Cùng tìm hiểu Nguy cơ Bảo Việt đấu tiếp lần hai, chi tiết bài viết:
Càng đến ngày nộp tiền, giá Bảo Việt càng rớt sâu, số người đấu trúng có xu hướng bỏ cọc ngày càng nhiều…
Nguy cơ Bảo Việt phải đấu giá lại lần 2 là rất lớn – Ảnh: Việt Tuấn.
Càng đến ngày nộp tiền, giá Bảo Việt càng rớt sâu, số người đấu trúng có xu hướng bỏ cọc ngày càng nhiều, dẫn đến nguy cơ Bảo Việt phải đấu tiếp số lượng chứng khoán bỏ cọc.
Đã đến lúc phải cắt lỗ?
Theo thông tin từ một số công ty chứng khoán, hiện cổ phiếu Bảo Việt đang được giao dịch với mức giá khoảng 68.000-70.000 đồng/cổ phiếu và giao dịch chuyển nhượng rất khó thành công do cầu khá thấp.
Một nhà đầu tư tại Công ty Chứng khoán Seabank cho biết đã rao bán 6.000 cổ phiếu Bảo Việt chấp nhận lỗ vài giá do lo sợ giá sẽ tiếp tục giảm nhưng vẫn không tìm thấy người mua.
Còn nhớ chiều 30/5, sau khi có kết quả đấu giá, quyền mua suất đấu trúng được các chuyên gia “lướt sóng” và các loại “cò” chào với giá khởi điểm 82.000 đồng/cổ phiếu. Mấy ngày hôm sau liên tiếp trên các sàn chứng khoán nhộn nhịp giao bán suất đấu trúng Bảo Việt với giá từ 80.000-77.000 đồng/cổ phiếu, nhưng giá có thế giao dịch được khả thi nhất là 75.500-76.000 đồng/cổ phiếu.
Khoảng một tuần gần đây, các mức giá mới liên tiếp được xác lập theo chiều hướng giảm và càng đến ngày nộp tiền, xu hướng giảm càng mạnh.
Ở một diễn biến khác đáng chú ý, ngày 26/6/2007 tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 10 triệu cổ phiếu theo lộ trình tăng vốn của Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) giá khởi điểm 50.000 đồng/cổ phiếu.
Lĩnh vực kinh doanh chính của PVI là bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm cả tái bảo hiểm. PVI hiện chiếm 18,3% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ đứng thứ ba trên thị trường, xét về tốc độ tăng trưởng, PVI cao hơn nhiều so với Bảo Việt, nên cũng không loại trừ khả năng luồng tiền đấu Bảo Việt sẽ chuyển sang PVI.
Đa số nhà đầu tư cá nhân thường hay sử dụng phương pháp định giá P/E để tham khảo đánh giá cổ phiếu là đắt hay rẻ, nếu giá Bảo Việt hiện nay là 69.000 đồng/cổ phiếu thì P/E vào khoảng 89,54 lần (lấy EPS ước tính năm 2007 là 770,59 đồng/cổ phiếu). Cho thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Bảo Việt không cao, dù có là công ty tốt thì mức P/E cao đến 80-90 lần đối với một nhà đầu tư nghiêm túc thì khó có thể chấp nhận.
Giả sử năm 2007-2008 kết quả kinh doanh của Bảo Việt có mức tăng trưởng tốt, đột biến khoảng 35-40% thì mức giá này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, Bảo Việt khi tính đến các lợi thế so sánh và trong bối cảnh môi trường cạnh trạnh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, nhất là khi Việt Nam mở cửa thị trường bảo hiểm bắt đầu từ 1/1/2008 theo lộ trình thì “đại gia” cũng chỉ có thế tăng trưởng khoảng 18%-20%.
Vậy mức giá hiện đang giao dịch 68.000-70.000 đồng/cổ phiếu chỉ là mức giá niềm tin và là tiềm năng trong tương lai của Bảo Việt.
Nhiều cách mua rẻ
Nhìn bao quát các đợt IPO thời gian qua, phần lớn các nhà đầu tư trong nước đều có chiến lược mua bán đầu tư ngắn hạn. Cứ mỗi đợi IPO mặc dù một số nhà đầu tư không có tiền, nhưng vẫn đăng ký đấu giá và chỉ cần vay “nóng” đâu đó sao cho đủ tiền đặt cọc.
Dù đăng ký đấu uỷ thác qua công ty chứng khoán hay đấu trực tiếp, sau khi có kết quả nếu chênh vài giá là xuất hiện xu hướng “ủn” đi ngay thu lãi chênh lệch.
Gần đây, các công ty chứng khoán nhận uỷ thác liên tiếp đưa ra các chính sách cạnh tranh cho khách hàng vay mua tới 40-50% tổng giá trị đấu thành công. Nhiều nhà đầu tư ngắn hạn cũng đã tính đến phương án nếu đấu, song bán ra không được thì cố “ôm” vào vì cũng được vay gần 50% tổng giá trị.
Bảo Việt tiến hành IPO trong bối cảnh tình hình thị trường niêm yết và OTC chững lại nên đấu xong giá không bị đẩy lên, mà có dấu hiệu sụt giảm.
Mới đây lại có thêm tin Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về khống chế dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng dưới 3%/tổng dư nợ. Hầu hết các ngân hàng tham gia cho vay đầu tư chứng khoán đều đã vượt tỉ lệ này, thậm chí rất xa.
Ngay khi có tin thì một số công ty chứng khoán đã ngừng cho vay mua chứng khoán, trong đó có cổ phiếu Bảo Việt, áp lực bán với nhà đầu tư cá nhân rất lớn. nhà đầu tư không được vay muốn bán ngay và người vay được lo ngại bị ảnh hưởng cũng muốn bán càng góp phần tiếp sức cho giá Bảo Việt đi xuống.
Với nguy cơ bỏ cọc lớn, không loại trừ khả năng Bảo Việt sẽ phải đấu giá lần hai để bán nốt số cổ phần ế. Theo dự đoán, số lượng bỏ cọc của nhà đầu tư là rất lớn vì nếu bỏ giá từ 78.000 đồng/cổ phiếu trở lên sẽ rất dễ “bỏ cọc chạy lấy người”.
Giả sử nhà đầu tư nào muốn thật sự đầu tư vào Bảo Việt nếu bỏ giá 80.000 đồng/cổ phiếu thì nếu bỏ cọc vẫn có thể mua lại ngoài thị trường tự do với giá rẻ hơn nhiều. Trên cơ sở theo dõi diễn biến đấu giá cho thấy, số lượng bỏ giá từ 78.000 đồng/cổ phiếu trở lên chiếm tới trên 20%. Vậy liệu trong số này có ai chấp nhận bỏ tiền ra mua, trong khi thị trường tự do đang giao dịch có 68.000-70.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng chưa phải là mức giá cuối cùng.
Hai đợt IPO lớn của Đạm Phú Mỹ và Bảo Việt vừa qua đã đặt ra tiền lệ tốt cho các đợt IPO lớn tiếp theo khi giá không bị đẩy lên quá cao, giúp cho các nhà đầu tư có ý định đầu tư thực sự mua được cổ phiếu tốt ở giá hợp lý, phần nào giúp cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định bền vững.
Các sản phẩm số CỰC HOT giải trí, học tập tham khảo ngay cho nóng:
- Spotify Premium trọn đời
- bán tài khoản tradingview tại oao.vn
- chặn quảng cáo youtube trên tivi điện thoại, các loại
- Đăng ký zoom giá rẻ
Tham khảo các bài hay sau:
- cách tạo trend trên mạng xã hội
- chỉ số sức mạnh dragon ball
- xén lông cừu là gì
Nguồn:
- https://huongdan365.com/ – oao.vn – google