Cùng tìm hiểu Làm việc tốt không mong trả ơn, chi tiết bài viết:
Giadinh.net – Mỗi người một hoàn cảnh, một cảnh ngộ, nhưng qua tâm sự chân thành, chúng ta sẽ thấy: Để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ cao quý “chăm sóc sức khoẻ nhân dân”, những nữ bác sĩ đã phải rất nỗ lực cố gắng, biết hy sinh quyền lợi bản thân cho cộng đồng. Bí quyết thành công lớn nhất của họ – đó là luôn lấy gia đình làm điểm tựa…
84 cá nhân thuộc các gia đình tiêu biểu, 99 học sinh học giỏi sẽ được tôn vinh trong Hội nghị biểu dương gia đình tiêu biểu và Học sinh học giỏi ngành Y – đó là con số khiêm tốn trong số hàng chục vạn gia đình cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC) của ngành…
Ai cũng có khó khăn trong cuộc sống và để vượt qua, đòi hỏi một sự nỗ lực, đôi khi là phi thường.
Báo GĐ&XH trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số tấm gương gia đình tiêu biểu và các em học sinh học giỏi – đây là những nét chấm phá để độc giả hiểu rõ hơn những cuộc đời sau chiếc áo blouse
|
Chồng mất khi hai con còn rất nhỏ, chị Nguyễn Đức Hiền (Y tá trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu TƯ) như rơi vào khoảng không vô đáy. Nhưng chị đã gượng đứng lên, một mình nuôi 2 con trưởng thành. Chị tâm sự: “Tôi vất vả từ nhỏ, chồng lại mất sớm, nhưng trời không lấy đi của ai tất cả. Các con tôi rất ngoan và học tốt. Chúng chia sẻ với mẹ nhiều điều, bởi tôi luôn ở bên cạnh, là bạn của các con”
Tuổi thơ sóng gió
Chị Hiền là con duy nhất trong gia đình, bố là bộ đội Nam tiến, mẹ là cán bộ ở bệnh viện Bạch Mai, thủa nhỏ Hiền phải ở quê với ông bà. Mẹ mất vì bom Mỹ khi chị 8 tuổi. Năm 1975, Hiền ra Hà Nội sống tại ngôi nhà mẹ được phân. 11 tuổi, Hiền trở thành trụ cột trong gia đình, thay mẹ chăm sóc người em nuôi (đứa trẻ bị bỏ rơi tại bệnh viện, khi còn sống mẹ nhận về).
Mới 11 tuổi nhưng Hiền đã biết cân đối dinh dưỡng trong bữa cơm của 2 chị em. Khi xào rau thì chỉ được ăn lạc, khi nào có đậu phụ thì chỉ được luộc rau. Tháng nào có một lọ mỡ đầy là 2 đứa trẻ có cảm giác no đủ lắm. Cứ thế, hàng ngày chị đưa em đi học rồi mới đến trường, lúc đi học về, đón em rồi mới nấu cơm, giặt giũ cho em. Cuối tuần, cô ruột Hiền từ Gia Lâm sang để mua rau, gạo, thịt và đưa tiền cho các cháu. Cứ thế đến khi người cô ruột chuyển về sống cùng, Hiền mới đỡ vất vả. Rồi người cô đi lấy chồng, lúc đó Hiền chuẩn bị đi thi đại học.
Hiền thi vào trường y, nhưng trước thi 3 ngày Hiền phải nằm viện vì sốt xuất huyết. Khi bệnh thuyên giảm, từ bệnh viện Hiền đến thẳng phòng thi. Thiếu 1/2 điểm, Hiền được gọi vào trung cấp Y. Khi nhận được giấy báo, Hiền phân vân, Hiền định ôn thi đại học để sang năm thi tiếp, nhưng sợ bố vất vả (lúc này bố Hiền đã ra Hà Nội), Hiền quyết định học trung cấp rồi sẽ tính tiếp.
Chị Nguyễn Đức Hiền – Y tá trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu TƯ, sinh năm 1964, tốt nghiệp Trung cấp Y Hà Nội. Trong quá trình công tác tại Viện Da liễu, chị luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, tích cực tham gia các phong trào Công đoàn của viện. |
Hạnh phúc là các con
Học xong, lấy chồng là kỹ sư, sinh 2 đứa con, ai cũng nghĩ cuộc đời của chị thế là đỡ vất vả. Ai ngờ, khi con trai mới 14 tháng tuổi cũng là lúc chồng chị qua đời vì bạo bệnh. Một nách nuôi 2 con nhỏ và người em nuôi bị bệnh tâm thần, có lúc chị tưởng như không thể vượt qua được.
Chồng mất, chị suy sụp, từ 65kg, chị sút còn 45kg. Chị Hiền phải chuyển về ở cùng ông bà ngoại để nhờ ông bà chăm con. Có những ngày mưa, nhìn ra ngoài sân trắng nước, chị nói một mình mà như nói với chồng: “Nếu bắt buộc phải xa em, sao anh không để muộn hơn chút nữa, khi các con kịp khôn lớn…”.
Ngoài công việc ở viện, chị đi làm thêm, thay băng tại nhà cho bệnh nhân, thậm chí chị bán quần áo thuê, làm tất cả mọi việc có thể để kiếm thêm thu nhập nuôi 2 con ăn học. Buổi sáng chị dậy từ 5 giờ, 9 giờ tối mới đi làm về. Sau khi ăn xong, là đến lúc mẹ con… cùng học. Chị bảo, hồi các con còn nhỏ, chị học cùng các con. 2 đứa thi sử thì mẹ cũng thuộc lòng cả lịch sử, các con học Văn, thì chị cũng có thể phân tích được tác phẩm. Giờ chương trình học lên cao, các con không cần mẹ học cùng nữa, nhưng chị vẫn luôn bên con, khi pha cho con cốc nước cam, khi cốc sữa, lấy sức khoẻ cho con học hành. Lịch trình của chị thường kết thúc vào 24h đêm, lúc các con chị lên giường, chị mới đi nằm.
Chị nhớ lần con gái đi thi đại học, chở con đi, nhìn sang thấy hầu hết các thí sinh đều do bố chở đi, tự nhiên chị lại tủi thân, nước mắt cứ lặng lẽ rơi. Thật may, các con chị hiểu được nỗi vất vả của mẹ, chúng học giỏi, ngoan ngoãn và là niềm tự hào của chị. Lê Hiền Trang – con gái cả tốt nghiệp trường ĐH Ngoại thương năm ngoái, Lê Sơn – con trai thứ 2 đoạt giải nhất tiếng Anh toàn thành phố. Con gái chị kể lại: “Nhớ mỗi buổi sáng mẹ cho 1.000 ăn xôi, em muốn mua đồ nhưng không dám xin, nên chỉ ăn 500, còn bớt lại để dành mua thứ khác”.
Hỏi chị bí quyết nuôi dạy con thành đạt, chị cười bảo: “Tôi luôn là bạn của các con. Không chỉ là mẹ, mà trước hết phải là bạn của con, hiểu các con thì nói chúng nó mới nghe”.
Mặc dù bận rộn con cái, nhưng chị Hiền luôn cố gắng hoàn thành công việc của viện. Có những hôm công việc chưa xong, chị phải ở lại thêm giờ để làm nốt. Chị bảo: “Làm trong ngành y, cần phải có cái tâm mới làm tốt được”. Nhiều lần gặp bệnh nhân khám bệnh không có tiền, chẳng quen biết, chẳng họ hàng, chị bỏ tiền túi cho người ta, rồi đem cả thức ăn của nhà vào viện biếu bệnh nhân. Làm việc tốt không mong người ta trả ơn. Nhưng cái tâm, cái công sức của chị đã được bạn bè đồng nghiệp, cơ quan ghi nhận. Hiện chị Hiền đã được cơ quan tạo điều kiện học Đại học, chị vui lắm…
Hạnh Quỳnh
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google