Cùng tìm hiểu Ngủ mơ thường xuyên có phải là bệnh lý?, chi tiết bài viết:
Bạn có thắc mắc chưa biết hỏi ai, hãy gọi cho chúng tôi để được giải đáp những lo lắng về sức khỏe mà bạn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Nội dung buổi tư vấn của BS Lan Hương với bạn đọc AloBacsi:
– Lại Tiến Phát – [email protected]
Thưa BS Lan Hương,
Con ngủ lúc nào cũng mơ, nội dung không nặng nhọc, không cố
định, nhưng lúc dậy rất mệt. Con cũng có cảm giác ngực hơi nặng lúc ngủ trưa
(ngay sau khi ăn), nhưng không khó thở, chỉ giảm tạm thời khi nằm nghiêng, và
phải ngồi hẳn dậy mới hết. Mong BS tư vấn giùm con ạ. Con cảm ơn BS nhiều.
BS
Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương
Chào em,
Nằm ngủ
hay khi vừa ăn no gây nặng ngực là biểu hiện rất bình thường, đó là do dạ dày
đang căng đẩy cơ hoành (cơ ngăn giữa ổ bụng và lồng ngực) lên cao, khi nằm
nghiêng thì dạ dày đổ về bên mạn sườn nên có giảm khó chịu phần nào.
Vì thế, BS
vẫn thường khuyên không nên nằm hay vận động gắng sức ngay khi vừa mới ăn no.
Những giấc ngủ chưa được sâu khiến em cảm thấy mệt khi thức dậy nếu do em
thường hay bị lo âu, trầm cảm thì cần phải khám BS để điều trị bệnh này thì mới
có thể cải thiện.
Trường hợp
rối loạn giấc ngủ chỉ mới xảy ra gần đây và không kèm bất kỳ triệu chứng gì
khác, nhiều khả năng là do những nguyên nhân thường gặp sau:
Ngủ ngày
nhiều, xem tivi/đọc sách/vận động trí óc nhiều trước khi ngủ, ăn no trước khi
ngủ, uống cà phê, trà, rượu bia trước khi ngủ, không gian ngủ không thoáng đãng
gây khó chịu, lo lắng trong ngày…thì khi đó, em chỉ cần cải thiện những điều
trên là có thể điều hòa giấc ngủ lại như trước đây, em nhé.
– Phạm Thị Phương Thảo – [email protected]
Thưa BS
Lan Hương,
Cách đây 3
ngày em thấy mình bị sốt rất nhiều và run cầm cập nên đi BV khám, BS làm xét
nghiệm máu và nước tiểu rồi chẩn đoán em bị nhiễm trùng niệu. BS cho em 4 loại
thuốc như sau: Trimoxtal, Domitazal, No-Spa, Alphachymotrypsin, BS dặn đi tiểu
sẽ ra màu xanh do tác dụng thuốc sát trùng.
Em uống
1,5 ngày thì thấy sốt giảm nhưng cũng chưa hết hẳn. Em thắc mắc là 1,5 ngày đầu
em uống thuốc thì đi tiểu màu xanh, nhưng hôm nay em cũng thuốc lại không thấy
nước tiểu màu xanh, như vậy có sao không BS?
Em lên
mạng xem thì thấy ghi nếu có triệu chứng đau lưng và 1 bên hông phía dưới bụng,
buồn nôn là bị viêm thận mạn. Mà em thì đang có những triệu chứng này nên em
rất lo, mong nhận được sự tư vấn từ BS. Chân thành cảm ơn.
BS
Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương
Chào em,
Thuốc lọc đường niệu làm nước tiểu có màu xanh là Domitazal, nếu lượng
nước tiểu được bài tiết nhiều có thể làm pha loãng màu xanh do thành phần
Methylen blue có trong thuốc Domitazal.
Vào ngày thứ 2 dùng thuốc, em không thấy nước tiểu có màu xanh nữa có
thể do nguyên nhân kể trên, hoặc là do chất lượng của thuốc. Các triệu chứng
đau thắt lưng lan ra vùng bụng trước xuống dưới kèm buồn nôn không phải là
triệu chứng đặc hiệu của viêm thận mạn, mà có thể gặp trong sỏi niệu quản, viêm
đài bể thận cấp (nhiễm trùng tiểu trên)…
Viêm thận mạn là bệnh lý tổn thương thận mạn tính không hồi phục,
thường bệnh lý phải tiến triển trong nhiều tháng, tối thiểu là 3 tháng. Chẩn
đoán viêm thận mạn không chỉ dựa vào triệu chứng, mà cần vào các xét nghiệm
nước tiểu, máu, siêu âm…
Do đó, hiện giờ tôi nghĩ các triệu chứng của em là do nhiễm trùng tiểu,
em nên tuân thủ điều trị của BS và tái khám theo hẹn để kiểm tra xem bệnh là đã
lành hẳn chưa.,
Hỏi tiếp BS Lan Hương
– Phạm Thị Phương
Thảo – [email protected]
Chào bác sĩ,
Em đã nhận được email của BS, em rất chân thành cảm ơn những
lời khuyên của BS.
Hiện tại, các triệu chứng mà em hỏi đã hết. Nhưng lại chuyển
sang 1 vấn đề bệnh lý khác.
Sau khi em hết các triệu chứng nhiễm trùng tiểu thì em có
cảm giác ngứa và rát vùng hậu môn, sau đó vài ngày em lại bị ngứa và rát ở vùng
kín, em rất lo vì không biết mình bị bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu? Rất mong nhận
được sự tư vấn từ BS. Cảm ơn BS.
BS
Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương
Chào em,
Triệu
chứng ngứa và rát quanh khu vực hậu môn – âm hộ (vùng kín) nhiều khả năng là do
em bị nhiễm nấm, thường gặp sau một đợt dùng kháng sinh mạnh và cũng có thể
liên quan đến thói quen vệ sinh hằng ngày của em.
Nếu em
không có xuất hiện huyết trắng hôi, tanh thì em chỉ cần mua những sản phẩm vệ
sinh phụ nữ, như Bovidine phụ khoa, Crevil, Lactacyd…rửa bên ngoài cửa mình
và hậu môn 3 lần một ngày (trong đó có sáng sau khi thức dậy và tối trước khi
đi ngủ), dùng khăn ẩm thấm khô nước sau mỗi lần vệ sinh.
Nếu sau
3-5 ngày triệu chứng vẫn còn hay nặng dần hơn, em cần quay lại tái khám BS, em
nhé.
– Trần Nhật Linh – [email protected]
Chào bác sĩ,
Khi em vừa sinh bé thứ 2 thường hay bị táo và đi
ngoài ra máu, do thiếu kiến thức nên em không biết mình bị bệnh trĩ
để điều trị mà cứ chịu đau. Vừa rồi em đi cắt trĩ, nhưng sau khi cắt
xong em vẫn thấy đau và đi ngoài ra máu.
Một tuần nay em thấy hậu môn như bị sưng ở bên trong,
đi cầu rất đau. Em đã dùng cả viên thuốc đặt hậu môn lẫn thuốc giảm
đau nhưng đều không hiệu quả.
Bậy giờ em không biết nên làm thế nào và uống thuốc
gì nữa. Em cũng chẳng biết nên hỏi ai và đi khám ở đâu nữa. Bé nhà
em đã được hơn một tuổi. BS giúp em với. Cảm ơn BS rất
nhiều.
BS
Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương
Chào em,
Với tình
trạng hiện nay, nhiều khả năng bệnh trĩ của em đã trở nặng, có biểu hiện viêm
nhiễm, không còn đáp ứng với điều trị thuốc thông thường. Tuy nhiên, mọi chuyện
vẫn còn có cách giải quyết.
Phương
pháp mổ trĩ mới là phẫu thuật cắt trĩ bằng máy theo phương pháp Longo là phương
pháp mổ trĩ tiên tiến nhất hiện nay, thời gian mổ ngăn, bệnh nhân ít đau, ít
chảy máu, không có vết cắt ở hậu môn, giữ được sinh lý bình thường, chỉ tức nhẹ
vùng hậu môn sau mổ một ngày.
Do đó, em
cần đến khám tại BV có chuyên khoa ngoại tổng quát, để BS đánh giá bệnh tình
của em và cùng em chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất, nếu em có quyết định
mổ cắt trĩ thì cũng cần uống thuốc để giảm viêm, giảm đau và có thể có cả kháng
sinh để ổn định trước mổ.
– nguyen thi thu thao – [email protected]
Thưa bác sĩ,
Ngay lỗ tai chỗ đeo đôi bông của em bị chảy nước, ra máu
hoài, như vậy là bị gì ạ BS? Em cảm ơn BS.
BS
Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương
Chào em,
Vị trí đó
đang có biểu hiện viêm nhiễm, em cần tháo bông tai ra và đến khám tại cơ sở y
tế để được xử trí thích hợp, sau đó BS sẽ cho em thuốc uống (giảm viêm, kháng sinh,
giảm đau) trong vài ngày.
Thân ái.
– Nguyễn Thị Thủy – [email protected]
Thưa BS Lan Hương,
Chó nhà em bị ốm không chịu ăn, bố em mua thuốc về tiêm. Sau
khi tiêm cho nó xong thì vô tình bị kim đâm vào đầu ngón tay và bị chảy máu. Bố
em đã rửa tay bằng xà phòng. Vậy BS làm ơn cho em hỏi bố em có cần đi tiêm
huyết thanh chống bệnh dại luôn không? Hay là nhà em cần lấy nước dãi của chó
đi xét nghiệm có bị dại không nếu có bị thì sau đó mới đi tiêm?
Em nghe người ta nói nếu bị nhiễm virus chó dại thì dùng quả
(hạt) cây thuốc lào đắp lên là khỏi có đúng không? Em xin trân trọng cảm ơn.
BS
Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương
Chào em,
Bệnh dại
thường được lây sang người qua vết cắn của động vật nhiễm siêu vi gây bệnh
dại. Trường hợp của bố em nếu vết đâm kim không bị con chó trên liếm vào thì
không cần tiêm huyết thanh kháng dại.
Tuy nhiên
nếu chó có nguy cơ cao bị bệnh dại (như tiếp xúc với chó hoang bên ngoài và
chưa từng được tiêm ngừa) thì ba em nên tiêm vắc-xin ngừa dại sớm, tiêm đủ phác
đồ 5 mũi có thời gian bảo vệ đến 5 năm.
Thông tin
dùng quả (hạt) cây thuốc lào đắp lên vết thương sẽ tiêu diệt được virus dại là
không có bằng chứng khoa học, ngược lại còn làm chậm trễ thời gian xử trí và
gây viêm nhiễm vết thương, em nhé.
– Bùi Thị Hậu – [email protected]
Xin chào bác sĩ,
Tôi 43 tuổi, gần đây tôi đau lưng thường xuyên, trước đây
cũng bị nhưng không thường xuyên, đi khám siêu âm BS chẩn đoán là dãn thận
trái, và kê đơn thuốc về uống. BS cho tôi hỏi chứng dãn thận trái của tôi có
nguy hiểm không? Và chữa trị thế nào là tốt nhất ạ? Cảm ơn BS.
BS
Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương
Chào bạn,
“Dãn thận trái” là một cách diễn đạt dễ hiểu
cho người bệnh, còn thuật ngữ y khoa là tình trạng thận ứ nước và dãn đài bể
thận, thường nhất là do sỏi. Trường hợp sỏi lớn, gây biến chứng thì sẽ cần đến
ngoại khoa để mổ hay tán sỏi trong/ngoài cơ thể.
Trường hợp
sỏi nhỏ thì BS sẽ kê thuốc tan sỏi và theo dõi định kỳ. Sỏi thận làm tăng nguy
cơ nhiễm trùng tiểu, gây thận ứ nước, dãn bể thận niệu quản, nếu thận ứ nước
nặng dần sẽ dẫn đến suy thận, cần phải chạy thận nhân tạo…
Việc chữa
trị quan trọng là uống nhiều nước, tối thiểu 2.5 lít nước/ngày và tuân thủ điều
trị của BS, tái khám theo hẹn. Tuy nhiên, thận ứ nước không phải là nguyên nhân
gây đau lưng, nhiều khả năng là bạn có thoái hóa cột sống thắt lưng kèm theo.
– thuy – [email protected]
Chào bác sĩ,
Cháu làm nhân viên kinh doanh, công việc văn phòng là chủ
yếu. Thời gian gần đây hay có cảm giác đau đầu râm ran vào buổi sáng hay cuối
ngày, sau đó là chóng mặt, ù tai, tay chân có cảm giác tê.
Có 2 lần bị xỉu, tay chân không có cảm giác gì, nhưng tỉnh
lại rất nhanh trong vòng 1 phút thôi. Vậy cháu bị bệnh gì? Nên khám ở đâu ạ?
Nhờ BS tư vấn giúp. Cháu cảm
ơn.
BS
Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương
Chào em,
Trong các
triệu chứng của em, triệu chứng quan trọng và nguy hiểm nhất chính là ngất
(xỉu). Ngất có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau, thường gặp nhất ở người
nữ trẻ có biểu hiện yếu mệt gần đây là do tụt huyết áp, hạ đường huyết…
Tuy nhiên,
để biết chính xác em đang có rối loạn gì, nguyên nhân do đâu để mà có hướng xử
trí thích hợp, em cần phải đến khám trực tiếp BS, có thể tại phòng khám tổng
quát, hay phòng khám chuyên khoa Nội thần kinh đều được, ở bất kỳ cơ sở y tế đa
khoa uy tín nào, ưu tiên đi đúng theo tuyến bảo hiểm y tế em đăng ký, em nhé.
– Huỳnh thanh liêm – [email protected]
Thân chào bác sĩ,
Sáng em ngủ dậy thì gặp tình trạng đa
Tham khảo các bài hay sau: Nguồn:Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng: