Cùng tìm hiểu Làng bánh tráng Phú Châu, chi tiết bài viết:
Bánh tráng là món ăn, vừa là nguyên liệu, phụ liệu để chế biến món ăn của người Quảng Ngãi, từ bữa cơm đến tiệc, giỗ, giao đãi bạn bè; từ quán nhỏ đến nhà hàng sang trọng…
Làng bánh tráng Phú Châu
Địa chỉ : Làng Phú Châu Thành Phố Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
Bánh tráng vừa là món ăn, vừa là nguyên liệu, phụ liệu để chế biến món ăn của người Quảng Ngãi, từ bữa cơm bình dân đạm bạc đến các tiệc cưới, giỗ chạp, giao đãi bạn bè; từ các quán nhỏ đến những nhà hàng sang trọng… Dĩa bánh tráng cuốn dành riêng cho mỗi người điểm tâm buổi sáng; kẹp bánh tráng đập (bánh rập, bánh ướt ráo) thì nhiều người cùng ăn vào nửa buổi sáng hoặc xế buổi trưa.
Bánh tráng mỏng dùng gói ram bắp bình dân, ram cuốn nhân thịt, nhân tôm trong tiệc cưới, trong ngày giỗ; cuốn thịt cá, rau tươi trong các nhà hàng. Bánh tráng dày, có khi rắc ít mè, nướng phồng xúc ruột hến xào hành, cá thài bai chiên trứng hoặc cho vào tô bún, tô cháo lòng cho thêm ngon miệng. Đem bánh tráng nướng phồng nhúng qua nước lã cho dịu rồi cuốn đọt rau muống chấm với mắm kho hoặc cuốn cá chuồn hấp là món ăn rất khoái khẩu của người bình dân Quảng Ngãi.
Đặc biệt, trong mâm cổ cúng gia tiên Ở khắp mọi miền quê Quảng Ngãi bao giờ cũng có những chiếc bánh tráng tròn trịa, nướng phồng xinh xắn gác lên trên. Khi đem mâm cỗ xuống bàn mời nhau hưởng lộc ông bà, sau ly rượu nhỏ, bao giờ gia chủ cũng bẻ bánh tráng mời khách trước khi dùng các món khác và xem đây là một nghi thức bắt buộc.
Người Quảng Ngãi quan niệm rằng bánh tráng được tinh chế từ hạt gạo – hạt ngọc của đất, lại có hình tròn là biểu tượng của trời, nên là một vật phẩm quý giá của nhân gian. âu đó cũng là một triết lý thô sơ, thuần phát của một vùng cư dân nông nghiệp, nhưng mang đậm ý nghĩa nhân văn, thật đáng trân trọng, giữ gìn…
Bánh tráng được làm ra ở Phú Châu cũng chẳng có gì khác so với các vùng khác Ở Quảng Ngãi. Vẫn là một chiếc lò đắp đất hoặc xây bằng gạch; chất đốt thì tận dụng bã trấu. “Bộ đồ nghề” là chiếc nồi đồng bảy, cối xay đá để xay gạo thành bột lỏng, thêm vài chiếc xoong đựng bột, chiếc gáo tráng bột, đôi đũa mỏng vớt bánh tráng và những phên liếp bằng tre đan thưa để phơi bánh tráng ngoài ánh nắng trời.
Người thợ chính ngồi bên lò, chuyển bột (còn đặc) từ xoong lớn sang một chiếc chậu hoặc xoong nhỏ, châm thêm nước lã cho vừa rồi dùng một chiếc gáo nhỏ đưa một ít bột nhuyễn lên mặt vải nồi hơi. Lại dùng trôn chiếc gáo quây đều thành hình tròn chiếc bánh, xong đậy vung lại cho bánh chín. Trong khi đợi bánh chín thì quay sang làm bột, cho thêm chất đốt (trấu) vào lò. Bánh chín, người thợ cất nắp vung, dùng một đôi que tre mỏng lồng phía dưới chiếc bánh ướt, gấp đôi lại, đưa ra liếp rồi lật chiếc bánh trở về hình tròn nguyên vẹn.
Bánh tráng làm ra có thể bán tại lò, bỏ mối cho các quán ăn, nhà hàng; bán một đôi chục cho các cụ bà bán quán nhỏ hoặc đem ra chợ bán. Ngày giỗ, ngày tết hay khi có lễ cưới, tặng quà người thân, sui gia, người ta lại đến tận lò mà “đặt hàng” cho vừa ý. Vì thế, ở Quảng Ngãi, bánh tráng là món hàng thủ công không bao giờ ế. Thậm chí với những người mới tập nghề, những mẻ bánh đầu tiên không đều, không đẹp thì để lại mà dùng trong gia đình, chẳng mất mát đi đâu. Và nghề làm bánh tráng trở thành “nghề xóa đói giảm nghèo” Ở Phú Châu là vì vậy.
Sưu tầm
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập:
- mua tài khoản zoom không giới hạn
- mua discord nitro tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- hướng dẫn tài liệu kinh doanh
- Minecraft optifine là gì
Nguồn:
- Huondan365 – oao.vn – google