Cùng tìm hiểu Ngăn dịch tai xanh, làm sao cứu heo sạch?, chi tiết bài viết:
Thôn Giao Tất là nơi đầu tiên trong xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm (Hà Nội) bùng phát dịch tai xanh. Chỉ hai ngày sau khi phát hiện, đã có hơn 160 con phát bệnh.
Chính quyền địa phương buộc phải tiêu hủy ngay. Hiện thôn Giao Tất còn 34 con mang bệnh, nằm trong danh sách tiêu hủy.
Ở vùng dịch, chốt thú y được lập trên các con đường vào xã, thôn nhưng người dân cho biết vào lúc sáng sớm họ vẫn thấy có người vận chuyển heo. Tại chốt kiểm dịch tạm thời ở đầu xã Lệ Chi, những người gác chốt cho biết tối 26-4 họ phát hiện có người vận chuyển heo qua xã nhưng không thể đuổi bắt do phương tiện truy đuổi chỉ là… xe đạp.
Trong vùng dịch, những hộ may mắn còn heo khỏe mạnh cũng trong tình trạng ăn không ngon ngủ không yên. Gia đình ông Đào Trọng Long (thôn Giao Tất, xã Kim Sơn) đã “nín thở” cả chục ngày nay, làm mọi biện pháp để ngăn dịch. Nhà ông có tám con heo 70-80 kg hiện vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, ông muốn xuất chuồng cũng không được bởi chính quyền địa phương đang cấm mọi hình thức vận chuyển, giết mổ.
Ở Giao Tất, mọi nẻo đường cho tới ngõ vào các gia đình chăn nuôi đều phun thuốc khử trùng, rắc vôi nhưng tình hình dịch bệnh vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Trưởng thôn Thể phân trần: “Mầm mống gây bệnh tai xanh ở địa phương được cho là heo ở các nơi chết trôi theo sông, dạt vào mương đầu thôn. Mặt khác, trong thôn có tới bảy hộ hành nghề giết mổ nên đây cũng là nguyên nhân lây lan dịch”. Tại xã Lệ Chi, tình hình dịch bệnh cũng khá gay go. Ngày 24-4, xã phát hiện gần 330 con heo bệnh, đã tiêu hủy 280 con.
Anh Nguyễn Văn Lưu, người được coi là nuôi nhiều heo nhất xã Lệ Chi, đang trong tình trạng đứng ngồi không yên. Dù đàn heo 120 con của gia đình anh vẫn khỏe mạnh nhưng anh vẫn rất hoang mang: “Cả gia đình tôi chỉ có hai vợ chồng được phép đến khu chăn nuôi heo. Tuy nhiên, có đoàn kiểm tra xuống “tham quan” nhưng lại không mặc đồ phòng chống dịch khiến tôi lo lắng. Bệnh có khi cũng lây lan qua những con đường rất đơn giản, ví như việc hàng xóm sang xem heo nhà mình bệnh thế nào”.
Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp hết sức thực tiễn trong chống dịch. Cần phân định rõ mức độ và giải pháp giữa vùng có dịch và vùng dịch phổ biến được công bố dịch.
Phải kiên quyết xử lý môi trường, ngăn chặn di chuyển và tiêu hủy heo bệnh nhưng với heo sạch, cần có giải pháp tiêu thụ để tránh thiệt hại không cần thiết cho nông dân lẫn ngân sách nhà nước.
Báo cáo ngày 27-4 của Cục Thú y cho thấy dịch tai xanh vừa xảy ra tại tỉnh Nam Định, ở hai xã Trực Đại và Trực Phú, huyện Trực Ninh từ ngày 22 và 26-4. Tổng số heo mắc bệnh ở hai xã là 186 con, bảy con chết. Hiện cả nước có chín tỉnh là Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam và Nam Định có dịch tai xanh. Khi chúng tôi về xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm (Hà Nội), khắp khu bày bán thịt heo vắng lạnh. Ở 3/5 xã có dịch (tính đến ngày 26-4 – PV) của huyện Gia Lâm, tất cả khu chợ trung tâm đều vắng bóng thịt heo cả tuần nay do chính quyền địa phương đang thắt chặt kiểm soát dịch bệnh. |
VŨ TRẦN
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google