Làm cách nào để có thể phân biệt đâu là sữa, đâu là thực phẩm bổ sung hay bột dinh dưỡng là điều mà người tiêu dùng quan tâm.

Cách nhận diện sữa

Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), sữa bột phải đạt những tiêu chuẩn sau: hàm lượng chất béo sữa đạt từ 26% đến 42% khối lượng, độ ẩm tối đa chỉ được 5% khối lượng và hàm lượng protein trong sữa đã loại chất béo tối đa 35%. Do đó, xét với tiêu chuẩn này, các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn sẽ không được ghi là sữa, mà phải ghi đúng tên gọi của sản phẩm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung hay các loại bột dinh dưỡng thường có hàm lượng đạm thấp hơn các loại sữa công thức và sữa tươi. Đồng thời, các sản phẩm này thường có bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và các vi chất khác nên các sản phẩm này chỉ dùng bổ sung, thay thế các bữa ăn dặm, phù hợp cho trẻ trên sáu tháng tuổi. Còn với trẻ dưới độ tuổi này, nên cho trẻ sử dụng hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức (nếu có). Ngoài ra, theo khuyến cáo, việc dùng thực phẩm bổ sung với hàm lượng các chất không đảm bảo thường xuyên sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương…

Lựa chọn sữa tốt

Trước nhiều thông tin trái chiều gây mất lòng tin người tiêu dùng trong thời gian qua về các loại sữa nhập, ông Đoàn Ngọc Lân, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Việt Nam (VNA-Pharm) – doanh nghiệp phân phối sữa Physiolac của Pháp, đã đưa ra những hướng dẫn cần thiết cho người tiêu dùng.

Theo ông Lân, bất kỳ sản phẩm sữa ngoại nào khi vào thị trường Việt Nam đều phải thông qua Bộ Y tế để được cấp xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở. Với sản phẩm sữa bột Physiolac do VNA-Pharm phân phối, trước khi quyết định nhập khẩu, công ty đã bỏ thời gian và công sức khảo sát thị trường tại Pháp và các nước châu Âu.

Để đến được tay người tiêu dùng, sữa bột Physiolac đã trải qua các khâu kiểm định là: Cục Thú y TP Hà Nội, cơ quan thú y vùng, kiểm hóa hàng tại Chi cục Hải quan nhập khẩu, đồng thời phải nộp mẫu sữa để kiểm nghiệm và lưu mẫu tại Cục An toàn Thực phẩm. Đây cũng là các khâu kiểm định chung cho tất cả sản phẩm sữa nhập khẩu có nguồn gốc từ động vật.

Trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm sữa, các bà mẹ cần tìm hiểu kỹ về thương hiệu sản phẩm, nhà sản xuất và nhà phân phối. Đối với những sản phẩm nhập ngoại, người tiêu dùng cần lưu ý những điểm sau:

– Kiểm tra mã vạch sản phẩm (của Pháp là 35, Đức là 40, Hà Lan là 87).

– Hạn sử dụng dập nổi.

– Nếu là sản phẩm từ nước ngoài thì phải có tem phụ và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt từ nhà phân phối.

– Người tiêu dùng nên kiểm tra thông tin nhà sản xuất và cân nhắc lựa chọn những nhà sản xuất có bề dày lịch sử: như Gilbert của Pháp (trên 100 năm), Imeko của Hà Lan (50 năm), Omira của Đức (trên 80 năm).

– Ngoài ra, người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi lựa chọn những sản phẩm cùng tên phân phối tại thị trường Việt Nam, được bày bán tại các cửa hiệu y tế ở châu Âu.

MAI ANH tổng hợp


Video đang được xem nhiều