Cùng tìm hiểu Ngày nào con cái chúng ta cũng tiếp xúc với thực phẩm độc hại, chi tiết bài viết:
Cổng các trường học trên địa bàn Hà Nội từ lâu nay đã trở thành những chợ cóc nhỏ cung cấp thực phẩm cho học sinh. Đa số thực phẩm ở đây đều được chế biến và bảo quản rất bẩn.
Dạo quanh một vòng các cổng trường học trên địa bàn Hà Nội, cảnh tượng quen thuộc vào đầu giờ sang khi học sinh tới trường và cuối giờ chiều khi các em tan học là hàng loạt các loại hàng quán bán rong bày la liệt. Các đồ ăn thức uống khá đa dạng như nem chua rán, bánh khoai, xúc xích rán, kem 7 màu, thịt bò khô và các loại bánh kẹo có màu sắc sặc sỡ…
Hàng quán bán đồ ăn vặt la liệt trước cổng trường tiểu học Thái Thịnh.
Theo quan sát của phóng viên, hầu hết các loại thực phẩm này đều không có hạn sử dụng, hay nguồn gốc xuất xứ, tuy nhiên lại rất “hút” khách.
Chị Hoài, một chủ hàng trước cổng trường tiểu học Thái Thịnh (quận Đống Đa) cho biết, các mặt hàng khoai tây chiên, kẹo mút, thịt bò khô đóng gói nhỏ của Trung Quốc là bán chạy nhất. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất thích các loại ô mai, thịt bò khô đóng thành các gói nhỏ.
Trong khi đó, với các em lớn hơn thì nem chua rán và xúc xích lại là những món “khoái khẩu”. Món đồ đắt nhất của quầy hàng này là xúc xích rán có giá 8.000 đồng/chiếc, nem chua rán 2.000 đồng/chiếc. “Những ngày trời se lạnh thế này, quán của tôi bán khoảng 500 – 700 chiếc nem chua rán, xúc xích thì ít hơn vì giá mua vào cũng đắt hơn”, chị Hoài nói.
Khi được hỏi về “mối” lấy hàng xúc xích và nem chua, chị Hoài lảng nhanh sang chuyện khác trước khi khẳng định chắc nịch: “Hàng đảm bảo chất lượng, cô cứ yên tâm. Chưa học sinh nào ăn đồ ăn của tôi mà lại đau bụng hay bị làm sao cả”.
Người bán hàng dùng tay bốc và thả đồ ăn vào chảo rán đầy mỡ đã cáu bẩn.
Theo cách khẳng định của chị Hoài, “hàng đảm bảo chất lượng” nhưng lại được bọc gói trong những chiếc nilon cũ, không có nhãn mác. Khi đồ ăn trên bàn vơi đi, chị lại dùng tay bẻ những mảng nem chua rán thành từng miếng rời, thả tõm vào chiếc chảo rán cáu cạnh đang được đổ đầy dầu mỡ đen đặc.
Tất cả các loại thức ăn ở đây đều được chế biến tại chỗ, bất chấp bụi bẩn ngoài trời, người chế biến không hề đeo găng tay hay bất kỳ dụng cụ vệ sinh nào khác… Thậm chí để tận dụng diện tích, nhiều hàng quán còn bày bán đồ ăn ngay sát cống, rãnh nước thải hay nơi tập kết rác.
Đặc biệt, món khoái khẩu nem chua và xúc xích thường được các em học sinh ăn kèm với tương ớt, tuy nhiên, loại “tương ớt hảo hạng” ở đây cũng hoàn toàn vô danh và nổi bật màu đỏ tươi. Mỗi khi có khách tới ăn, những người bán hàng lại nhanh tay múc từ chiếc can lớn để ở góc bàn, đổ vào những chiếc cốc nhựa cho các bé chấm.
Không chỉ “hút” khách đối với các em nhỏ, nhiều bậc phụ huynh cũng vô tư mua đồ ăn cho con và cho cả chính mình mà không hề lo lắng về chất lượng thực phẩm.
Chị Nguyễn Hà Thu, một phụ huynh học sinh trước cổng trường Tiểu học Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) cho biết: “Nhiều hôm cả nhà dậy muộn, không có thời gian nấu nướng tại nhà, tôi đưa con đến trường và mua tạm đồ ăn trước cổng trường cho cháu ăn. Hôm thì bánh mỳ, xúc xích, hôm lại tranh thủ ăn bát phở hoặc thịt xiên nướng, bánh bao… Chưa khi nào tôi thấy cháu kêu đau bụng vì đồ ăn này cả”.
Cũng giống như chị Thu, anh Hải cũng thường xuyên đưa đón con đi học tại trường Tiểu học Thái Thịnh: “Cháu nhà tôi mới học lớp 2, nhưng khi đưa đi học hay đón về, cháu đều xin mua đồ ăn này, đồ ăn kia trước cổng trường thì mới chịu. Nhiều hôm đói quá, chính tôi cũng vào mua một vài chiếc nem chua, xúc xích hoặc cốc nước ngọt uống tạm. Đôi khi cũng giật mình vì thấy họ làm bẩn quá, nhưng bây giờ ăn gì chả thế, đồ ăn vỉa hè thì không thể yêu cầu cao được”.
Tương ớt có màu đỏ au, không nhãn mác.
Trái với các ý kiến trên, bác Nam, bảo vệ trường tiểu học Thái Thịnh lại lên tiếng phản đối kịch liệt: “Tôi thấy các chị bán hàng ấy làm đồ ăn bẩn lắm. Không chỉ đồ ăn bẩn mà còn làm bẩn cảnh quan, môi trường trước các cổng trường học. Nhiều lần đội trật tự, cảnh sát đã đến dẹp rồi nhưng đâu lại vào đó. Đó là chưa kể việc các em đổ xô ra mua hàng, thậm chí đứng tràn xuống cả lòng đường để ăn uống, rất nguy hiểm”.
Theo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội, qua kiểm tra tại các cổng trường tiểu học, THCS ở 5 quận đã cho kết quả: 100% mặt hàng đồ ăn kinh doanh trên xe đạp, xe đẩy hoặc quang gánh đều không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đa số các loại thức ăn này đều chế biến từ nguyên liệu nguồn gốc không rõ ràng, không đủ nước sạch khi chế biến, điều kiện vệ sinh cơ sở và vệ sinh cá nhân.
Trước tình hình tràn lan các loại thực phẩm ‘bẩn” trước cổng trường học, phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: “Vấn đề dinh dưỡng học đường rất cần được cả xã hội nhìn nhận và quan tâm đặc biệt. Những thực phẩm dinh dưỡng bảo đảm vệ sinh, cung cấp đầy đủ chất lượng mới tạo ra những cơ thể khỏe mạnh về cả trí tuệ và thể chất. Chính sự thờ ơ, chấp nhận sống chung với thực phẩm bẩn của người dân là nguyên nhân khiến cho sự mất an toàn vệ sinh của thức ăn đường phố tồn tại và kéo dài”.
Nhiều bậc phụ huynh vô tư mua xúc xích, nem chua rán cho con trước cổng trường.
Bé trai nhất quyết đòi bố mua cho gói thịt hổ “Tàu”
Thịt bò khô đóng gói trong các túi nilon nhỏ, không nguồn gốc, hạn sử dụng.
Quán bán rong đắt khách trước cổng trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Đồ ăn được “phơi” trên vỉa hè, chủ yếu là xúc xích, nem chua rán.
“Trang thiết bị” chế biến và đựng đồ ăn vô cùng “bẩn”.
Mọi việc như chế biến, đưa thức ăn cho khách đều được làm bằng tay, rất mất vệ sinh. Trong ảnh, người bán hàng dùng tay bốc đá cho vào cốc nước bán cho các em học sinh.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- elsa pro trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google