chính là “tự do trong khuôn khổ”.
-
5
Luôn nắm chắc kiến thức:
Nắm chắc kiến thức đương nhiên là tốt rồi. Và có lẽ ai cũng hiểu. Nhưng tác dụng của nó thì ở khía cạnh này khía cạnh khác chưa chắc mọi người đã hiểu hết. Nắm vững kiến thức đương nhiên kết quả học tập sẽ tốt. Không chỉ vậy nắm vững kiến thức bạn sẽ còn có thể giúp đỡ người khác. Mỗi lần người khác hỏi bài bạn, bạn chỉ cho họ là một lần bạn tự ôn lại kiến thức vậy. Do vậy, đã chắc lại càng chắc. Hơn thế nữa, đã được một môn như vậy rồi, thì các môn khác mọi người cũng sẽ chung suy nghĩ là bạn học cũng tốt và lại tiếp tục hỏi bài bạn, nó tạo ra một động lực không nhỏ để bạn học tốt các bộ môn tiếp theo đấy!
Đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân, có lẽ là còn quá ít để giúp mọi người học tốt. Vậy nên mọi người vào đóng góp ý kiến cho em nhé. Khuyến học khuyến hoc.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google